Giá dầu giảm sâu khi áp lực nguồn cung giảm bớt

Thị trường dầu để mất thành quả tăng giá trước đó sau khi Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nói rằng hoạt động cung ứng dầu thông qua hệ thống Drruzhba từ Nga đã được nối lại.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Giá dầu giảm hơn 1USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư sau khi hoạt động cung cấp dầu của Nga thông qua hệ thống Druzhba sang Hungary được nối lại, số lượng các ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc tăng cao không khỏi gây sức ép lên tâm lý của nhà đầu tư.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai giảm 1,1% xuống 92,86USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai giảm 1,33USD/thùng tương đương 1,5% xuống 85,59USD/thùng.

Thị trường dầu để mất thành quả tăng giá trước đó sau khi Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nói rằng hoạt động cung ứng dầu thông qua hệ thống Drruzhba từ Nga đã được nối lại sau khi bị gián đoạn do sự cố cắt điện.

Thị trường sau đó hồi phục sau thông tin dự trữ dầu tại Mỹ giảm nhiều hơn so với kỳ vọng trong khi đó hoạt động sản xuất dầu phục hồi mạnh. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IEA) công bố tồn kho dầu của Mỹ giảm 5,4 triệu thùng trong tuần trước so với kỳ vọng giảm 440.000 thùng dầu của các chuyên gia.

Ngoài ra, doanh nghiệp theo dõi hoạt động của các tàu vận chuyển Petro-Logistics trong báo cáo mới đây nhất khẳng định rằng xuất khẩu dầu từ nhóm nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm đáng kể trong tháng này.

“Nhiều yếu tố địa chính trị, từ việc một tàu chở dầu chịu ảnh hưởng bởi thiết bị đánh bom bên ngoài biển Oman cho đến căng thẳng liên quan đến Nga đang bị bỏ qua bởi nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến nhiều yếu tố bi quan ví như số liệu kinh tế Trung Quốc yếu đi cũng như nhu cầu”, chuyên gia phân tích về dầu tại Kpler – ông Matt Smith.

Tại Trung Quốc, số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng lên cao đã gây sức ép lên tâm lý nhà đầu tư khi mà biện pháp nới lỏng kiểm soát COVID-19 được áp dụng trong tuần này.

Trong khi đó, Iraq có kế hoạch nâng mức sản lượng lên ước tính khoảng 7 triệu thùng từ năm 2027, theo doanh nghiệp nhà nước Iraq SOMO tuy nhiên bất kỳ việc điều chỉnh sản lượng nào cũng cần phải tính đến sự phối hợp với OPEC.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ chững lại còn 1,6 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2023 từ mức 2,1 triệu thùng dầu trong năm nay.

Hơn 1 triệu thùng dầu xuất khẩu của Nga dự kiến sẽ bị cản trở bởi các quy định trừng phạt của phương Tây dự kiến sẽ có hiệu lực sau vài tuần tới, theo khẳng định của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Đồng thời, cũng theo IEA, Moscow sẽ chật vật trong việc điều hướng các sản phẩm năng lượng đi nơi khác, thực tế này đe dọa gây tổn hại đến các thị trường năng lượng toàn cầu.

Trong báo cáo công bố ngày thứ Ba, IEA công bố xuất khẩu dầu thô của Nga, trong đó có cả xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) không thay đổi trong tháng vừa qua bất chấp khả năng sớm có quy định cấm dầu nhập khẩu từ Nga vào EU có hiệu lực cũng như kế hoạch của phương Tây trong việc áp trần giá dầu Nga.

Xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 10/2022 tăng ước tính khoảng 165.000 thùng dầu/ngày lên ước tính 7,7 triệu thùng dầu/ngày. Xuất khẩu dầu của Nga sang EU ước tính 1,5 triệu thùng dầu/ngày, trong đó khoảng 1,1 triệu thùng dầu/ngày sẽ bị ngưng lại khi quy định hạn chế dầu Nga của EU dự kiến có hiệu lực từ đầu tháng tới, IEA cho hay.

Hiện chưa rõ bao nhiêu phần trăm trong tổng lượng dầu Nga không xuất được sang EU sắp tới sẽ được điều hướng sang khách hàng ở những nơi khác trên thế giới, theo IEA. Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã mua mạnh dầu Nga giá rẻ, tuy nhiên hoạt động mua từ nhóm các nước này đã bình ổn trong nhiều tháng gần đây, còn lượng dầu mà Nga lẽ ra xuất sang châu Âu lại quá lớn để những nước còn lại có thể hấp thụ hết.

Thị trường dầu thế giới hiện đang chuẩn bị cho một trong những đợt trừng phạt mạnh tay nhất của châu Âu đối với sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Nga: các sản phẩm năng lượng.

Từ ngày 5/12/2022, chính phủ các nước thuộc EU sẽ cấm nhập khẩu dầu Nga, đồng thời cấm các doanh nghiệp nước này hỗ trợ tiền hoặc bảo hiểm cho các sản phẩm dầu Nga. Trong cùng ngày, quy định về áp trần giá dầu Nga được dẫn đầu bởi nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 sẽ chính thức có hiệu lực. Kế hoạch này sẽ cho phép các doanh nghiệp phương Tây có thể điều phối chuyển hướng dầu Nga chỉ nếu như dầu được bán dưới mức giá đề ra.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE