Căng thẳng thương mại Mỹ - EU leo thang, hàng loạt hàng hóa bị điểm danh, người tiêu dùng và doanh nghiệp châu Âu căng mình chờ cơn bão giá

Người tiêu dùng châu Âu đang phải đối mặt với giá cả tăng cao, từ ô tô đến quần jeans.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Nhà Trắng và Brussels leo thang, các ngành công nghiệp lớn như thép, bán lẻ và nông nghiệp gặp khó khăn khi khả năng cạnh tranh giảm sút và chi phí vận hành tăng lên.

Vào thứ Tư, Ủy ban Châu Âu (EC) thông báo sẽ đáp trả các mức thuế 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng đối với các mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ.

Các biện pháp trả đũa của EU sẽ tác động đến số hàng hóa trị giá 26 tỷ euro (28,3 tỷ USD), trong khi mức thuế mới của Mỹ áp dụng đối với các mặt hàng châu Âu trị giá 28 tỷ USD.

Các quan chức EU đã soạn thảo một tài liệu dài 99 trang, liệt kê các mặt hàng Mỹ có thể bị áp thuế, bao gồm nông sản, đồ gia dụng, nhựa, rượu, quần áo, cùng thép, nhôm và các sản phẩm thương mại của chúng.

Ông Trump cho biết sẽ có thêm các biện pháp đáp trả từ Mỹ, khẳng định sẽ đối phó với hành động của EU. Ông tuyên bố: “Họ đánh thuế chúng tôi bao nhiêu, chúng tôi sẽ đánh thuế lại bấy nhiêu”. Vào thứ Năm, ông đe dọa áp thuế 200% đối với rượu, champagne và các sản phẩm đồ uống có cồn từ Pháp.

Các nhà phân tích Citi cho rằng tác động vĩ mô từ các mức thuế EU đã thông báo sẽ không xuất hiện ngay lập tức. Vì các mặt hàng mục tiêu chỉ chiếm khoảng 5,5% tổng kim ngạch nhập khẩu phi năng lượng từ Mỹ vào EU. Nhưng thuế quan có thể tác động nhanh chóng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Các ngành bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại bao gồm ô tô, kim loại, xây dựng, rượu, hàng hóa xa xỉ, tiêu dùng, bán lẻ, sản xuất thực phẩm, nông nghiệp và dược phẩm.

Quảng cáo

Các mức thuế của EU sẽ làm tăng chi phí cho nhiều nhà sản xuất, không riêng các nhà sản xuất ô tô. Ví dụ giá của những mặt hàng tiêu dùng chẳng hạn như nước ngọt hay đồ hộp cũng sẽ tăng lên. Người tiêu dùng sẽ nhanh chóng cảm nhận được tác động khi doanh nghiệp chuyển chi phí gia tăng ấy cho người tiêu dùng để duy trì biên lợi nhuận.

Các mức thuế của EU đối với ngũ cốc Mỹ như ngô và đậu nành có thể làm gián đoạn nguồn cung thức ăn gia súc, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi EU.

Thuế quan cũng sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng và gây bất ổn cho các ngành phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Các ngành thép và nông nghiệp có thể phải đối mặt với chi phí vận hành cao hơn, giảm sức cạnh tranh và người lao động có nguy cơ mất việc làm.

Tổ chức đại diện ngành rượu mạnh SpiritsEUROPE chỉ trích các biện pháp trả đũa của EU đối với thuế của ông Trump. Tổ chức này cho biết các mức thuế sẽ có tác động nghiêm trọng đến các công ty sản xuất rượu mạnh ở EU và Mỹ, đe dọa hàng nghìn người lao động.

Trong các ngành hàng xa xỉ và bán lẻ, tác động đối với các công ty sẽ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh và chuỗi cung ứng của từng công ty. Các sản phẩm xa xỉ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thuế cao, vì nhiều sản phẩm này được sản xuất ở châu Âu hoặc có chuỗi cung ứng bắt đầu từ châu Á và được phân phối qua châu Âu.

Mặc dù căng thẳng chính trị vẫn tiếp diễn, vẫn có khả năng các mức thuế sẽ bị hủy bỏ hoặc giảm bớt. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU vẫn sẵn sàng đối thoại với Mỹ.

Về cổ phiếu Mỹ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu dùng và công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khi giá của nhiều mặt hàng tăng cao, người tiêu dùng buộc phải tìm kiếm các sản phẩm thay thế trong khu vực đồng euro hoặc từ nơi khác.

Về cổ phiếu châu Âu, điều lo ngại nhất là Mỹ sẽ tiếp tục trả đũa và áp thuế đối với hàng hóa EU, ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất ô tô và ngành hóa chất châu Âu.

Theo CNBC

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô