ĐHĐCĐ FECON: Đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục, có lãi trở lại sau năm 2023 thua lỗ

Với dự báo thị trường xây dựng sẽ phục hồi dần từ quý III/2024 và đã có những gói thầu lớn ký vào cuối năm 2023, ban lãnh đạo FECON cho rằng việc đạt doanh thu kỷ lục 4.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 60 tỷ đồng trong năm 2024 là khả thi.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của FECON sáng 26/4
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của FECON sáng 26/4

Sáng 26/4, Công ty CP FECON (mã FCN) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 để thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 và kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024, bầu Thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2029.

Theo đó, đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu hợp nhất dự kiến đạt kỷ lục 4.000 tỷ đồng, tăng 39% so với thực hiện năm 2023 và mục tiêu lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng, cải thiện đáng kể từ mức lỗ sau thuế 42 tỷ đồng năm 2023.

Theo ban lãnh đạo FECON, kế hoạch kinh doanh này được dự báo trên cơ sở các dự án đã ký hợp đồng đến thời điểm báo cáo và khối lượng chuyển tiếp từ năm 2023, đồng thời căn cứ vào xác xuất trúng thầu của khoảng 80 dự án thi công trong danh mục các dự án đang phát triển mới hoặc chờ kết quả đấu thầu. Bên cạnh đó là hợp nhất kết quả kinh doanh của mảng đầu tư dự án với kế hoạch thực hiện quyết liệt 2 dự án dự án khu đô thị Square City tại TP Phổ Yên và dự án Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái.

fcn-4901-1633.png

Đã ký được nhiều gói thầu lớn, mục tiêu doanh thu 4.000 tỷ đồng là khả thi

Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT FECON đánh giá, năm 2024 thị trường xây dựng được dự báo sẽ phục hồi dần từ quý III và phát triển giai đoạn cuối năm để hướng tới năm 2025 nhiều bứt phá hơn.

Trên cơ sở đó, FECON xây dựng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2024-2029 với doanh thu hằng năm tăng tối thiểu 15% so với năm liền trước; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hợp nhất đạt tối thiểu 5%; tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 10%/năm (bằng tiền mặt và/hoặc cổ phiếu).

Nhìn lại năm 2023 với doanh thu hợp nhất chỉ đạt 76% kế hoạch, tương đương 2.880 tỷ đồng và lỗ sau thuế 42 tỷ đồng (trong khi kế hoạch đặt ra là lãi 125 tỷ đồng), ông Khoa cho biết, năm 2023, bức tranh kinh tế năm tiếp tục ảm đạm khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam không hoàn thành mục tiêu đề ra và chỉ đạt 5% do tình hình địa chính trị thế giới căng thẳng kéo dài, đứt gãy chuỗi cung ứng gây lạm phát toàn cầu.

Do đó, ngành xây dựng gặp không ít khó khăn dẫn tới nhiều nhà thầu lớn nhỏ bị phá sản do không thể tiếp cận nguồn vốn, chịu nhiều rủi ro pháp lý kinh doanh và khó khăn trong công tác thu hồi công nợ từ các chủ đầu tư. Các dự án đầu tư công, hạ tầng được Chính phủ chú trọng ưu tiên giải ngân, nhưng vấn đề khan hiếm nguồn cung vật liệu, định mức đơn giá dự toán thấp vẫn gây khó khăn lớn cho các đơn vị thi công. Các dự án công nghiệp và năng lượng tiếp tục chậm trễ do cơ chế, chính sách chưa được hoàn thiện.

Trong bối cảnh đó, dù đã nỗ lực song công ty vẫn không đạt kế hoạch đề ra ban đầu, hầu hết các công ty thành viên trong hệ thống của FECON ghi nhận kết quả lợi nhuận âm trong bối cảnh các khách hàng, chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, số lượng dự án triển khai ít khiến cho lợi nhuận của công ty lần đầu tiên tăng trưởng âm kể từ khi thành lập.

Mặc dù vậy, lợi nhuận gộp hợp nhất đạt 485 tỷ ghi nhận mức tăng đáng kể tới 36% so với cùng kỳ. Tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng cũng đã giảm khoảng 12 tỷ so với năm 2022. Kết quả này cho thấy lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh cốt lõi đã có sự tăng trưởng ổn định trong năm vừa qua nhưng chi phí tài chính rất lớn, ăn mòn hết lợi nhuận.

"Năm 2023 FECON không đạt kế hoạch trong bối cảnh rất khó khăn chung, các hợp đồng ký được giá rất thấp, không thu được công nợ, chi phí ăn mòn lợi nhuận gộp", ông Khoa chia sẻ.

