Lần đầu tiên sau 25 năm, Intel bị loại khỏi Dow Jones và thay thế bằng Nvidia, vốn là startup từng bị chính tập đoàn cười nhạo cách đây 19 năm

Vật vã trong khoản lỗ lớn nhất lịch sử và bị Qualcomm đàm phán mua lại cổ phần, Intel đang dần mất ánh hào quang về tay Nvidia chỉ vì có tầm nhìn sai lầm.

Tờ Fortune cho hay cổ phiếu của hãng chip Nvidia sẽ thay thế Intel để gia nhập chỉ số Dow Jones, khiến nhiều nhà đầu tư bị sốc.

Xin được nhắc chỉ số công nghiệp Dow Jonws là một trong 3 chỉ số chứng khoán chính lâu đời ở Mỹ và được theo dõi chặt chẽ trên Phố Wall. Với 30 mã cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường, chỉ số Dow Jones thậm chí còn được coi là một trong những thước đo của nền kinh tế Mỹ.

Bởi vậy việc Nvidia sẽ chính thức thay thế Intel trong chỉ số này vào phiên 8/11/2024 tới đây sẽ đánh dấu bước ngoặt cho sự trỗi dậy của trí thông minh nhân tạo trong ngành bán dẫn. Nhờ sự đầu tư vào mảng chip bán dẫn cho AI mà Nvidia hiện đang là công ty có tổng giá trị vốn hóa lớn thứ 2 thế giới với 3,32 nghìn tỷ USD, chỉ kém một chút so với hãng đứng đầu là Apple.

Trong khi Nvidia trỗi dậy thì Intel, một trong 2 hãng công nghệ đầu tiên của Mỹ được đưa vào chỉ số Dow Jones, lại đang chứng kiến hàng loạt dấu hiệu tiêu cực. Ngoài việc bị loại khỏi Dow Jones, tờ Wall Street Journal (WSJ) còn cho hay Qualcomm đang tiếp cận để bàn chuyện mua lại một phần Intel.

Điều đắng cay hơn cả là Intel đã từng cân nhắc mua lại Nvidia vào năm 2005 với giá 20 tỷ USD nhưng việc đánh giá nhầm khiến hội đồng quản trị của Intel từ chối thương vụ này.

Hiện tổng vốn hóa thị trường của Intel đã giảm xuống chỉ còn 98,99 tỷ USD.

Báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất cho thấy Intel đã lỗ 16,6 tỷ USD, lớn nhất trong 56 năm lịch sử của hãng và vượt xa mức lỗ dự kiến 1,1 tỷ USD của các chuyên gia phân tích trước đó.

Tuy nhiên việc để Nvidia vượt mặt chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi chính tầm nhìn hạn hẹp của Intel mới là điều khiến ông vua chip này bị soán ngôi. Không chỉ đánh giá sai tiềm năng của Nvidia năm 2005, hãng còn thua đau trước TSMC, một công ty mà Intel từng cười nhạo vào thập niên 1980 để rồi giờ đây phải hối hận.

Cười nhạo TSMC

Vào thập niên 1980, ý tưởng chỉ nhận sản xuất hợp đồng cho các nhà thiết kế chip của TSMC đã bị nhiều người cười nhạo.

Nguyên nhân chính là Intel, tập đoàn sản xuất chip hàng đầu khi đó tự thiết kế và sản xuất chip cho chính mình. Bởi vậy việc chỉ đi nhận sản xuất và phụ thuộc vào thiết kế của khách hàng thời kỳ đó được cho là khác lạ.

Thế nhưng chỉ 40 năm sau, trong khi Apple hay thậm chí Qualcomm cũng hợp tác cùng TSMC để sản xuất chip bán dẫn thì Intel lại đang kẹt với chính họ do không kịp thay đổi theo tình hình công nghệ.

Giờ đây khi Qualcomm đề nghị mua lại một phần Intel như một chiến lược hợp tác, ủy quyền thiết kế để tận dụng khả năng sản xuất của đế chế này thì mọi chuyện dường như đã quá muộn.

