“Siêu cảng" 520 triệu USD của Việt Nam đón chuyến tàu đầu tiên từ liên minh hàng hải top đầu thế giới

Đây là nỗ lực khai thác của cảng biển Việt Nam.

“Siêu cảng

Cảng Gemalink (Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa đón chuyến tàu HMM OSLO - tàu đầu tiên thuộc tuyến dịch vụ FE4 kết nối châu Âu, được khai thác bởi liên minh Premier Alliance.

Với chiều dài 399m, HMM OSLO cập cảng thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác chiến lược, mở rộng kết nối thương mại toàn cầu và mang đến lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Trong tháng 2/2025, các liên minh vận tải biển lớn, trong đó có Premier Alliance đã tái cấu trúc mạnh mẽ, định hình tương lai ngành hàng hải toàn cầu.

Hồi đầu năm nay, Ủy ban Hàng hải Liên bang Hoa Kỳ (FMC) đã cho phép Premier Alliance, một liên minh vận chuyển toàn cầu giữa HMM của Hàn Quốc, Ocean Network Express (ONE) của Singapore và Yang Ming Marine Transport Corporation của Đài Loan (Trung Quốc), được phép hoạt động.

HMM OSLO cập cảng Gemalink thành công. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo FMC, Premier Alliance sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 9/2/2025. Liên minh này sẽ cho phép HMM, ONE và Yang Ming chia sẻ tàu và tuyến đường trên các tuyến thương mại chính Á-Âu, xuyên Thái Bình Dương và Châu Á-Trung Đông.

Đại diện HMM cho biết Premier sẽ hợp tác với Công ty vận tải biển Địa Trung Hải (MSC) của Thụy Sĩ trong tuyến thương mại Á-Âu.

Theo các điều khoản của thỏa thuận ba bên, HMM, ONE và Yang Ming không chỉ chia sẻ tàu hoặc trao đổi không gian tàu mà còn thảo luận và thống nhất về quy mô, số lượng và đặc điểm hoạt động của tàu, cũng như tham gia vào các hoạt động liên quan khác “trên quy mô toàn cầu”.

Quảng cáo

Theo Sea Intelligence, vào tháng 3/2025, Premier duy trì hơn 20% thị phần tuyến vận tải Châu Á - Bờ Tây Bắc Mỹ.

Cảng Gemalink có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn nhất thế giới

Trong bối cảnh các hãng tàu cấu trúc liên minh, Gemalink đã tận dụng vị trí chiến lược tại Cái Mép - Thị Vải, trang thiết bị hiện đại, công suất vượt trội và quy trình vận hành tối ưu, đảm bảo khả năng tiếp nhận tàu lớn, rút ngắn thời gian xếp dỡ, giảm chi phí logistics, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết.

Tổng vốn đầu tư của dự án cảng Gemalink tương đương 520 triệu USD.

Dự án cảng Gemalink được chính thức khởi công xây dựng từ tháng 2/2019, là một trong 19 cảng nước sâu trên thế giới có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay, lên đến 200.000 DWT. CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link là chủ đầu tư của dự án.

Tổng vốn đầu tư của dự án tương đương 520 triệu USD, khoảng 12.200 tỷ đồng, bao gồm giai đoạn 1 là 330 triệu USD; giai đoạn 2 khoảng 190 triệu USD.

Ban đầu, cơ cấu cổ đông của Công ty Cảng Cái Mép Gemedept - Terminal Link gồm Gemadept , một trong những doanh nghiệp khai thác cảng, vận tải biển, logistics của Việt Nam, nắm giữ 75% và CMA Terminals, thuộc Tập đoàn Hàng hải CMA-CGM - một trong bốn hãng tàu lớn nhất thế giới, nắm giữ 25% vốn góp.

Khi mới khởi công dự án, Phó Tổng Giám đốc Gemadept Phạm Quốc Long cho biết ngay trong giai đoạn 1, cảng Gemalink sẽ có cầu bến chính dài 800 m cho tàu mẹ có trọng tải lên đến 20.600 TEU (tương đương 200.000 DWT), bến tàu feeder dài 260 m, cùng diện tích kho bãi và tổ hợp văn phòng cảng rộng 33 ha. Cầu tàu được nối với bờ bằng ba cầu dẫn. Năng lực xếp dỡ của giai đoạn 1 là 1,5 triệu TEU/năm và toàn dự án là 3 triệu TEU/năm sau khi hoàn thành.

Ngày 9/1/2021, "siêu cảng" này đã chính thức đi vào hoạt động và tổ chức lễ đón chuyến tàu thương mại đầu tiên của hãng tàu CMA-CGM. Đến tháng 5/2021, cảng chính thức khai trương và khai thác thương mại. Và tính đến cuối năm 2021, công suất của cảng khai thác được đã đạt mức 80%.

Tính đến ngày 15/11/2024, sản lượng hàng qua cảng Gemalink đã đạt 1,5 triệu TEU, tăng 50% so với năm 2023, vượt 40% so với kế hoạch.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sáng nay (ngày 5/5), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để thực hiện mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy m

GDP bình quân Việt Nam từng đứng thứ 185/188 thế giới, hiện nhảy vọt thế nào? GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết liệt thực hiện giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ xem xét, cho ý kiến về đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 4, 4 tháng đầu năm 2025 và một số nội dung khác nhằm chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025…

Thủ tướng: Khẩn trương đàm phán ký thỏa thuận mua bán khí Methanol trị giá 6 tỷ USD, tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng, đề nghị Hoa Kỳ có giải pháp thuế đối ứng bằng 0... Thủ tướng thúc tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng: Xây dựng Côn Đảo thành khu du lịch quốc gia tầm cỡ khu vực và quốc tế

Tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Côn Đảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát huy giá trị của di tích lịch sử đặc biệt xây dựng khu du lịch quốc gia tầm cỡ khu vực và quốc tế, Côn Đảo cần chú trọng hình thành hạ tầng chiến lược đồng bộ...

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Hình ảnh đầu tiên trước giờ diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Sau sắp xếp, đơn vị hành chính cấp xã cả nước giảm từ 10.035 xuống còn hơn 3.320 đơn vị

Sáng 3/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp để cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII), các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp.

Tình hình 11 tỉnh thành dự kiến giữ nguyên, không thực hiện sắp xếp, sáp nhập 23 tỉnh mới sau sáp nhập: Diện tích, dân số dự kiến sẽ thay đổi ra sao?

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm GDP bình quân Việt Nam từng đứng thứ 185/188 thế giới, hiện nhảy vọt thế nào?

Dự kiến ngày mai (1/5) đoàn Việt Nam sẽ sang Mỹ làm việc với các cơ quan liên quan về đàm phán thương mại song phương

Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, dự kiến ngày 1/5 tới đây, đoàn trao đổi cấp kỹ thuật của Việt Nam sẽ sang Mỹ và làm việc với các cơ quan liên quan của nước này về đàm phán thương mại song phương.

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ NÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Thủ tướng: Khẩn trương đàm phán ký thỏa thuận mua bán khí Methanol trị giá 6 tỷ USD, tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng, đề nghị Hoa Kỳ có giải pháp thuế đối ứng bằng 0...

Sáng 29/4, tại Trụ Sở Chính phủ, Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 6 với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ. Thủ tướng đề nghị hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược

Thủ tướng: Giải quyết tối đa, thỏa đáng các vấn đề thương mại mà Hoa Kỳ quan tâm, nhất là xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan, sở hữu trí tuệ Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