Thuế chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu sẽ sớm được đưa ra, cổ phiếu thép nào dự báo hưởng lợi nhất?

SSI kỳ vọng biện pháp sơ bộ đối với tôn mạ sẽ sớm được đưa ra, đặc biệt khi HRC là nguyên liệu đầu vào để sản xuất tôn mạ.

Mới đây, Hiệp hội Thép Việt nam (VSA) cùng các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Công Thương sớm giải quyết vụ AD19 điều tra về sản phẩm tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

SSI Research trong báo cáo mới đây cho biết, sau khi chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với tôn mạ (vụ AD02) vào năm 2022, tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc tăng đáng kể, chiếm hơn 60% lượng nhập khẩu tôn mạ trong năm 2023. Tôn mạ nhập khẩu hiện tại chiếm khoảng 25-30% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa và khoảng 15% tổng sản lượng sản xuất nội địa.

Thêm nữa, việc áp thuế chống bán phá giá lên thép HRC (cuộn cán nóng) nhập khẩu từ Trung Quốc (vụ AD20) sẽ có hiệu lực từ tháng 3/2025, gây áp lực lên giá HRC nội địa (nguyên liệu để sản xuất tôn mạ), làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

Dựa trên thực trạng này, VSA đã kiến nghị Bộ Công Thương đẩy nhanh quá trình điều tra và công bố mức thuế tạm thời đối với tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc/Hàn Quốc (vụ AD19) để bảo vệ ngành tôn mạ Việt Nam.

Theo SSI Reseach, thông thường, một cuộc điều tra chống bán phá giá có thể mất từ 12 đến 18 tháng để đạt được kết luận chính thức. Do AD19 bắt đầu được điều tra trong tháng 6/2024, SSI giả định kết quả chính thức sớm nhất sẽ có vào tháng 6/2025.

Tuy nhiên, từ trường hợp Bộ Công Thương ra quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc (vụ AD20) trong tuần trước, mặc dù vụ AD20 được khởi xướng vào tháng 7/2024, SSI kỳ vọng biện pháp sơ bộ đối với tôn mạ sẽ sớm được đưa ra, đặc biệt khi HRC là nguyên liệu đầu vào để sản xuất tôn mạ.

Quảng cáo

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời thường được áp dụng tại biên độ bán phá giá (trong trường hợp này là 69,23% đối với Trung Quốc và 3,41% đối với Hàn Quốc).

Trong trường hợp mức thuế tạm thời được công bố, nhóm phân tích cho rằng điều này sẽ giảm áp lực lên các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ như HSG, NKG và GDA về vấn đề cạnh tranh nội địa và hỗ trợ giá bán.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng có phần lớn doanh thu từ thị trường xuất khẩu, do đó tác động ròng đến lợi nhuận của họ cũng sẽ phụ thuộc vào tình hình thị trường nước ngoài, đặc biệt là bất kỳ thay đổi nào về thuế áp dụng tại thị trường đó. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất HRC trong nước như HPG cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp nếu việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng.

"Trong năm 2025, HPG duy trì là cổ phiếu yêu thích đối với ngành thép", SSI chỉ rõ.

Liên quan tới ngành thép, FIDT đánh giá các sản phẩm Tôn mạ màu từ Trung Quốc và Hàn Quốc, Bộ Công Thương đang đánh thuế CBPG từ 2019 và gia hạn vào tháng 10/2024 với mức thuế 5% - 34,27%. Nhưng với tình hình nhu cầu tiêu thụ kém, nguồn cung dư thừa, mức giá bán Tôn mạ màu từ Trung Quốc và Hàn Quốc xuất khẩu vào Việt Nam tiếp tục giảm mạnh, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nội địa.

FIDT nhận thấy, các bước điều tra đang ở bước cuối cùng và kỳ vọng rằng, BCT sẽ công bố quyết định về áp thuế CBPG đối với sản phẩm Tôn mạ màu Trung Quốc và Hàn Quốc trong Quý 1 này, dự kiến mức thuế sẽ rơi vào mức 30 – 70% tùy vào từng mã sản phẩm và từng doanh nghiệp.

Theo FIDT tính toán, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu Tôn mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc khoảng khoảng 750.000 tấn mỗi năm, tương đương 12 – 15% tổng mức thiêu thụ tôn mạ của thị trường Việt Nam. Do đó, FIDT đánh giá cao triển vọng của các doanh nghiệp tôn mạ nếu BCT thực hiện đợt đánh thuế CBPG lần này, khi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tăng sản lượng tiêu thụ và giá tôn mạ đầu giá có xu hướng phục hồi để bù đắp lại đà tăng của HRC trong bối cảnh BCT đã đánh thuế CBPG với HRC.

Đây được xem là chất xúc tác để cổ phiếu thép bứt phá thời gian gần đây, hầu hết các cổ phiếu như NKG, HSG, HPG đã tăng 12-15% giá trị chỉ sau chưa đầy nửa tháng qua.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm

Thị trường chứng khoán đã chịu tác động trong những tuần gần đây và giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục, do lo ngại về kinh tế Mỹ suy thoái khi Tổng thống Trump áp thuế nặng lên các đối tác thương mại.

Chứng khoán châu Á chạy ngược chiều trước lo ngại về kinh tế Mỹ Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm do lo ngại chính sách thuế quan của Mỹ

Tuần tăng thứ 8 liên tiếp của thị trường chứng khoán

Phiên cuối tuần, Ngân hàng đã ghi nhận SHB giao dịch bùng nổ, tuy nhiên thị trường không tạo được hiệu ứng lan tỏa theo sóng ngành. VN-Index đóng cửa giảm nhẹ và có tuần tăng thứ 8 liên tiếp.

Hệ thống KRX: Lệnh ATO/ATC sẽ không được ưu tiên như trước Thị trường bị chốt lời mạnh, thanh khoản HOSE cao nhất 5 tháng

Chứng khoán châu Á lao dốc do lo ngại tác động từ thuế quan của Mỹ

Chứng khoán châu Á giảm mạnh trong phiên ngày 13/3, khi những lo ngại về tác động kinh tế từ chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump lấn át tâm lý lạc quan ban đầu về dữ liệu lạm phát Mỹ.

Chứng khoán Âu - Mỹ đồng loạt giảm điểm Chứng khoán Rồng Việt đặt mục tiêu tăng trưởng nhẹ, phát hành cổ phiếu tăng vốn lên 3.200 tỷ

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm do lo ngại chính sách thuế quan của Mỹ

Trong phiên giao dịch chiều 12/3, các thị trường chứng khoán châu Á chủ yếu giảm điểm do nhà đầu tư lo ngại về sự bất ổn trong chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Lo ngại kinh tế suy thoái, thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc Chứng khoán châu Á chạy ngược chiều trước lo ngại về kinh tế Mỹ

Chứng khoán Rồng Việt đặt mục tiêu tăng trưởng nhẹ, phát hành cổ phiếu tăng vốn lên 3.200 tỷ

HĐQT Chứng khoán Rồng Việt dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh tăng trưởng nhẹ với doanh thu tăng 6%, lợi nhuận sau thuế tăng 1% lên lần lượt 1.106 tỷ đồng và 294 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán "thay máu" sau những phiên giao dịch 25-26 nghìn tỷ đồng "Giấc mơ" nâng hạng thị trường chứng khoán: Đích đến ngày càng gần