Cuối thập niên 1980, nhà đồng sáng lập AMD Jerry Sanders đã từng có câu nói nổi tiếng: "Đàn ông đích thực thì nên dựng nhà máy sản xuất chip".

Đến năm 2024, tờ Business Insider (BI) cho rằng câu nói này sẽ phù hợp hơn với "Một quốc gia thì nên có nhà máy sản xuất chip".

Theo BI, những nhà máy sản xuất chip là những cơ sở khổng lồ cần hàng tỷ USD và nhiều năm xây dựng, chưa kể chúng cực kỳ khó để vận hành hiệu quả, tìm đường ra cho sản phẩm cũng như cạnh tranh trên thị trường.

Trong suốt nhiều thập kỷ, Intel là công ty giỏi nhất ở lĩnh vực này.

Tuy nhiên kể từ sau năm 2018, vị thế dẫn đầu của Intel dần suy giảm do mắc hàng loạt sai lầm, để TSMC trỗi dậy trở thành nhà sản xuất chip tốt nhất thế giới.

Hiện Intel chỉ có giá trị dưới 100 tỷ USD, thậm chí không lọt nổi vào top 150 hãng bán dẫn lớn nhất thế giới về vốn hóa trong khi TSMC có tổng giá trị gần 1 nghìn tỷ USD, lọt vào top 10.

Tờ BI nhận định đây là sự sa sút đáng kinh ngạc với Intel, qua đó ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như vị thế của Mỹ.

Nếu các doanh nghiệp muốn có những con chip tốt nhất cho điện thoại, xe điện, thiết bị điện tử, vệ tinh, hay thậm chí là tên lửa, họ sẽ phải tìm đến TSMC hoặc Samsung, nơi có các nhà máy bán dẫn đủ sức sản xuất số lượng lớn sản phẩm tiên tiến nhất chứ không phải Intel.

Vô số những "nhà sản xuất chip" nổi tiếng hiện nay ở Mỹ không thực sự sản xuất chip bán dẫn mà thuê ngoài cho TSMC, ví dụ như Nvidia, Qualcomm hay AMD. Thậm chí đến Apple dù tự thiết kế chip cũng để TSMC làm ra chúng.

Quảng cáo

Xin được nhắc lại một lần nữa, việc sản xuất những con chip phức tạp, công nghệ cao ở quy mô lớn mà không có bất kỳ khuyết điểm nhỏ nào là vô cùng khó khăn. Chúng cần đầu tư tiền bạc, thời gian và công nghệ.

Nhiều "nhà sản xuất chip" nổi tiếng mà chúng ta nghĩ đến ở Hoa Kỳ ngày nay thực sự không sản xuất chip. Nvidia, Qualcomm, AMD và tất cả các công ty khác thiết kế chip, sau đó họ thường để TSMC sản xuất chúng. Apple và một loạt các công ty công nghệ lớn khác cũng để TSMC tự sản xuất chip mà họ thiết kế.

Một lần nữa, thực sự sản xuất những sản phẩm phức tạp này ở quy mô lớn, không có bất kỳ khuyết điểm nhỏ nào, là vô cùng khó khăn.

"Với hàng tỷ bóng bán dẫn trên chip, chỉ một vấn đề với một số lượng nhỏ các bóng bán dẫn đó có thể khiến toàn bộ con chip trở nên vô dụng. Quá trình sản xuất có thể mất tới sáu tháng và liên quan đến hàng trăm bước đòi hỏi sự cẩn thận điên cuồng đến từng chi tiết. Mỗi lần có lỗi, nhà máy sẽ buộc phải thực hiện các điều chỉnh và thử một cách tiếp cận mới. Nếu thay đổi có hiệu quả, thông tin đó sẽ được lưu lại để thử nghiệm cho thử thách tiếp theo. Bởi vậy càng nhiều đợt sản xuất thì họ càng học hỏi tốt hơn và TSMC hiện đang nắm giữ nhiều đơn hàng nhất", bài phân tích năm 2018 của Ian King mô tả.

Mặc dù Intel có đủ nguồn lực, công nghệ nhưng họ lại đi chệch hướng và hậu quả là giờ đây khó lòng "quay xe" để bắt kịp với thế giới.

Đây là một vòng luẩn quẩn bởi nếu không có kinh nghiệm sản xuất số lượng lớn chip thì khách hàng sẽ không đặt hàng Intel mà quay sang TSMC, nhưng không có khách hàng thì việc mở rộng sản xuất và nâng cao kinh nghiệm là điều không thể với Intel.

Bởi vậy Qualcomm dù có muốn giúp cũng không thể làm gì được.

Hơn nhau ở tầm nhìn

Theo BI, việc Qualcomm cân nhắc mua lại một phần Intel là một mối quan hệ hợp tác kỳ lạ.

Rõ ràng Qualcomm không quan tâm đến mảng sản xuất chip của Intel mà tập trung hơn vào thiết kế chip, vốn là thế mạnh của Qualcomm.

Nói đơn giản hơn, thay vì thuê ngoài TSMC thì Qualcomm tìm đến Intel, công ty duy nhất ở Mỹ biết cách sản xuất chip ở quy mô lớn với công nghệ tiên tiến nhất.

Tuy nhiên mối quan hệ này có thể không giúp gì được cho ngành chip bán dẫn Mỹ.

Quay ngược dòng lịch sử, trong suốt nhiều thập niên, Intel đã tích hợp chặt chẽ 2 mảng thiết kế và sản xuất chip bán dẫn. Mô hình này phát huy hiệu quả khi công ty có thể thiết lập các nhà máy của mình theo đúng thông số kỹ thuật của các nhà thiết kế chip nội bộ.

Thế rồi thế giới chuyển mình theo một cách tiếp cận khác do TSMC đi tiên phong, nghĩa là thay vì vừa thiết kế vừa sản xuất thì giờ đây TSMC chỉ điều hành các nhà máy sản xuất quy mô lớn cho các hãng thiết kế chip.

Ban đầu ý tưởng này bị cười nhạo nhưng rồi chúng dần được chấp nhận nhờ tiết kiệm chi phí và hoạt động hiệu quả. Các hãng thiết kế cắt giảm được chi phí, tập trung được nguồn lực vào mảng mạnh của mình còn TSMC thì học hỏi và liên tục nâng cao khả năng sản xuất chip quy mô lớn, chất lượng cao với tiêu chuẩn ổn định.

Sai lầm lớn nhất của Intel là đã bỏ qua ý tưởng này để rồi khi Apple, Qualcomm và AMD chọn TSMC, mọi chuyện đã trở nên quá muộn.

Việc nhận được những đơn hàng lớn khiến TSMC có kinh nghiệm sản xuất chip tốt hơn bất kỳ đối thủ nào khác, kể cả Intel, với kinh nghiệm sản xuất những con chip bán dẫn của nhiều thương hiệu khác nhau.

Trái ngược lại, Intel lại đang mắc kẹt với chính bản thân họ vì các nhà máy của hãng chỉ sản xuất cho nội bộ.

Hậu quả là khi chip điện thoại thông minh bùng nổ, Intel chẳng đủ sản lượng để bắt kịp TSMC trong cuộc đua giành khách hàng. Thế rồi cơn sốt AI càng khiến Nvidia và TSMC tăng tốc, bỏ lại một Intel già cỗi.

Theo BI, sự cố chấp trong hoạt động sản xuất của Intel đang giết chết tập đoàn này và để xóa bỏ nó, hãng sẽ phải tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian, thậm chí đối mặt với rủi ro sụp đổ.

Giờ đây, Intel thậm chí đã phải trả tiền cho TSMC để sản xuất một số dòng chip của mình.

Để giải quyết vấn đề, chính phủ Mỹ đã thuyết phục các công ty thuê nhà máy sản xuất của Intel và đây chính là những gì đang diễn ra khi Qualcomm cân nhắc mua lại một phần Intel.

Tuy nhiên liệu điều này có hiệu quả hay không thì cần thời gian mới trả lời được.

*Nguồn: BI, WSJ, Fortune

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Ngày hội trải nghiệm đặc biệt Hyundai Experience Day 2024 sắp quay trở lại

Trong 2 ngày 7-8/12/2024, Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) sẽ tổ chức chương trình trải nghiệm thương hiệu đặc biệt mang tên Hyundai Experience Day 2024 với chủ đề “Vượt lên mọi giới hạn”.

Hyundai Santa Fe chính thức ra mắt với nhiều công nghệ và tính năng nổi bật Hyundai Tucson thế hệ mới ra mắt thị trường Việt Nam

Bay khắp Việt Nam từ Đài Loan (Trung Quốc) nhận ngay 20kg hành lý ký gửi miễn phí, Vietjet thôi!

Kỷ niệm 10 năm kể từ chuyến bay đầu tiên giữa Đài Loan và Việt Nam, Vietjet dành tặng hành khách đại tiệc khuyến mãi với vé bay từ 0 đồng (*) và tặng 20kg hành lý ký gửi (**) cho hành khách bay vé Eco từ Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng đến TP. Hồ Chí Minh, H

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp Kết thúc 9 tháng năm 2024, Vietjet đạt doanh thu 51.769 tỷ đồng, tiếp tục nhận tàu bay mới

Những doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi phân bón chính thức chịu thuế VAT 5%

Theo các đơn vị phân tích việc thay đổi từ “không chịu thuế VAT” sang “chịu thuế VAT 5%” chủ yếu sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất ure và DAP, trong khi tác động đến các nhà sản xuất NPK là không đáng kể.

Mỗi tấn phân bón đang phải "gánh" thêm 500.000 đồng vì không bị áp thuế Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Phát Đạt, Danh Khôi ảnh hưởng ra sao khi Bình Định tạm dừng chuyển nhượng các lô đất trong khu kinh tế Nhơn Hội?

Ban Quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội đề xuất tạm dừng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các lô đất hiện nay nhà đầu tư chưa chuyển nhượng cho người dân.

Phát Đạt trở lại đường đua bất động sản khu công nghiệp Phát Đạt báo lãi quý III giảm 50%

Quý III, doanh số bàn giao xe VinFast tăng 11%, doanh thu tăng hơn 49%

VinFast ghi nhận kết quả kinh doanh quý III/2024 với kết quả khả quan khi giao tổng cộng 21.912 xe, tăng 115% so với cùng kỳ năm ngoái; đạt 511,6 triệu USD doanh thu, tăng 49,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Phạm Nhật Vượng cam kết tài trợ VinFast 50.000 tỷ đồng, Vingroup cho VinFast vay tối đa 35.000 tỷ đồng Vingroup tách VinFast, lập công ty con vốn gần 2.500 tỷ đồng

Công ty EPS thuộc EVNGENCO3 ký gia hạn hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành với Nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Công ty Dịch vụ sửa chữa các Nhà máy điện EVNGENCO3 (EPS) - Đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Phát điện 3 ký kết gia hạn hợp đồng Dịch vụ quản lý vận hành với Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4.

EVNGENCO3 tham gia hội nghị hiện trạng chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam EVNGENCO3 giảm hơn 4.200 tỷ nợ vay trong 9 tháng đầu năm 2024

Doanh nghiệp liên quan Novaland chi 640 tỷ đồng tất toán trái phiếu trước hạn

Cát Liên Hoa đã chi lần lượt 340 tỷ đồng và 300 tỷ đồng (theo mệnh giá) mua lại toàn bộ phần gốc đang nợ trái chủ các lô CLHCH2126001 và CLHCH2125003, qua đó tất toán sớm trước hạn khoảng 1-2 năm các khoản vay từ năm 2021.

Dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai được “gỡ vướng” pháp lý Novaland chấm dứt hợp đồng kiểm toán với PWC sau một thập kỷ, "chê" không đáp ứng yêu cầu cần thiết

Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại, tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động của Quốc Cường Gia Lai

Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (mã QCG) vừa có thông báo về việc bà Nguyễn Thị Như Loan đã được tại ngoại trong quá trình điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi t

Quốc Cường Gia Lai (QCG) muốn bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Cường làm Tổng Giám đốc thay bà Như Loan HoSE cắt margin với 85 mã chứng khoán trong quý 4/2024: Loạt cổ phiếu "hot" như NVL, QCG, HVN, HAG, ITA...đều góp mặt