Đường đến phát thải ròng bằng 0 cần sớm đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng xanh

Lựa chọn tốt nhất và hiệu quả nhất về chi phí để hỗ trợ tăng trưởng bền vững của Việt Nam là mở rộng quy mô điện mặt trời và điện gió, cũng như điện hóa ngành giao thông vận tải và công nghiệp.

picture2.jpg
Hình ảnh tại Lễ công bố Báo cáo "Triển vọng Năng lượng Việt Nam – Đường đến Phát thải ròng bằng 0"

Việc Việt Nam đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 không chỉ khả thi về mặt kỹ thuật, mà còn là một kịch bản hiệu quả nhất về chi phí.

Song, để đạt được mục tiêu này, phát thải CO₂ của Việt Nam cần đạt đỉnh vào năm 2030 và quá trình chuyển đổi năng lượng xanh cần được thực hiện khẩn trương với tốc độ nhanh hơn trước đây.

Theo Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam – Đường đến Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) do Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Việt Nam), Cục Năng lượng Đan Mạch (DEA) và Đại sứ quán Đan Mạch thực hiện vừa công bố ngày 19/6, lựa chọn tốt nhất và hiệu quả nhất về chi phí để hỗ trợ tăng trưởng bền vững của Việt Nam là mở rộng quy mô điện mặt trời và điện gió, cũng như điện hóa ngành giao thông vận tải và công nghiệp.

Điều quan trọng là cần sớm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh để tránh những chi phí lớn không cần thiết. Đặc biệt, báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị cụ thể về cách Việt Nam có thể đạt được mục tiêu trung hòa khí hậu vào năm 2050 và đảm bảo đạt đỉnh phát thải CO₂ vào năm 2030.

Quảng cáo

Theo ông Kristoffer Böttzauw, Cục trưởng Cục Năng lượng Đan Mạch, Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và chuyển đổi xanh sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững cho toàn xã hội.

“Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, để đảm bảo phát triển bền vững Việt Nam cần phải tách biệt tăng trưởng kinh tế với tiêu thụ năng lượng, đồng thời xây dựng một hệ thống năng lượng xanh và bền vững hơn thông qua đầu tư vào năng lượng tái tạo và công nghệ tiết kiệm năng lượng”, ông Kristoffer Böttzauw nói.

Cần xác định các địa điểm cho phát triển điện gió ngoài khơi

Đại sứ Đan Mạch Nicolai Prytz nhấn mạnh: “Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Việt Nam cần có những nỗ lực nhanh chóng, mạnh mẽ và bền vững. Điều này không chỉ quan trọng đối với việc giải quyết nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, mà còn giúp thu hút đầu tư FDI".

Theo phân tích từ báo cáo, để phát thải đạt đỉnh vào năm 2030 và trung hòa khí hậu vào năm 2050 thì cần có thêm 56 GW điện tái tạo (17 GW điện gió trên bờ và 39 GW điện mặt trời) vào năm 2030. Bất kỳ sự chậm trễ nào trong quá trình chuyển đổi sẽ gây ra các chi phí tốn kém không cần thiết do những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu.

Để thực hiện tham vọng xây dựng 84 GW năng lượng gió ngoài khơi vào năm 2050, Việt Nam cần có cam kết mạnh mẽ và hành động sớm. Đặc biệt, việc sớm ban hành khung pháp lý rõ ràng để có thể thu hút các khoản đầu tư lớn vào ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.

Báo cáo cũng khuyến nghị, Việt Nam nên bắt tay ngay vào việc xác định các địa điểm cho phát triển điện gió ngoài khơi, chuẩn bị cơ sở hạ tầng cảng và củng cố hệ thống lưới điện truyền tải.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Lượng khách của ngành hàng không Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục

10 hãng hàng không Hàn Quốc bao gồm hai hãng hàng không cung cấp dịch vụ đầy đủ là Korean Air, Asiana Airlines và tám hãng hàng không giá rẻ như Jeju Air, Jin Air, T'way Air, Air Busan và Air Seoul.

Các hãng hàng không lãi "khủng" quý I/2024 có phải do giá vé tăng cao? Thiếu hụt máy bay, các hãng hàng không trả chi phí “khủng” để đi thuê

Thị trường dầu nửa cuối năm 2024: Biến động khó lường giữa nhiều yếu tố đối chọi

Nhiều nhà phân tích thị trường dầu sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2024, nhưng khi OPEC+ tuyên bố bắt đầu dỡ bỏ giới hạn sản xuất khiến thị trường này biến động khó lường giữa nhiều yếu tố đối chọi.

Giá kim loại quý 'ngược dòng' thị trường hàng hóa Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Sẽ có thêm hàng chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang trình các cấp có thẩm quyền ban hành một số chính sách tài khóa trong thời gian tới, với số tiền đề xuất hỗ trợ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Có hiện tượng các doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng "bình ổn" VietinBank ưu đãi phí tài trợ thương mại cho doanh nghiệp SME

"Có sơ sở để kỳ vọng GDP năm 2024 đạt 7%"

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, sau kết quả tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm rất tích cực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5 - 7%, phấn đấu đạt mức cao 7% để có những chỉ đạo quyết liệt hơn.

GDP quý I/2024 tăng cao nhất 5 năm GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực, ước đạt 6,93%

Trung Quốc tối ưu hoá các chính sách để thúc đẩy du lịch

Theo Cục Quản lý Di dân Quốc gia Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2024, có 14,635 triệu người nước ngoài đã nhập cảnh vào nước này tại các cửa khẩu trên cả nước, tăng 152,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

HSBC: Khách du lịch Trung Quốc quay lại Việt Nam có thể lên tới 80% Mất nhiều năm để du lịch Trung Quốc ra nước ngoài trở lại như trước đại dịch

Thị trường lương thực thế giới ghi nhận tín hiệu ổn định

Chỉ số giá lương thực thế giới ổn định trong tháng 6/2024, khi giá ngũ cốc giảm giúp cân bằng với xu hướng đi lên của chỉ số giá dầu thực vật, đường và sản phẩm từ sữa.

Ngành hàng lương thực, thực phẩm giảm giá sâu từ ngày 25 tháng Chạp Thiếu gạo, Indonesia tìm cách đa dạng hoá nguồn lương thực

Lợi nhuận của ngành hàng không Mỹ giảm dù lượng hành khách cao kỷ lục

Theo dự báo, một lượng kỷ lục hành khách đi máy bay tại Mỹ trong tuần nghỉ lễ này. Tuy nhiên, các hãng hàng không lại đang đối mặt với nhiều vấn đề, như chi phí, lương và lãi suất tăng.

Hàng không Mỹ và châu Âu trước những cơ hội khi Trung Quốc mở cửa Ngành hàng không Mỹ dự báo nhu cầu cao nhưng chi phí lớn vào năm 2023