Nội bộ lục đục, châu Âu lún sâu vào khủng hoảng, số phận gói tài trợ 800 tỷ euro sẽ ra sao?

EU đang đối mặt với gánh nặng tài chính lớn khi triển khai kế hoạch trị giá 800 tỷ euro nhằm tái vũ trang châu Âu.

Nội bộ lục đục, châu Âu lún sâu vào khủng hoảng, số phận gói tài trợ 800 tỷ euro sẽ ra sao?

Tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của EU ở Brussels vào ngày 6/3, 27 quốc gia thành viên của khối đã quyết định huy động khoảng 800 tỷ euro (867 tỷ USD) nhằm tái vũ trang châu Âu.

Theo kế hoạch “ReArm Europe” được trình bày bởi chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Ursula von der Leyen, các quốc gia thành viên có thể giải ngân khoảng 650 tỷ euro trong vòng 4 năm. Còn 150 tỷ euro sẽ được cung cấp dưới dạng các khoản vay được đảm bảo bằng ngân sách EU, qua đó đưa khối này tiến gần hơn tới khái niệm nợ chung.

“Hòa bình của EU không còn có thể được coi là điều hiển nhiên nữa. Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng an ninh. Nhưng chúng ta biết rằng châu Âu luôn được củng cố qua các cuộc khủng hoảng. Vì vậy, đây là thời điểm cho hòa bình thông qua sức mạnh”, chủ tịch EC nói.

Tuy nhiên, đầu tuần này, quốc hội Hà Lan đã bỏ phiếu phản đối kế hoạch trên, đẩy chính phủ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan và cho thấy sự chia rẽ nội bộ trong khối vào thời điểm EU đang đối mặt với khủng hoảng quốc phòng.

Quảng cáo

Ngoài ra, các nước thành viên EU cũng chịu gánh nặng tài chính để thực hiện kế hoạch tái vũ trang. Hiện tại, thông tin chi tiết về cách châu Âu sẽ tài trợ cho quá trình tái vũ trang vẫn chưa rõ ràng. Trái phiếu Eurobond đang được coi là giải pháp tối ưu. Nhưng việc tăng nợ chung lại gây tranh cãi rất lớn trong khối.

Chi tiêu lớn đi kèm với rủi ro lớn. Vậy, đây có phải là thời điểm triển khai “khoản nợ chung” thông qua trái phiếu euro không?

Khái niệm này rất đơn giản: Nếu các nước châu Âu cùng nhau gánh nợ, các điều kiện vay sẽ thuận lợi hơn cho hầu hết các quốc gia so với việc họ phát hành nợ riêng lẻ. Họ sẽ được hưởng lợi từ xếp hạng tín dụng mạnh của các quốc gia thành viên giàu có hơn. Tuy nhiên, các quốc gia giàu có, như Đức, sẽ phải chịu trách nhiệm về tổng số nợ được huy động thông qua nợ chung của EU.

Vấn đề này đã chia rẽ EU trong nhiều năm. Các nước Bắc Âu, bao gồm Đức, Áo, Hà Lan và Phần Lan, nhiều lần cáo buộc các nước Nam Âu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Hy Lạp về sự vô trách nhiệm tài chính, đồng thời từ chối hỗ trợ nợ của các nước này. Ngoài ra, luật EU cũng cấm một quốc gia gánh nợ của một quốc gia khác.

Sửa đổi quy định EU sẽ là cần thiết để sử dụng trái phiếu Eurobond cho mục đích tài trợ quốc phòng. Tuy nhiên, quá trình này không chỉ tốn thời gian mà còn đòi hỏi đồng thuận trong khối vốn đang là một vấn đề nan giải.

Tham khảo: DW

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ

Chứng khoán Phố Wall đã bật tăng trở lại trong phiên ngày 22/4, khi các bình luận lạc quan từ quan chức Mỹ về tiến trình đàm phán thương mại với Trung Quốc đã xoa dịu tâm lý thị trường.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 200 tỷ đồng phiên đầu tuần, ngược chiều "xả" mạnh một mã chứng khoán Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Ủy ban châu Âu khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble

Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble nhằm làm rõ cáo buộc rằng hai “ông lớn” này đã có hành vi cản trở thương mại xuyên biên giới trong EU.

Đối tác cung cấp bao bì cho Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Vinamilk sắp rời sàn chứng khoán sau khi về tay đại gia Thái Lan Phân tích nguyên nhân giá socola trên toàn cầu chuẩn bị lập kỷ lục mới

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?