ĐHĐCĐ HSG: HSG đặt mục tiêu lãi ròng 500 tỷ đồng, lên kế hoạch niêm yết Hoa Sen Home

Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) trình cổ đông 2 phương án kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận lần lượt đạt 400 tỷ và 500 tỷ đồng. Trình Đại hội đồng cổ đông chủ trương tái cấu trúc mô hình hoạt động của Tập đoàn và phương án mua lại 50 triệu đến 100 triệu cổ phiế

hinh-chu-toa-1-.jpg
ĐHĐCĐ Tập đoàn Hoa Sen sáng 18/3

Sáng ngày 18/3, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên niên độ tài chính (NĐTC) 2024 - 2025.

NĐTC 2024-2025, dự báo tình hình kinh tế nói chung và thị trường ngành tôn – thép nói riêng sẽ biến động phức tạp, tạo ra nhiều thách thức đối với Tập đoàn Hoa Sen nói riêng và các doanh nghiệp cùng ngành nói chung. Chính vì vậy, Tập đoàn Hoa Sen đặt kế hoạch kinh doanh NĐTC 2024 - 2025 theo 2 phương án.

Phương án 1, sản lượng tiêu thụ 1,8 triệu tấn, doanh thu thuần 35.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 400 tỷ đồng; Phương án 2, sản lượng tiêu thụ 1,95 triệu tấn, doanh thu thuần 38.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 500 tỷ đồng.

Kết thúc NĐTC 2023 - 2024, sản lượng tiêu thụ hợp nhất HSG đạt 1.941.694 tấn, tăng 35% so với cùng kỳ, hoàn thành 112% kế hoạch; doanh thu hợp nhất HSG đạt 39.272 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ, hoàn thành 109% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế hợp nhất HSG đạt 515 tỷ đồng, gấp 16 lần so với cùng kỳ, hoàn thành 103% so với kế hoạch.

Như vậy, với 2 phương án kinh doanh, HSG đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm tương ứng 22% với phương án 1 và 3% với phương án 2.

Tái cấu trúc mạnh mẽ, mua lại cổ phiếu quỹ bảo vệ lợi ích cổ đông

Tại đại hội, Tập đoàn Hoa Sen đã trình bày với Đại hội đồng cổ đông báo cáo phân tích và triển vọng phát triển của thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam; đưa ra các giải pháp chiến lược để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nỗ lực hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra trong bối cảnh tình hình kinh tế còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Thông qua các báo cáo tại hội nghị, Tập đoàn Hoa Sen đã trình Đại hội đồng cổ đông thông qua các chủ trương quan trọng.

Quảng cáo

Tập đoàn Hoa Sen đã trình Đại hội đồng cổ đông chủ trương tái cấu trúc mô hình hoạt động của Tập đoàn.

Đối với mảng sản xuất kinh doanh truyền thống (tôn, thép): sẽ do Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen giữ vai trò công ty mẹ. Các công ty con, nhà máy sản xuất kinh doanh truyền thống do công ty mẹ sở hữu 100% vốn hoặc nắm quyền chi phối. Mảng sản xuất kinh doanh truyền thống tập trung ổn định hiệu quả hoạt động hiện nay nhằm ứng phó linh hoạt với biến động thị trường.

Đối với mảng kinh doanh phân phối vật liệu xây dựng & nội thất: Tập đoàn Hoa Sen xác định chiến lược phát triển Hệ thống Siêu thị Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen Home là trọng tâm.

Trong 2 năm 2025 - 2026, Tập đoàn Hoa Sen sẽ thành lập Công ty CP Hoa Sen Home để tập trung phát triển Hệ thống Siêu thị Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen Home. Trong giai đoạn đầu, Tập đoàn Hoa Sen sở hữu trên 99% tại Công ty CP Hoa Sen Home.

Trong 5 năm tiếp theo, Công ty CP Hoa Sen Home sẽ từng bước tiếp nhận Hệ thống Hoa Sen Home từ Tập đoàn, đi vào kinh doanh ổn định, có lợi nhuận. Định hướng trong tương lai, nếu tình hình thuận lợi và vào một thời điểm phù hợp, Hội đồng Quản trị sẽ tiếp tục hoàn thiện phương án, lộ trình cho việc phát hành cổ phiếu ra đại chúng và niêm yết cổ phiếu của Công ty CP Hoa Sen Home, trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.

hoa-sen-home-phan-thiet-binh-thuan-.png
Tập đoàn Hoa Sen sở hữu hơn 400 cửa hàng, trong đó có 120 siêu thị Hoa Sen Home

Hiện tại, Tập đoàn Hoa Sen đang sở hữu hơn 400 cửa hàng, trong đó có 120 siêu thị Hoa Sen Home; cùng hệ thống 8 tổng kho trải dài trên toàn quốc. Tập đoàn đang triển khai đa dạng hóa danh mục sản phẩm, phát triển các sản phẩm OEM mang thương hiệu độc quyền của Hoa Sen Home. Đồng thời, tập trung phát triển Hệ thống Hoa Sen Home, khai thác tối đa các thị trường, xây dựng bộ máy quản trị Hệ thống Hoa Sen Home tinh gọn, hiệu quả, sáng tạo.

Tập đoàn Hoa Sen cũng trình Đại hội đồng cổ đông phương án chi trả cổ tức của NĐTC 2023 - 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ dự kiến 5%, nguồn chi từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến ngày 30/9/2024 theo Báo cáo tài chính hợp nhất NĐTC 2023 - 2024 đã kiểm toán.

Đồng thời, nhằm có biện pháp dự phòng để bảo vệ lợi ích của cổ đông trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen.

Tập đoàn Hoa Sen đã trình cổ đông xem xét và thông qua phương án mua lại 50 triệu đến 100 triệu cổ phiếu quỹ bằng nguồn thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và/hoặc các nguồn khác theo quy định pháp luật. Giá mua và thời gian triển khai sẽ phụ thuộc vào diễn biến thị trường và đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng

Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh kết nối hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), có tổng chiều dài 121 km. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 14.300 tỷ đồng.

Thừa nhận kế hoạch năm 2025 tham vọng, Chủ tịch Hòa Phát nói sẽ không điều chỉnh dù thị trường có nhiều biến động Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Chính phủ Mỹ xem xét nới lỏng tác động của thuế ô tô

Mỹ sẽ công bố kế hoạch giảm bớt tác động của thuế ô tô vào ngày 29/4 (giờ địa phương), bằng cách miễn một số loại thuế áp lên linh kiện nước ngoài được lắp ráp trong các xe sản xuất nội địa.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý I/2025 của Vingroup đạt 84.053 tỷ đồng, tăng trưởng 287% so với cùng kỳ năm 2024 nhờ ghi nhận tăng trưởng tích cực từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phát triển và kinh doanh bất động sản.

Ông Phạm Nhật Vượng: “VinFast sẵn sàng cạnh tranh, giá nào chơi giá đó” Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ

Tỷ giá và tăng trưởng yếu khiến Hàn Quốc chậm cán mốc GDP 40.000 USD/người

IMF dự báo Hàn Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP bình quân 40.000 USD vào năm 2027 nhưng trong triển vọng được sửa đổi công bố mới đây, IMF đã đẩy lùi thời gian mục tiêu này thêm 2 năm xuống năm 2029.

Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11

Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Giá gạo tại các siêu thị ở Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp và cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chính phủ đã cung cấp gạo từ kho dự trữ khẩn cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp