Lệnh trừng phạt mất tác dụng bởi 'lỗ hổng' không ngờ tới, một quốc gia châu Âu giúp Nga bội thu hàng tỷ USD từ dầu mỏ

Quốc gia này đã nhập hàng tỉ USD dầu tinh chế từ các nước sử dụng dầu thô của Nga.

Lệnh trừng phạt mất tác dụng bởi 'lỗ hổng' không ngờ tới, một quốc gia châu Âu giúp Nga bội thu hàng tỷ USD từ dầu mỏ

Theo The Guardian, dữ liệu chính phủ được trang tin môi trường Desmog phân tích cho thấy lượng dầu tinh chế mà Vương quốc Anh nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tới 2,7 tỉ USD trong năm 2023, cùng giá trị kỷ lục như năm 2022, và tăng mạnh so với 540 triệu USD trong năm 2021.

Nga là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Ấn Độ và Trung Quốc, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong những nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga kể từ tháng 2/2022.

Để trừng phạt Nga, Anh chính thức cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu của Nga từ ngày 5/12/2022. Nhưng, lỗ hổng trong luật pháp đã cho phép dầu của Nga tiếp tục chảy vào Anh.

Chỉ cần dầu của Nga được tinh chế ở một quốc gia khác thì dầu đó không còn được coi là có nguồn gốc từ Nga nữa. Kết quả là dầu của Nga đang được bán cho các nước đồng minh để chế biến trước khi xuất khẩu sang Anh.

Dầu tinh chế xuất khẩu từ Ấn Độ sang Anh đã tăng lên đáng kể sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Năm 2021, Anh chỉ nhập khẩu gần 500 triệu USD dầu tinh chế từ Ấn Độ, song con số này đã tăng lên 2,2 tỷ USD vào năm 2022 và khoảng 1,8 tỷ USD trong năm 2023.

Nhập khẩu dầu tinh chế từ Trung Quốc đã tăng hơn 20 lần kể từ năm 2021 - tăng từ 37 triệu USD lên 490 triệu USD vào năm 2022 và 825 triệu USD trong năm 2023.

Trong khi đó, giá trị nhập khẩu dầu tinh chế từ Thổ Nhĩ Kỳ tăng từ 2,2 triệu USD vào năm 2021 lên 75 triệu USD vào năm 2023. Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nước nhập dầu thô lớn thứ ba của Nga sau Trung Quốc và Ấn Độ.

dauu-4862.jpg
Châu Âu vẫn nhập khẩu lượng lớn sản phẩm tinh chế từ dầu Nga.
Quảng cáo

Lela Stanley, nhà điều tra cấp cao tại Global Witness, cho biết: "Hàng triệu thùng nhiên liệu tinh chế từ dầu của Nga tiếp tục đổ vào Anh. Chỉ riêng năm ngoái, hoạt động này đã mang lại giá trị hơn 125 triệu USD cho Điện Kremlin. Nếu lỗ hổng này không bị bịt lại, Anh sẽ tiếp tục giúp Nga bội thu."

Global Witness ước tính, trong cả năm 2023, khoảng 5,2 triệu thùng sản phẩm dầu mỏ tinh chế sản xuất từ dầu thô của Nga đã được nhập khẩu vào Anh, trong đó nhiên liệu máy bay chiếm phần lớn, lên đến 4,6 triệu thùng. Giới phân tích ước tính nhiên liệu liên quan đến Nga đã được sử dụng cho 1/20 chuyến bay ở Anh.

Hồ sơ của Chính phủ Anh cho thấy nhập khẩu dầu trực tiếp từ Nga đã giảm từ 1,8 tỷ USD trong quý 1/2022 xuống 0 vào năm sau đó.

Điều này khiến Anh phải tăng nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ các nước khác. Anh đã chi 24 tỷ USD để nhập khẩu dầu và khí đốt từ Algeria, Bahrain, Kuwait, Libya, Qatar, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) trong năm tài khóa tính đến tháng 3/2023 - tăng 60% so với năm trước.

Ngoài việc mua nhiên liệu hóa thạch từ các nước dầu mỏ, Anh và EU còn mua dầu đã tinh chế của Nga thông qua Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Global Witness phát hiện ra rằng EU đã nhập khẩu 130 triệu thùng từ các nhà máy lọc dầu chế biến dầu thô của Nga vào năm 2023. Nhóm ước tính rằng những giao dịch này có thể sẽ đóng góp 1,3 tỷ USD cho Điện Kremlin.

Nga hiện là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Trung Quốc, với khối lượng thương mại đã tăng 24% vào năm 2023 so với năm trước.

Việc mua dầu của Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp ổn định nền kinh tế Nga, nền kinh tế này chỉ giảm 2,1% vào năm 2022 - thấp hơn đáng kể so với mức 12% đã được dự báo.

Nga là nhà cung cấp dầu hàng đầu của Ấn Độ, đóng góp 40% lượng dầu nhập khẩu. Nước này đã nhập khẩu trung bình 1,76 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2023, nhiều hơn gấp đôi so với năm trước.

Tham khảo: The Guardian

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới