Có thể rút ngắn điều chỉnh chu kỳ giá xăng dầu theo ngày?

Các chuyên gia cho rằng nên chuyển chu kì điều chỉnh giá xăng dầu trong nước từ 10 ngày xuống 5 ngày và tương lai là 1 ngày để có sự thích ứng kịp thời với những diễn biến hiện nay.

Việt Nam tự chủ được 70% nguồn cung xăng dầu, có 36 doanh nghiệp đầu mối nhập hàng và 17.000 cửa hàng bán lẻ nhưng việc để người dân tiếp cận được với mặt hàng thiết yếu này là điều không dễ dàng. Tình trạng này đã diễn ra trong suốt một năm qua.

Trả lời liên quan những vẫn đề này tại Chương trình Diễn đàn kinh tế: Nan giải thị trường xăng dầu trên Truyền hình Quốc hội, ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho biết tính đến thời điểm này Bộ trưởng Công Thương đã công bố về nguồn cung xăng dầu của chúng ta đạt khoảng 90% so với nhu cầu cả năm, nhưng có những giai đoạn rất căng thẳng, thực sự là có thiếu, như con số Bộ Tài chính công bố qua giám sát hải quan đưa ra trong quý 3 so với quý 2 chúng ta nhập khẩu giảm 35-40% tùy loại xăng dầu so với sản lượng mà chúng ta phải nhập khẩu từ các nước.

Trong giai đoạn này việc nhập khẩu xăng dầu cũng có độ trễ do khó khăn chung của thế giới dẫn đến đứt gẫy nguồn cung, cho nên những doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu họ chỉ bảo đảm được hệ thống của họ, còn đối với hệ thống bán lẻ của các thương nhân phân phối rõ ràng không được cung cấp hàng.

Liên quan đến vấn đề chi phí định mức giá xăng dầu, theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, những khó khăn về giá của doanh nghiệp xăng dầu hiện nay là về tổng thể giá cơ sở, chi phí định mức chỉ là cấu thành giá cơ sở. Bởi vì muốn có giá bán trong nước phải có chi phí đưa hàng từ nước ngoài về, có giá nhập rồi về cảng Việt Nam tính theo tỷ giá của chúng ta, rồi chi phí vận chuyển trong nước... thì mới hình thành giá, còn chi phí định mức chỉ là phần nhỏ trong đó.

Việc các doanh nghiệp xăng dầu nói rằng lỗ ở đây là lỗ ở khâu cuối cùng, tức là các cửa hàng bán lẻ của ta không đủ chi phí định mức, còn tổng thể về giá thì ở các doanh nghiệp đầu mối họ đã có tính toán và chi phí định mức ấy họ chi lại cho các khâu, và khi giá cơ sở không được tính đúng, tính đủ thì buộc họ phải bán với giá bán buôn thậm chí là bằng giá bán lẻ, cho nên khâu bán lẻ cuối cùng không còn đồng chi phí nào để làm nữa. Vậy rõ ràng không đủ chi phí thì nhiều doanh nghiệp bán lẻ xin phép được dừng bán.

Nên rút ngắn điều chỉnh chu kỳ giá xăng theo ngày

Về vấn đề chu kỳ điều hành giá, ông Lê Đăng Doanh - Chuyên gia Kinh tế, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh tế trung ương cho biết, ở các nước một ngày giá xăng dầu có thể thay đổi tới 5 lần, cho nên chúng ta nên thích ứng với thị trường thế giới. Ông Doanh cho rằng kinh tế của chúng ta đã hội nhập rất sâu, lượng xăng dầu chúng ta nhập khẩu về theo giá thế giới là rất cao, vì vậy việc điều chỉnh giá, định mức cần phải được thông báo kịp thời và chuyển chu kì điều chỉnh giá từ 10 ngày xuống 5 ngày và tương lai là 1 ngày để có sự thích ứng kịp thời với diễn biến này.

Quảng cáo

"Theo tôi hiện nay chúng ta đang chuyển sang kinh tế số, thông tin có thể cập nhật từng giây và không phải chờ đợi ban hành công văn giấy tờ, tất cả những việc đó Bộ Công Thương hay các doanh nghiệp có thể thông báo qua mạng. Cho nên tôi muốn nhấn mạnh rằng điều chỉnh giá xăng dầu trong môi trường kinh tế số và chuyển đổi kinh tế số thực hiện công khai minh bạch thì điều đó sẽ đáp ứng kịp thời hơn những biến động của kinh tế thế giới", ông Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Thứ hai, nên dành quyền quyết định cho doanh nghiệp nhiều hơn, tức là nhà nước không nên can thiệp một cách quá chi tiết mà chỉ quyết định những định mức như thế nào, trên cơ sở đó có giám sát về chất lượng, quá trình cung ứng... Và để những quy trình đó được hợp lý thì trước khi công bố cần trao đổi với doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tiến Thỏa nhận định, chúng ta càng để chu kỳ điều hành càng dài ngày thì sự lệch pha với giá thế giới càng rõ, cho nên mới có hiện tượng găm hàng chờ giá.

Theo ông Thỏa, từ Nghị định 187 quy định chúng ta được phép điều chỉnh theo ngày 10% đối với xăng và 5% đối với dầu, rồi các nghị định sau này chúng ta đều nói theo cơ chế thị trường nhưng thực ra hiện nay chúng ta đang làm không theo thị trường nào cả, thế giới không chờ mình.

"Tôi kiến nghị nếu chưa làm được hằng ngày như thế giới làm thì chúng ta rút xuống 5 ngày. Điều này ta có làm được hay không, theo tôi với điều kiện của ta là làm được, điều chỉnh xuống 5 ngày và công bố theo thứ 2 hàng tuần", ông Thỏa kiến nghị.

Ngoài ra, ông Thỏa cho rằng phải sửa Nghị định 95 và Nghị định 83 trong đó nổi lên các vấn đề: hiện nay Bộ Công Thương vẫn là nơi điều hành kiểm soát hoạt động cung cầu của nền kinh tế, Bộ giao hạn mức cho các doanh nghiệp nhưng Bộ Công Thương phải kiểm tra kiểm soát xem các doanh nghiệp có nhập khẩu hay không.

Thứ hai, hệ thống phân phối cũng phải tính lại, tránh để xảy ra trường hợp như vừa qua hệ thống thương nhân phân phối bị đứt nguồn.

Thứ ba là những vấn đề bảo đảm nguyên tắc thị trường cho doanh nghiệp, họ được phép tự chủ trong đó có tự chủ về giá, đó là động lực để họ phấn đấu.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Tháo gỡ khó khăn phát triển nhà ở xã hội: Là trách nhiệm dẫn dắt của Nhà nước thay vì phó mặc cho cơ chế thị trường

Để tháo gỡ những tồn tại trong phát triển nhà ở xã hội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, cần một tư duy mới trong quản lý và điều hành: coi phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ bắt buộc trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗ

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Năm 2025, người dân sở hữu nhà ở xã hội trên 5 năm sẽ không phải nộp khoản phí này khi bán nhà

Nhóm ngành nào tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhìn từ kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Theo Chứng khoán Agribank, bức tranh kế hoạch lợi nhuận toàn thị trường năm 2025 của các doanh nghiệp nhìn chung tích cực nhưng phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Trong đó, lợi nhuận của nhóm bất động sản, bán lẻ, dịch vụ,… dự kiến phục hồi mạnh, trong

Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Hà Nội chuyển mục đích sử dụng khu đất hơn 3.300 m2 của Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7

Ngày 20/5, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung ghi tại Quyết định số 4132/QĐ-UBND ngày 15/6/2005 của UBND Thành phố.

Sun Group được chấp thuận lập hãng hàng không quy mô vốn 2.500 tỷ đồng Đồng Nai mời nhà đầu tư xây Trung tâm hành chính tỉnh 6.800 tỷ đồng

Từ 1/7, vi phạm phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Tòa án giữ nguyên phán quyết: Coteccons (CTD) phải trả Ricons gần 170 tỷ đồng cùng tiền lãi chậm trả bổ sung Hà Nội giao cho huyện Mỹ Đức 554 m2 đất xây dựng khu đấu giá

Hà Nội giao cho huyện Mỹ Đức 554 m2 đất xây dựng khu đấu giá

Ông Nguyễn Trong Đông, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa ký Quyết định số 2504/QĐ-UBND ngày 19/5/2025 về việc giao 554,3m2 đất tại xã Mỹ Thành (nay là xã Mỹ Xuyên), huyện Mỹ Đức cho UBND huyện Mỹ Đức để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất tại khu 2, khu ao đội 4, thôn Vĩnh Lạc.

