FPT giảm mạnh với thanh khoản kỷ lục, khối ngoại bán tháo, điều gì đang xảy ra với cổ phiếu công nghệ số 1 Việt Nam?

Từ đầu tháng 3 đến nay, khối ngoại chỉ mua ròng FPT duy nhất 1 phiên với giá trị không đáng kể. Tổng giá trị bán ròng luỹ kế trong 2 tuần qua lên đến hơn 1.300 tỷ đồng.

Cổ phiếu FPT vừa trải qua một phiên giao dịch sôi động dưới sức ép lớn từ bên bán. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16 triệu cổ phiếu, xác lập kỷ lục kể từ khi niêm yết n ăm 2006. Giá trị giao dịch lên đến hơn 2.100 tỷ đồng, lớn nhất sàn chứng khoán phiên 14/3.

Áp lực bán mạnh đẩy cổ phiếu FPT giảm mạnh 3,7% phiên 14/3, xuống mức 131.400 đồng/cp. So với đỉnh lịch sử đạt được hồi trung tuần tháng 1, FPT đã giảm khoảng 15% thị giá. Vốn hóa thị trường tương ứng lùi xuống còn 193.000 tỷ đồng, đánh mất vị trí tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam vào tay Vingroup.

Đáng chú ý, cổ phiếu FPT còn bị khối ngoại xả mạnh nhất toàn sàn phiên 14/3 vừa qua với giá trị bán ròng lên đến 650 tỷ đồng. Từ đầu tháng 3 đến nay, khối ngoại chỉ mua ròng FPT duy nhất 1 phiên (4/3) với giá trị không đáng kể. Tổng giá trị bán ròng luỹ kế trong 2 tuần qua lên đến hơn 1.300 tỷ đồng.

Bên cạnh áp lực chốt lời, những vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể là yếu tố tác động đến FPT thời gian qua. Sự ra đời của mô hình AI giá rẻ đến từ Trung Quốc làm rấy lên lo ngại của nhà đầu tư về sự suy giảm giá trị thị trường AI. Dù vậy, dù vẫn còn nhiều hoài nghi về tính chính xác của chi phí phát triển các mô hình này.

Mặt khác, ban lãnh đạo FPT cho rằng sự ra đời của các mô hình AI giá rẻ như DeepSeek có thể không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả FPT AI Factory. Thậm chí, sự xuất hiện của các mô hình AI chi phí thấp tương tự như DeepSeek có thể thúc đẩy việc ứng dụng AI hơn trong các doanh nghiệp/tổ chức, cho thấy cơ hội của các công ty công nghệ, bao gồm lĩnh vực AI của FPT.

Hồi tháng 4 năm ngoái, FPT công bố phát triển nhà máy AI thông qua chương trình hợp tác chiến lược toàn diện với “gã khổng lồ” ngành chip NVIDIA. Dự kiến, nhà máy AI tại Nhật Bản sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng 3/2025, chậm hơn so với kế hoạch ban đầu. Trong khi đó, nhà máy AI tại Việt Nam vẫn triển khai đúng tiến độ và dự kiến bắt đầu tạo doanh thu trong quý 1 với mục tiêu đạt 40 triệu USD doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhà máy AI/cho thuê GPU năm 2025.

Quảng cáo

Mảng công nghệ thông tin nước ngoài vẫn là động lực tăng trưởng chính

Năm 2025, FPT đặt mục tiêu doanh thu 75.400 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2024 (so với cùng kỳ); lợi nhuận trước thuế 13.395 tỷ đồng, tăng 21%. Nếu hoàn thành, đây sẽ tiếp tục là mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục mới của doanh nghiệp đầu ngành công nghệ Việt Nam và sẽ là năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng trên 20%/năm.

Theo báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng, dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) thị trường nước ngoài vẫn là mảng hứa hẹn tăng trưởng tốt nhất trong bối cảnh Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn cho các dịch vụ CNTT, với lợi thế chi phí thấp.

"Các công ty Việt Nam còn có thể gây ấn tượng với khách hàng về sự nhiệt tình, khả năng thích ứng, chăm chỉ,… và hưởng lợi từ xu hướng tìm kiếm đối tác khác ngoài Trung Quốc và tình trạng thiếu lao động ở nhiều nước", báo cáo của ACBS nhận định.

Theo Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), dịch vụ được cung cấp từ các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không chỉ dừng lại ở phát triển, kiểm thử mà đã trở thành đối tác tư vấn, nghiên cứu, thiết kết, phát triển chuyển đổi số cho các đối tác toàn cầu.

Về mảng dịch vụ, ACBS đánh giá Dịch vụ chuyển đổi số (DX) tiếp tục có triển vọng tích cực vì vẫn được thúc đẩy trên toàn cầu. Theo International Data Corporation (IDC), thị trường DX được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 16,2% lên gần 4.000 tỷ USD trong giai đoạn 2022-2027.

ACBS kỳ vọng mảng dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài của FPT có thể tăng trưởng doanh thu 26,6% svck trong 2025. Nhật Bản và châu Á – Thái Bình Dương có thể vẫn là những thị trường nổi bật nhất với mức tăng trưởng doanh thu dự phóng 30% svck nhờ nhu cầu gia tăng chi tiêu cho CNTT, đặc biệt là chuyển đổi số và AI.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát nợ vay gần 90.000 tỷ, tiền mặt xuống thấp nhất 4 năm

Thời điểm cuối quý 1/2025, Hòa Phát nợ vay gần 90.000 tỷ đồng, tăng hơn 6.000 tỷ so với đầu năm và là mức dư nợ vay tài chính cao kỷ lục kể từ khi hoạt động.

Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp? Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng

Microsoft tăng giá bán một loạt sản phẩm

Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) vừa thông báo quyết định tăng giá máy chơi game Xbox Series S/X, bộ điều khiển không dây Xbox và thậm chí cả một số trò chơi mới dành cho Xbox trên toàn cầu.

Sau hơn 20 năm, Microsoft chính thức đóng cửa Skype Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa

Vietnam Airlines báo lãi hơn 3.600 tỷ đồng trong quý I/2025 nhờ khách quốc tế và giá nhiên liệu

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – mã chứng khoán HVN) cho biết lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong quý I/2025 ước đạt gần 3.625 tỷ đồng. Kết quả này chủ yếu nhờ sự phục hồi mạnh của khách quốc tế và giá nhiên liệu giảm so với cùng kỳ năm trước.

Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao nhất lịch sử Nỗ lực thu hẹp thâm hụt thương mại Mỹ - Việt: Loạt đơn hàng tỷ đô của Vietnam Airlines, Vietjet, PV GAS Tin vui cho Vietnam Airlines và Vietjet: Chính phủ ban hành nghị định mở đường nhập khẩu máy bay từ Nga, Trung Quốc, Brazil, Canada và Anh

Quý I, doanh thu dịch vụ, khách sạn Vinpearl tăng 45% so với cùng kỳ 2024, lên hơn 2.400 tỷ đồng

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vinpearl tăng 45% so với cùng kỳ năm 2024, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh này cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 83%.

Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Lợi nhuận của Sabeco về mức thấp nhất 14 quý

Cạnh tranh gia tăng cùng với "tác động kép" của Nghị định 168 và việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với Tập đoàn Bia Bình Tây sau khi hợp nhất đã khiến doanh thu của Sabeco sụt giảm, kéo theo lợi nhuận về mức thấp nhất kể từ quý IV/2021.

Sabeco báo lãi sau thuế 4.495 tỷ đồng năm 2024 Sabeco dự chi 6.400 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt, gấp 1,3 lần lợi nhuận mục tiêu năm 2025

Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế

BCTC hợp nhất quý 1/2025 cho thấy, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) lãi trước thuế hơn 3,674 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước dù vừa phải phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế.

Sacombank chưa chia cổ tức, đặt mục tiêu lãi 14.560 tỷ đồng trong 2025 Sacombank bất ngờ lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu sau 10 năm