Chưa có trụ dẫn dắt, VN-Index loay hoay tìm động lực bứt phá

Thị trường chứng khoán Việt Nam có một phiên đi ngang trong biên độ hẹp dù cho khá nhiều chỉ số trong khu vực châu Á đã tăng điểm khá tích cực.

Chưa có trụ dẫn dắt, VN-Index loay hoay tìm động lực bứt phá

Định vị thị trường

Trạng thái tích cực của thị trường chứng khoán châu Á đã trở lại với sắc xanh xuất hiện ở nhiều thị trường. Một số chỉ số đã tăng trên 1% như TWSE (+1,94%), KOSPI (+1,03%) trong khi HSI (+0,28%), NIKKEI 225 (+0,55%), KLSE (+0,39%), STI (+0,02%) đều tăng điểm nhẹ.

Tuy nhiên, VN-Index đã không thể hiện được sự đồng thuận với diễn biến từ khu vực khi chỉ lình xình trong cả phiên giao dịch ngày 06/6. Chỉ số đã có lúc rướn lên 1.292 điểm và lại kết phiên trong sắc đỏ.

Chất xúc tác

Theo thống kê từ Refinitiv Eikon, lãi suất liên ngân hàng vẫn tiếp tục neo trên mức 4%. So với phiên trước, kỳ hạn qua đêm đã tăng 0,08% lên 4,08% trong khi các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần tăng nhẹ lên 4,34% và 4,56%.

Trong khi đó, tỷ giá tự do vẫn đang trong chuỗi phiên hạ nhiệt với việc chiều bán ra đã xuống dưới 25.700 VND/USD. Cụ thể, chiều bán ra đã giảm còn 25.680 VND/USD.

Quảng cáo

Quy mô giao dịch của HOSE có sự sụt giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước với mức khớp lệnh giảm 2,5% xuống 797 triệu đơn vị. Đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 9,6% tổng giao dịch 2 chiều cho thấy nhà đầu tư nội đã giảm bớt tần suất giao dịch.

Vận động thị trường

Vai trò của các cổ phiếu dẫn dắt đã không còn được duy trì trong phiên giao dịch khi các mã tăng tốt nhất trong VN30 chỉ là STB (+3,7%), SHB (+2,6%), BCM (+1,6%), TPB (+1,4%). Trong khi đó, VNM (-1,9%), BVH (-1,6%), POW (-1,5%), VIC (-1,1%), GVR (-1%) lại đều giảm trên 1%.

Chỉ số VN30 vẫn đóng cửa trong sắc xanh nhưng VN-Index lại kết phiên với biên độ giảm 0,06% xuống 1.283,56 điểm. Thực tế, nhịp giảm điểm chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian cuối phiên giao dịch và vẫn mang đặc điểm của những diễn biễn lình xình quanh mốc tham chiếu.

Các cổ phiếu thuộc nhóm Midcap và Penny đã ít xuất hiện các mã đột phá ngoại trừ một số trường hợp của APH (+6,86%), VIP (+6,93%), TVS (+6,9%), VOS (+6,02%), ICJ (+2,52%), TV2 (+3,21%). Phần lớn các mã này đều có quy mô giao dịch dưới 100 tỷ đồng.

Trong khi đó, các mã có thanh khoản tốt hơn như HDG (+0,73%), NKG (+0,78%), EVF (+0,31%), FRT (+0,12%), HCM (-1,54%), DCM (+0,92%), HCM (-1,54%), KDH (-1,54%), GEX (0%) chỉ chủ yếu vận động trong biên độ 1%. Điều này cho thấy dòng tiền vẫn đang có sự dè dặt trong giao dịch.

Chốt phiên, số lượng mã giảm trên toàn HOSE có sự nhỉnh hơn với 44% mã đỏ so với 40% mã tăng. Tổng giá trị giao dịch toàn HOSE đạt 22.244 tỷ đồng, tương đương 893 triệu đơn vị.

Trên HNX và UPCoM, biến động trái chiều của 2 chỉ số đã quay trở lại. HNX-Index giảm 0,13% trong khi UPCoM-Index vẫn tăng 0,88%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt gần 3.000 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Sau kiểm toán, lợi nhuận ABBank giảm 10%

Lợi nhuận trước thuế sau kiểm toán của ABBank chỉ còn hơn 523 tỷ đồng, giảm 59 tỷ đồng, tương đương giảm 10% so với con số ngân hàng tự lập và giảm 22,9% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước.

Moody’s hạ bậc xếp hạng ABBank Một ngân hàng báo lợi nhuận quý II gấp gần 6 lần cùng kỳ 19 cổ đông sở hữu gần 67% vốn ABBank

Một số ngân hàng được nới “room” tín dụng

Ngân hàng nào có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đã đạt từ 80% chỉ tiêu NHNN đã thông báo đầu năm 2024 sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng của TCTD.

“Tăng trưởng tín dụng 14-15%/năm là thách thức lớn” Thủ tướng chỉ đạo xây dựng sản phẩm tín dụng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng

Thủ tướng chỉ đạo xây dựng sản phẩm tín dụng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 27/8/2024 về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước.

“Tăng trưởng tín dụng 14-15%/năm là thách thức lớn” FiinRatings: Tín dụng tăng tốc báo hiệu thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ sôi động trở lại

Chủ tịch PGBank: Những thay đổi về nhân sự không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của PGBank

Theo ông Phạm Mạnh Thắng, Chủ tịch HĐQT PGBank, những biến động nhân sự thượng tầng trong thời gian qua của ngân hàng là do liên quan đến các bước chuyển đổi và tái cơ cấu theo đề án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Lộ diện 2 ứng viên dự kiến vào HĐQT của PGBank PGBank muốn chuyển trụ sở về Tòa nhà Thành Công Sau kiểm toán, lợi nhuận của PGBank giảm 21% PGBank ra sao hậu thay chủ mới?