Dù vậy, theo ông Khoa, năm 2023, ở mảng thi công Fecon tiếp tục triển khai và hoàn thành các hợp đồng dự án đã ký từ năm 2022 như: Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2 Hà Tĩnh, dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè TP.HCM; dự án cảng Lạch Huyện 5-6 Hải Phòng; dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3-4 Đồng Nai,... Các dự án mới ký kết hợp đồng được triển khai từ quý III/2023 gồm dự án A09 số 10 Trần Kim Xuyến Hà Nội, dự án Vũ Yên Vinhomes Hải Phòng, dự án Trần Thị Lý Sun Group Đà Nẵng…

Chủ tịch FECON cho rằng, đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thị trường xây dựng dựng cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp chỉ xác định mục tiêu có dự án để tồn tại qua giai đoạn khó khăn thay vì mục tiêu lợi nhuận.

Quảng cáo

Đối với hoạt động đầu tư, Fecon cũng đã tập trung phát triển và hoàn thiện thủ tục các dự án khu đô thị và khu công nghiệp, trong đó đáng chú ý là hoàn thành thủ tục pháp lý và xác lập quyền chủ đầu tư cho dự án khu đô thị Square City Phổ Yên Thái Nguyên và Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái Bắc Giang. Riêng nhiệm vụ thoái vốn dự án điện gió tại Sóc Trăng và dự án sinh thái Lê Đông Khê chưa hoàn thành khiến doanh nghiệp chưa giải phóng được gánh nặng chi phí tài chính liên quan.

"Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh năm 2023 là tổng giá trị hợp đồng ký kết hơn 4.000 tỷ đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận năm 2024", ông Khoa nói và cho biết với việc ký được những hợp đồng lớn, ban lãnh đạo đánh giá mục tiêu doanh thu 4.000 tỷ đồng là khả thi.

ong-khoa-5092-2600.jpg
Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT FECON

Trả lời thắc mắc của cổ đông về việc FECON đặt kế hoạch doanh thu 2024 kỷ lục nhưng lợi nhuận chỉ 60 tỷ đồng ông Khoa cho rằng mặc dù doanh thu cao nhưng hợp đồng ký vào thời điểm thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, do đó lợi nhuận từ các hợp đồng ký được rất thấp, lợi nhuận tạo ra từ công tác thi công không có nhiều.

Chủ tịch FECON các dự án có hàm lượng công nghệ cao nhất là các dự án cụm công nghiệp, khu công nghiệp, đô thị sẽ giúp công ty có lợi nhuận tốt hơn trong thời gian tới.

“Trong giai đoạn khó khăn vừa qua cạnh tranh lớn, nhiều doanh nghiệp xây dựng doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng cũng chỉ có lợi nhuận vài chục tỷ đồng”, ông Khoa nói.

Về việc các luật mới ban hành, sửa đổi trong lĩnh vực bất động sản có tác động đối với FECON không, ông Khoa cho biết tác động không nhiều lắm. Hiện các dự án của FECON chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, với mảng này cơ chế thông thoáng hơn, giao về các địa phương sẽ có cơ chế cấp phép nhanh hơn. Cho nên, về cơ bản, các dự án của Fecon khá thuận lợi trong thời gian này.

Về thị trường bất động sản nói chung, nhiều đối tác Nhật Bản, Trung Quốc triển khai nhiều dự án, FECON đang làm với những đối tác Singapore, với các dự án lớn này FECON hy vọng sẽ giúp hoạt động kinh doanh được cải thiện.

Dòng tiền cải thiện nhờ trúng nhiều hợp đồng lớn

Tại đại hội, đề cập đến vấn đề dòng tiền của FECON, cổ đông đặt câu hỏi dòng tiền kinh doanh các năm trước của công ty đều âm nhưng năm 2023 đã chuyển dương. Năm 2024 liệu dòng tiền có cải thiện hơn không? Tình hình trái phiếu công ty như thế nào?

Làm rõ vấn đề này, bà Nguyễn Thị Nghiên, Giám đốc tài chính FECON cho biết, việc dòng tiền cải thiện vào cuối năm 2023 là do quý IV năm ngoái công ty trúng hàng loạt hợp đồng giá trị lớn và nhận được tiền tạm ứng.

Để tiếp tục cải thiện dòng tiền trong thời gian tới, FECON đưa ra một số giải pháp như thu hồi công nợ cũ tồn đọng khó đòi, gia tăng tạm ứng từ hợp đồng mới, đồng thời sàng lọc kỹ dự án, chọn chủ đầu tư tốt để đảm bảo dòng tiền cho dự án, thoái vốn tại một số lĩnh vực để cải thiện dòng tiền kinh doanh cốt lõi.

Đối với dư nợ trái phiếu, bà Nghiên cho hay, tháng 12/2023, công ty đã triển khai đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để tái cơ cấu các khoản nợ vay phải trả. Kết quả của đợt phát hành trái phiếu đã thành công thu về 126 tỷ đồng.

"Với tình hình khó khăn chung của thị trường trái phiếu, trong suốt thời gian hoạt động FECON luôn đảm bảo trả gốc và lãi cho trái chủ. Tuy nhiên, tình hình thị trường trái phiếu khó khăn khiến việc phát hành trái phiếu khó hơn, lãi cũng cao hơn song FECON vẫn phát hành thành công để đảm bảo hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh", bà Nghiên nói.

