Phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu tăng hơn 2USD/thùng sau khi số liệu mới nhất cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm mạnh hơn so với kỳ vọng, tuy nhiên đà tăng của giá dầu bị hạn chế bởi những cơn bão tuyết dự kiến sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đi lại tại Mỹ.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 2/2023 tăng 2,21USD/thùng tương đương 2,76% lên 82,20USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 2,06USD/thùng tương đương 2,7% lên 78,29USD/thùng.
Dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm 5,89 triệu thùng, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong khi đó các chuyên gia ước tính mức giảm chỉ là 1,66 triệu thùng. Số liệu từ Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu thô trong tuần kết thúc ngày 16/12/2022 giảm 3,1 triệu thùng.
Nhà đầu tư trên thị trường năng lượng cũng đang chờ đợi sự rõ ràng về hệ thống đường ống Keystone, tuyến vận chuyển dầu quan trọng sang Mỹ. Dự kiến hệ thống này sẽ khởi động lại sau khi TC Energy cho biết họ đã xử lý được sự cố gây ra tràn dầu vào đầu tháng theo yêu cầu của nhà chức trách Mỹ.
Giá dầu đồng thời chịu ảnh hưởng bởi thông tin về khả năng Trung Quốc sẽ nới lỏng một số biện pháp kiểm soát COVID-19 sau khi không có ca tử vong mới nào vì COVID-19 được công bố.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga trong tháng 11/2022 tăng 17% so với cùng kỳ năm trước khi mà các doanh nghiệp lọc dầu Trung Quốc cố gắng mua gom được thêm dầu trước thềm quy định áp trần giá dầu của chính phủ các nước G7 và quy định cấm dầu của EU chính thức có hiệu lực từ ngày 5/12/2022.
Trong khi đó, Bộ Năng lượng Saudi Arabia vào ngày thứ Ba khẳng định việc OPEC+ giảm sản lượng thực ra lại là quyết định đúng đắn. Tuyên bố này được đưa ra sau khi OPEC+ cho biết nhiều khả năng sẽ vẫn giữ nguồn cung hạn chế, chuyên gia phân tích tại CMC Markets – bà Tina Teng phân tích.
Khả năng nhu cầu dầu đi xuống, nhiều khu vực lớn tại Mỹ dự kiến sẽ trải qua các đợt tuyết tệ hại nhiều khả năng sẽ khiến cho các chuyến bay bị trì hoãn và đường sá bị tắc trong mùa đi lại sôi động của năm.
Trong khi đó, xuất khẩu dầu của Nga tháng 12/2022 giảm ước tính khoảng 11%.
Xuất khẩu dầu trên biển của Nga sụt giảm mạnh trong tuần đầu tiên quy định trừng phạt của chính phủ các nước công nghiệp phát triển G7 có hiệu lực.
Một phần nguyên nhân khiến cho xuất khẩu dầu của Nga giảm chính là hoạt động tại cảng Baltic bị gián đoạn do công việc sửa chữa, ngoài ra cùng lúc đó, có quá ít các chủ tàu chấp nhân vận chuyển hàng hóa từ một khu vực càng xuất ở châu Á. Nhiều khu vực cảng khác đang nghỉ.
Các quy định trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu được áp dụng từ ngày 5/12/2022 được tính toán để chặn nguồn thu của Nga từ dầu. EU không chỉ ngừng mua dầu Nga mà còn cấm các doanh nghiệp thuộc châu lục này cung cấp các dịch vụ hàng hải, bảo hiểm cho hoạt động vận chuyển dầu Nga.
Phía Mỹ, lo ngại về những tác động từ biện pháp mới nhất, đã vận động về các biện pháp cần được áp dụng một cách nhẹ nhàng hơn, đặc biệt với dịch vụ bảo hiểm. Dịch vụ bảo hiểm này được cung cấp cho các bên mua dầu ở bất kỳ nơi nào trên toàn thế giới khi mà người mua chấp nhận trả thấp hơn 60USD/thùng để mua dầu Nga.
Tuy nhiên trong tuần đầu tiên sau khi quy định EU công bố cấm nhập khẩu dầu thô của Nga chính thức có hiệu lực, tổng khối lượng dầu xuất đi giảm ước tính 1,86 triệu thùng/ngày tương đương mức giảm 54% xuống còn 1,6 triệu thùng dầu/ngày. Khối lượng dầu giao dịch trung bình 4 tuần qua đồng thời giảm sốc xuống mức thấp của năm.
Mức xuất khẩu trung bình của 4 năm đồng thời giảm xuống mức thấp mới của năm. Khối lượng dầu vận chuyển trên biển Baltic dự kiến cũng sẽ khôi phục lại khi công việc sửa chữa hoàn tất, tuy nhiên những vấn đề ở phương Đông cũng mất nhiều thời gian mới có thể được giải quyết.
Xuất khẩu dầu trên biển của Nga sụt giảm mạnh trong tuần đầu tiên quy định trừng phạt của chính phủ các nước công nghiệp phát triển G7 có hiệu lực.
Một phần nguyên nhân khiến cho xuất khẩu dầu của Nga giảm chính là hoạt động tại cảng Baltic bị gián đoạn do công việc sửa chữa, ngoài ra cùng lúc đó, có quá ít các chủ tàu chấp nhân vận chuyển hàng hóa từ một khu vực càng xuất ở châu Á. Nhiều khu vực cảng khác đang nghỉ.
Các quy định trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu được áp dụng từ ngày 5/12/2022 được tính toán để chặn nguồn thu của Nga từ dầu. EU không chỉ ngừng mua dầu Nga mà còn cấm các doanh nghiệp thuộc châu lục này cung cấp các dịch vụ hàng hải, bảo hiểm cho hoạt động vận chuyển dầu Nga.