Vì sao gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch”? Tòa án giữ nguyên phán quyết: Coteccons (CTD) phải trả Ricons gần 170 tỷ đồng cùng tiền lãi chậm trả bổ sung

Vì sao gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch”?

Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho biết, từ tháng 4/2023 đến nay giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mới ước đạt khoảng 3.400 tỷ đồng. Điều này cho thấy tốc độ giải ngân “ì ạch”, người dân và doanh nghiệp đều không mặn mà.

Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10 Chuẩn bị có thêm gói tín dụng 100.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội

Thêm khu đô thị gần 9.000 tỷ đồng được duyệt quy hoạch ở Hoà Bình

Ông Bùi Đức Hinh, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình ngày 14/5 đã ký Quyết định số 70/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Mông Hóa - Kỳ Sơn tại xã Mông Hóa và phường Kỳ Sơn, thành phố Hoà Bình.

Novaland (NVL) chuẩn bị xin ý kiến cổ đông về việc hoán đổi nợ cho cổ đông lớn Sau dự án 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên, Tập đoàn Trump muốn xây Trump Tower tại Thủ Thiêm

Một loại hình bất động sản đang tái cấu trúc thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng

Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe (wellness resort real estate) đang ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong sự phục hồi và tái cấu trúc thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

Vợ Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp bất động sản đăng ký bán sạch 24% cổ phần công ty Việt Nam vẫn là điểm sáng thị trường bất động sản trong khu vực

Thanh Hóa phê duyệt dự án khu công nghiệp gần 1.500 tỷ đồng của Tập đoàn Thái Lan

Dự án có quy mô gần 175 ha, tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu lên tới 1.450 tỷ đồng, tương đương khoảng 58 triệu USD tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tỉnh ven Hà Nội tìm nhà đầu tư xây 2 khu đô thị sinh thái hơn 7.000 tỷ đồng Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà xã hội vẫn “ế” sau 4 lần hạ lãi vay

Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà xã hội vẫn “ế” sau 4 lần hạ lãi vay

Theo Bộ Xây dựng, sau hai năm triển khai nhưng tỷ lệ giải ngân của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội vẫn rất thấp dù lãi suất cho vay đã giảm hơn 2%.

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Năm 2025, người dân sở hữu nhà ở xã hội trên 5 năm sẽ không phải nộp khoản phí này khi bán nhà

Vinhomes hợp tác chiến lược với VTK, chung tay kiến tạo cộng đồng Hàn Quốc chuẩn mực tại Ocean City

Ngày 16/5, Công ty CP Vinhomes và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp VTK Hưng Yên (VTK) vừa ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng cộng đồng người Hàn Quốc tại Ocean City.

Vinhomes báo lãi tăng 193%, đạt hơn 2.650 tỷ đồng trong quý đầu tiên của năm 2025 Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi

Tỉnh ven Hà Nội tìm nhà đầu tư xây 2 khu đô thị sinh thái hơn 7.000 tỷ đồng

Mục tiêu của dự án là xây dựng một tổ hợp khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, phát triển các dịch vụ du lịch – thương mại cao cấp gắn với cảnh quan tự nhiên ven sông Đà, đồng thời bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật hiện đại, đồng bộ tại khu vực.

Khám phá thiết kế và công năng đột phá của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc Từ nay đến cuối 2026, Novaland (NVL) chưa đủ nguồn tiền để trả các khoản nợ

BIM Group muốn xây tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú gần 3.000 tỷ đồng tại Hạ Long

Dự án được xây dựng trên tổng diện tích hơn 13.467 m2, quy mô đầu tư gồm 3 tòa nhà chiều cao 40 tầng nổi, 2 tầng hầm, cung cấp 1.980 căn hộ lưu trú và 53 căn shophouse.

ADB tài trợ BIM Group 107 triệu USD phát triển năng lượng gió tại Ninh Thuận Chủ tịch HĐQT kiêm nhà sáng lập BIM Group Đoàn Quốc Việt qua đời