Ngoài ra, với việc mới đây HD Capital mua vào 7 triệu cổ phiếu FCN, nâng tỷ lệ sở hữu từ 6,5 triệu cổ phiếu FCN (tỷ lệ 4,13%) lên 13,5 triệu cổ phiếu FCN (tỷ lệ 8,57%) và trở thành cổ đông lớn tại FECON, ông Khoa cho rằng đây là tin vui với công ty. Ông hy vọng với sự tham gia của các đối tác lớn công ty sẽ có thêm các đối tác hỗ trợ và nguồn vốn để làm được những dự án lớn hơn.

Với lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2023, FECON đã trình đại hội thông qua kế hoạch không chia cổ tức và thưởng cho HĐQT và ban kiểm soát. Trước đó, trong giai đoạn 2019-2022 công ty luôn duy trì tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt, và/hoặc cổ phiếu. Năm 2024 với kế hoạch có lãi trở lại 60 tỷ đồng, công ty dự kiến sẽ chia cổ tức trở lại với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt.

Cũng tại đại hội, cổ đông đã bỏ phiếu thông qua bầu HĐQT nhiệm kỳ 2024-2025 của FECON với 7 thành viên gồm: Ông Phạm Việt Khoa, ông Trần Trọng Thắng, ông Satoyuki Yamane, ông Nguyễn Văn Thanh, Ông Nguyễn Trần Đăng Phước, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa (Thành viên HĐQT độc lập) và ông Hà Cửu Long (Thành viên HĐQT độc lập).

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng

Ngày 21/12, sự kiện công bố thương hiệu Merry Plaza do Công ty CP Merry Commercial (MerryCom) khai thác vận hành đã chính thức diễn ra. Điểm đến đầu tiên mang thương hiệu Merry Plaza, khối đế thương mại – F&B, trung tâm y tế, sức khỏe làm đẹp kết hợp co-w

Hậu tăng vốn, TTC Land tiến gần hơn đến tham vọng mở rộng sang bất động sản công nghiệp Sốc với giá bất động sản ở TP.HCM: Chung cư cao nhất 493 triệu đồng/m2, biệt thự 700 tỷ đồng/căn

Novaland tiếp tục đón thông tin tích cực: Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán

Chiều ngày 20/12, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai ra văn bản số 6017/SXD- QLN-TTBĐS thông báo xác nhận 521 căn nhà ở thấp tầng tại khu II, dự án Khu đô thị Aqua Waterfront City thuộc đô thị Aqua City (xã Long Hưng, TP. Biên Hòa) đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.

Chủ đầu tư dự án Aqua City của Novaland lỗ hơn 100 tỷ trong 6T2024, gánh 11.300 tỷ nợ Aqua City bàn giao nhà phố, biệt thự cho cư dân và cập nhật tiến độ xây dựng phân khu River Park 2

MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM

Để đưa hàng nghìn cửa hàng, điểm giao dịch trên toàn quốc thành các điểm giao dịch tài chính hoạt động như cây ATM, Thế Giới Di Động đã hợp tác với Ngân hàng VPBank, trong khi F88 bắt tay với Ngân hàng Quân đội.

Giao dịch trên ATM tiếp tục giảm Quét VietQR rút tiền tại ATM các ngân hàng dễ dàng với Sacombank Pay

Phân bón Cà Mau ra mắt AI chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông

Với độ chính xác đạt hơn 96%, AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông sẽ là công cụ hỗ trợ, người bạn đồng hành, trợ lý tin cậy, giúp bà con phát triển nông nghiệp bền vững.

Phân bón Cà Mau trao 60 suất học bổng giá trị 420 triệu đồng cho sinh viên Đại học Cần Thơ Phân bón Cà Mau nhận giải thưởng Thương hiệu Quốc gia lần thứ 6

KBC thế chấp toàn bộ vốn góp tại dự án Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát cho ngân hàng

Để bảo lãnh cho công ty con vay vốn triển khai dự án, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã dùng toàn bộ 12.681 tỷ đồng góp vốn vào Công ty TNHH MTV Phát triển Đô thị Tràng Cát để thế chấp ngân hàng.

Đi sau thị trường, KBC đã có 4 tuần tăng "nước rút" Ông Đặng Thành Tâm muốn bán hơn 86 triệu cổ phiếu KBC, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn Hoa Sen

Tasco chào bán thêm gần 180 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ nâng lên hơn 10.000 tỷ đồng

Tasco dự kiến chào bán hơn 178,5 triệu cổ phiếu mới với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nếu phát hành thành công, lượng cổ phiếu lưu hành của Tasco sẽ lên hơn 1 tỷ cổ phiếu, vốn điều lệ vượt mức 10.000 tỷ đồng.

Tập đoàn thương mại hàng đầu Nhật Bản trở thành cổ đông chiến lược của Tasco Auto Tasco bắt tay Geely lập liên doanh làm dự án lắp ráp ô tô gần 170 triệu USD