Gánh nặng lãi trái phiếu, Điện mặt trời KN Vạn Ninh báo lãi èo ọt hơn chục tỷ đồng

Trong năm 2023, Điện mặt trời KN Vạn Ninh phải chi trả gần 120 tỷ đồng lãi trái phiếu, góp phần khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp dù có khởi sắc hơn năm trước, nhưng vẫn èo ọt ở mức hơn chục tỷ đồng.

Điện mặt trời KN Vạn Ninh báo lãi èo ọt hơn chục tỷ đồng trong năm 2023.
Điện mặt trời KN Vạn Ninh báo lãi èo ọt hơn chục tỷ đồng trong năm 2023.

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Điện mặt trời KN Vạn Ninh (Điện mặt trời KN Vạn Ninh) vừa công bố báo cáo tình hình tài chính năm 2023, ghi nhận tình hình kinh doanh có phần khởi sắc hơn, với lợi nhuận sau thuế đạt 14,3 tỷ đồng, tăng 19,2 lần so với năm trước (748 triệu đồng).

Tính đến ngày 31/12/2023, Vốn chủ sở hữu của Điện mặt trời KN Vạn Ninh là 835,6 tỷ đồng, tăng 1,8% so với đầu năm (821,3 tỷ đồng). Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 1,46 lần (tương ứng 1.199 tỷ đồng) hồi đầu năm, lên 1,87 lần (tương ứng 1.563 tỷ đồng) vào thời điểm cuối năm 2023. Như vậy, dư nợ phải trả của Điện mặt trời KN Vạn Ninh tăng hơn 360 tỷ đồng trong năm qua.

kn-van-ninh-3378.png
Điện mặt trời KN Vạn Ninh báo lãi tăng "đột biến" so với năm trước, đạt 14,3 tỷ đồng trong năm 2023.

Đáng chú ý, Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sản xuất điện mặt trời này lại giảm từ 1,36 lần (tương ứng 1.117 tỷ đồng) hồi đầu năm, xuống 1,15 lần (tương ứng 961 tỷ đồng) vào thời điểm cuối năm 2023.

Với khối lượng dư nợ trái phiếu kể trên, theo báo cáo định kỳ về tình hình thanh toán gốc, lãi do Điện mặt trời KN Vạn Ninh gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong năm 2022 và 2023, doanh nghiệp này phải chi trả khoảng 120 tỷ đồng lãi trái phiếu mỗi năm.

Kết quả kinh doanh có phần khởi sắc hơn trong năm 2023, giúp Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) trong năm 2023 là 1,72%, con số này ở năm 2022 là 0,09%.

Theo dữ liệu từ HNX, trước đó, trong năm 2020 và 2021, Điện mặt trời KN Cam Ranh đã phát hành thành công 2 lô trái phiếu, hút về nguồn vốn 1.280 tỷ đồng.

Quảng cáo
kn-van-ninh-2022-3143.png
Điện mặt trời KN Vạn Ninh chi trả lãi trái phiếu gần 120 tỷ đồng trong năm 2022.

Cụ thể, vào ngày 23/10/2020, Điện mặt trời KN Cam Ranh phát hành lô trái phiếu KVN với 6.848 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, giá trị tương ứng 684,8 tỷ đồng, kỳ hạn 11 năm, ngày đáo hạn là ngày 23/10/2031. Lô trái phiếu này có lãi suất 9,8%/năm, tổ chức đăng ký lưu ký là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank; HoSE: MBB).

Thời gian qua, doanh nghiệp này đã mua lại trước hạn 1.996 trái phiếu, hiện lô khối lượng còn lưu hành là 4.852 trái phiếu, giá trị tương ứng 485,2 tỷ đồng.

Đến ngày 29/07/2021, Điện mặt trời KN Cam Ranh phát hành thêm lô trái phiếu KNVCH2131001, với khối lượng 5.952 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, giá trị tương ứng 595,2 tỷ đồng, kỳ hạn 123 tháng (hơn 10 năm), ngày đáo hạn là ngày 23/10/2031.

Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo. Với tài sản đảm bảo là “Quyền tài sản gắn liền với Dự án ĐTM Vạn Ninh; -Tài sản hình thành trong tương lai/đã hình thành gắn liền với Dự án ĐTM Vạn Ninh; Toàn bộ phần vốn góp của các thành viên góp vốn hiện hữu trong Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Điện mặt trời KN Vạn Ninh; Quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng mua bán điện (ký giữa Công ty và EVN/Đơn vị trực thuộc hoặc tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của EVN); và Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất tại Dự án KN Vạn Ninh”.

kn-van-ninh-2023-5834.png
Năm 2023, Điện mặt trời KN Vạn Ninh phải chi trả gần 120 tỷ đồng tiền lãi cho khối lượng dư nợ trái phiếu 1.000 tỷ đồng.

Lô trái phiếu này cũng có lãi suất 9,8%/năm, tổ chức đăng ký lưu ký là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank; HoSE: MBB).

Sau 9 đợt mua lại trái phiếu trước hạn, với khối lượng 1.226 trái phiếu, hiện lô trái phiếu KNVCH2131001 còn lưu hành 4.726 trái phiếu, tương ứng giá trị 472,6 tỷ đồng.

Được biết, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Điện mặt trời KN Vạn Ninh được thành lập vào tháng 3/2017, với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, truyền tài và phân phối điện. Vào thời điểm cuối tháng 3/2023, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Doanh nghiệp có trụ sở chính tại Bãi Dài, P.Cam Nghĩa, TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là doanh nhân Lê Nữ Thùy Dương.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Đặt cược vào AI, FPT có chiến lược phát triển mới bám vào 5 từ khoá

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho biết, FPT đang có những chiếc lược phát triển mới, bám chắc vào 5 từ khóa AI - BÁN - XE - SỐ - XANH (AI, Bán dẫn, Công nghệ ô tô, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh).

Lãi ròng quý III của FPT cao kỷ lục trong một quý FPT Software vừa ký một hợp đồng 225 triệu USD bằng doanh số của một năm, lãnh đạo khẳng định mục tiêu lợi nhuận tỷ đô không còn xa

Vì sao Bách Hoá Xanh lại chần chừ trong quyết định Bắc tiến?

Chia sẻ mới nhất về kế hoạch Bắc tiến của chuỗi bán lẻ Bách Hóa Xanh, lãnh đạo Thế Giới Di Động cho biết, đang cân nhắc mở cửa hàng thử nghiệm ở một tỉnh phía Bắc, nhưng điều này vẫn chưa được quyết.

Bắc có Winmart, Nam có Bách Hoá Xanh, cuộc đấu ngành bán lẻ ngày càng gay cấn MWG báo quý III hơn 800 tỷ đồng, sau Bách Hóa Xanh đến lượt EraBlue "đem tiền về cho mẹ"

Vingroup, Thế Giới Di Động hé lộ kế hoạch thưởng Tết cho nhân viên

"Ông lớn” bán lẻ Thế Giới Di Động dự kiến chi gần 1.700 tỷ đồng thưởng Tết Ất Tỵ cho nhân viên, trong khi ban lãnh đạo Vingroup cũng quyết định bổ sung 200 tỷ đồng vào ngân sách phúc lợi dành riêng cho các hoạt động nhân dịp Tết Nguyên đán cho tất cả các công ty thành viên.

Chuyện thưởng Tết của doanh nghiệp địa ốc: Tháng lương 13 trở thành “xa xỉ” Doanh nghiệp có phải công khai quy chế thưởng Tết?

Nhiều động thái mới tại Tập đoàn FLC

FLC đã tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát; khởi động lại hàng loạt dự án trọng điểm, tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về pháp lý và tài chính cho các dự án.

FLC Faros bất ngờ bổ nhiệm Tổng Giám đốc FLC đề xuất xây khu nghỉ dưỡng, sân golf tổng vốn 20.000 tỷ đồng ở Quảng Trị

Cổ phiếu Samsung hướng tới mức sụt giảm tồi tệ nhất trong hơn hai thập kỷ

Cổ phiếu của Samsung, công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất tại Hàn Quốc, đã giảm 2,1% trong phiên 13/11, nối dài chuỗi giảm bốn phiên liên tiếp và chạm mức 51.700 won/cổ phiếu.

Samsung mất “ngôi vương” vào tay Xiaomi tại thị trường Ấn Độ Epic Games cáo buộc Google và Samsung có hành vi phản cạnh tranh

Ông Phạm Nhật Vượng cam kết tài trợ VinFast 50.000 tỷ đồng, Vingroup cho VinFast vay tối đa 35.000 tỷ đồng

Từ nay đến hết năm 2026, Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, trong khi ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng từ các nguồn tài sản cá nhân.

Trong khoảng 1 năm, ông Phạm Nhật Vượng tài trợ cho VinFast gần 22.300 tỷ đồng Ông Phạm Nhật Vượng ra mắt Xanh SM Bike Platform, giống mô hình Grab Bike

Giá cổ phiếu MWG giảm mạnh sau khi ông Nguyễn Đức Tài trấn an “nhà đầu tư không nên lo lắng”

Hai phiên liên tiếp, giá cổ phiếu MWG đã giảm 6,5%. Trước đó, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG cho biết, nhà đầu tư không nên lo lắng về những thông tin gây nhiễu, việc ông bán ra cổ phiếu nhằm mục đích cá nhân.

Cổ phiếu Thế giới Di động MWG chính thức trở lại rổ VNDiamond, mã VRE vào nhóm chờ loại MWG báo quý III hơn 800 tỷ đồng, sau Bách Hóa Xanh đến lượt EraBlue "đem tiền về cho mẹ"

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: MWG đã trễ chuyến tàu 10 tỷ USD 3-4 năm

Thừa nhận tiến độ đạt tới mục tiêu doanh thu 10 tỷ USD đang chậm trễ khoảng 3-4 năm so với dự định, nhất là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song ông Nguyễn Đức Tài cho biết, MWG vẫn nuôi dưỡng giấc mơ này.

Cổ phiếu Thế giới Di động MWG chính thức trở lại rổ VNDiamond, mã VRE vào nhóm chờ loại Sau “giá rẻ quá”, Thế Giới Di Động tung chiến lược mới thay thế "mua trả góp" bằng trả chậm

TTC Land rục rịch tìm kiếm quỹ đất mở rộng dự án ở các đô thị vệ tinh ven TP. Hồ Chí Minh

Trong chiến lược phát triển mới giai đoạn 2026 - 2030, TTC Land cho biết sẽ tập trung phát triển dân cư vùng ven và đô thị vệ tinh với định hướng mở rộng quỹ đất khu dân cư diện tích khoảng 42 ha tại Tây Ninh và 11 ha tại Long An, tạo tiền đề bứt phá trong giai đoạn tới.

TTC Land bổ nhiệm thêm một nữ Phó Tổng Giám đốc 2 công ty vốn nghìn tỷ chưa niêm yết của TTC Group báo lãi tăng, nợ phải trả 6.000-7.000 tỷ đồng

Tồn kho của các “ông lớn” ngành thép HPG, HSG, NKG bao nhiêu?

Quý III/2024, tổng lượng tồn kho ngành thép ước khoảng 75.000 tỷ đồng, tương đương cuối quý II trước đó. Con số này thấp hơn khá nhiều so với giai đoạn chu kỳ bùng nổ của ngành thép từ năm 2021 đến đầu năm 2022.

Thép giá rẻ từ Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên thị trường toàn cầu Một thập kỷ làm nông của “vua thép” Hòa Phát