Gần 1.000 nhà máy thịt Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc

Thế giới nông sản Mỹ đối mặt với nguy cơ mất thị trường lớn nhất khi gần 1.000 nhà máy thịt hết hạn giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc

Ảnh minh họa. (Ảnh: TTXVN phát)

Hàng trăm nhà máy thịt của Mỹ được cấp phép xuất khẩu sang Trung Quốc theo Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 năm 2020 với Tổng thống Donald Trump sẽ không còn quyền xuất khẩu vào ngày 16/3.

Điều này đe dọa khoảng 5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu sang thị trường thịt lớn nhất thế giới, trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa hai nước đang nóng trở lại.

Việc mất quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc sẽ giáng một đòn mạnh vào nông dân Mỹ, sau khi Trung Quốc áp đặt thuế quan trả đũa đối với khoảng 21 tỷ USD hàng nông sản Mỹ hồi đầu tháng, bao gồm thuế 10% đối với thịt lợn, thịt bò và các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Mỹ.

Trung Quốc yêu cầu các công ty xuất khẩu thực phẩm phải đăng ký với hải quan để bán hàng tại Trung Quốc.

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và hải quan Trung Quốc, giấy phép đăng ký của gần 1.000 nhà máy thịt bò, thịt lợn và gia cầm, trong đó có một số nhà máy của các “ông lớn” Tyson Foods và Cargill Inc, sẽ hết hạn vào ngày 16/3. Con số này chiếm khoảng 2/3 tổng số nhà máy đã đăng ký.

Trong một báo cáo tuần trước, USDA cho biết Trung Quốc đã không trả lời các yêu cầu gia hạn đăng ký của các cơ quan Mỹ.

Động thái này có khả năng vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận Giai đoạn 1. Giấy phép của 84 nhà máy đã hết hạn từ tháng Hai. Mặc dù các lô hàng từ những nhà máy này vẫn đang được thông quan, nhưng các doanh nghiệp không biết Trung Quốc sẽ còn cho phép nhập khẩu trong bao lâu nữa.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, Liên đoàn Xuất khẩu thịt Mỹ cũng thông báo với các thành viên rằng cảng Thượng Hải đã áp đặt các biện pháp kiểm tra và yêu cầu tài liệu nghiêm ngặt hơn đối với các lô hàng thịt của Mỹ, trong đó một số container bị yêu cầu dỡ hàng hoàn toàn để kiểm tra, làm tăng thời gian xử lý và phát sinh thêm chi phí.

Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc đang áp đặt lệnh cấm toàn diện. Theo một nhà ngoại giao cấp cao tại Bắc Kinh, giấy phép của vài trăm nhà máy đã được gia hạn đến năm 2028 hoặc 2029.

Năm ngoái, Mỹ là nhà cung cấp thịt lớn thứ ba của Trung Quốc sau Brazil và Argentina, chiếm 590.000 tấn, tương đương 9% tổng lượng nhập khẩu.

Thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1, được ký kết vào năm 2020, đã chấm dứt cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đầu tiên với cam kết của Trung Quốc rằng sẽ tăng cường mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, bao gồm cả thịt, thêm 200 tỷ USD trong hai năm.

Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu này, vốn được hai bên thống nhất ngay trước khi đại dịch COVID bùng phát.

Theo USDA, trong năm đó, 1.124 nhà máy chế biến thịt bò, gia cầm và thịt lợn hoặc cơ sở hậu cần đã đăng ký với hải quan Trung Quốc để xuất khẩu, giành được quyền tiếp cận thị trường nhập khẩu thịt lớn nhất thế giới.

Hiện nay có 1.842 cơ sở được cấp giấy phép, nhưng đến ngày 16/3, con số này sẽ giảm hơn một nửa khi nhiều giấy phép hết hạn.

Liên đoàn Xuất khẩu thịt Mỹ cho biết tác động tiềm tàng từ việc hết hạn giấy phép nói trên có thể lên tới 4,13 tỷ USD đối với ngành thịt bò và 1,3 tỷ USD đối với ngành thịt lợn.

Việc mất quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc sẽ là một đòn giáng mạnh, đặc biệt đối với các nhà xuất khẩu các sản phẩm như chân gà và nội tạng lợn, vốn là những mặt hàng ít được tiêu thụ trong nước.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump

Các quan chức của Fed đã báo hiệu ý định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25-4,50% trong khi chờ đợi thêm sự rõ ràng về mức độ, thời điểm và tác động kinh tế của thuế quan.

Trái phiếu chính phủ bị bán tháo, đồng USD thấp nhất trong 1 thập kỷ: Rủi ro Mỹ tăng lãi suất sắp xảy ra? Chứng khoán trồi sụt dù ECB hạ lãi suất

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ

Chứng khoán Phố Wall đã bật tăng trở lại trong phiên ngày 22/4, khi các bình luận lạc quan từ quan chức Mỹ về tiến trình đàm phán thương mại với Trung Quốc đã xoa dịu tâm lý thị trường.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 200 tỷ đồng phiên đầu tuần, ngược chiều "xả" mạnh một mã chứng khoán Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Ủy ban châu Âu khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble

Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble nhằm làm rõ cáo buộc rằng hai “ông lớn” này đã có hành vi cản trở thương mại xuyên biên giới trong EU.

Đối tác cung cấp bao bì cho Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Vinamilk sắp rời sàn chứng khoán sau khi về tay đại gia Thái Lan Phân tích nguyên nhân giá socola trên toàn cầu chuẩn bị lập kỷ lục mới

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?