Cho bà Trương Mỹ Lan mượn công ty để lập hồ sơ vay vốn tại SCB, một cá nhân được "trao" gần 444 tỷ đồng đi giải quyết nợ thuế

Thực hiện thỏa thuận với Trương Mỹ Lan, Nguyễn Thanh Tùng đã chỉ đạo Đào Chí Kiên và các đối tượng khác trong nhóm đưa thông tin 35 Công ty cho nhân viên Ngân hàng SCB lập 37 hồ sơ vay vốn với tổng số tiền 1.721 tỷ đồng.

Cho bà Trương Mỹ Lan mượn công ty để lập hồ sơ vay vốn tại SCB, một cá nhân được "trao" gần 444 tỷ đồng đi giải quyết nợ thuế

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao về vụ án Vạn Thịnh Phát, ngoài việc tạo lập các công ty "ma" đứng tên hồ sơ vay vốn, bà Trương Mỹ Lan còn câu kết và chỉ đạo các đối tượng là chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật hoặc được giao quản lý các Công ty thực tế có hoạt động kinh doanh để các công ty này đứng tên vay vốn hoặc tạo lập thêm nhiều công ty "ma", tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống, rút tiền của Ngân hàng SCB để bà Trương Mỹ Lan và các đối tượng này cùng sử dụng.

Trong đó có, Nguyễn Thanh Tùng (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc) và Đào Chí Kiên (Phó Tổng giám đốc) CTCP Dầu khí Đông Phương (Orient Oil).

Cụ thể, trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty Dầu khí Đông Phương có vay vốn tại Ngân hàng SCB nên thông qua Trương Khánh Hoàng giới thiệu, Nguyễn Thanh Tùng có quan hệ quen biết với Trương Mỹ Lan.

Để tiếp tục rút tiền từ Ngân hàng SCB, tháng 5/2022, Trương Mỹ Lan đã thỏa thuận với Nguyễn Thanh Tùng về việc sử dụng các Công ty trong nhóm của Tùng đứng tên, tạo lập hồ sơ vay vốn tại SCB để Trương Mỹ Lan và Nguyễn Thanh Tùng cùng sử dụng vào các mục đích khác nhau. Trương Mỹ Lan chỉ đạo Trần Thị Mỹ Dung phối hợp với Nguyễn Thanh Tùng lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng SCB và tài sản đảm bảo do Lan đưa vào để Tùng và Lan lấy tiền sử dụng.

Thực hiện thỏa thuận với Trương Mỹ Lan, Nguyễn Thanh Tùng đã chỉ đạo Đào Chí Kiên và các đối tượng khác trong nhóm đưa thông tin 35 Công ty cho nhân viên Ngân hàng SCB lập 37 hồ sơ vay vốn với tổng số tiền 1.721 tỷ đồng (gồm: Dư nợ gốc 1.721 tỷ đồng và dư nợ lãi 12 tỷ đồng). Theo định giá của Công ty Hoàng Quân và đánh giá có đủ pháp lý của SCB đối với tài sản đảm bảo của 37 khoản vay trên có giá trị là 883 đồng.

Trong đó, Nguyễn Thanh Tùng giao cho Đào Chí Kiên trực tiếp quản lý và chuyển thông tin 11 công ty cho nhân viên Ngân hàng SCB để lập 11 hồ sơ vay vốn, giải ngân 443,6 tỷ đồng cho Nguyễn Thanh Tùng sử dụng vào việc nộp thuế cho Công ty Đông Phương.

Quảng cáo

Thông tin của Cục Thuế Thành phố Cần Thơ, tính đến ngày 31/5/2022, CTCP Dầu khí Đông Phương nợ thuế 1.070 tỷ đồng.

Theo danh sách của Cục thuế Thành phố Cần Thơ, tính đến ngày 31/10/2023, CTCP Dầu khí Đông Phương còn nợ thuế gần 688 tỷ đồng.

Đến ngày 17/20/2022, 11 khoản vay này còn tổng dư nợ là 446,67 đồng (gồm: Dư nợ gốc 443,6 tỷ đồng và dư nợ lãi 3,07 tỷ đồng). Theo định giá của Công ty Hoàng Quân và đánh giá có đủ pháp lý của SCB đối với tài sản đảm bảo của 11 khoản vay trên có giá trị hơn 90 tỷ đồng.

Nguyễn Thanh Tùng gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 850 tỷ đồng; Đào Chí Kiên gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 356 tỷ đồng.

CTCP Dầu khí Đông Phương được thành lập vào tháng 12/2010, có địa chỉ trụ sở chính tại Khu công nghiệp Hưng Phú 2A, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.

Tháng 12/2017, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1982) là Tổng giám đốc của Dầu khí Đông Phương, đến tháng 1, ông Tùng lên làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty. Sau đó vị trí, Tổng giám đốc công ty được chuyển cho ông Trần Thanh Tùng (SN 1986) rồi đến tháng 5/2021, chuyển cho ông Đào Chí Kiên (SN 1988).

Đến ngày 25/11/2022, theo thay đổi đăng ký doanh nghiệp, Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật hiện tại của Dầu khí Đông Phương là ông Huỳnh Trần Hồng Hải (SN 1982). Vốn điều lệ của công ty là 630 tỷ đồng.

Hồi tháng 4, BIDV từng phát đi thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá khoản nợ của CTCP Dầu khí Đông Phương, với giá trị khoản nợ tạm tính đến hết ngày 11/4/2023 là hơn 1.149 tỷ đồng. Ngoài một số quyền sử dụng đất, tài sản đảm bảo khoản nợ này còn có nhà máy sản xuất dầu khí Đông Phương và 1 xe Ô tô Toyota Fortuner.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Quốc hội: Cần có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị

Có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị nội tại, ngăn chặn việc thao túng, sử dụng các phiên đấu giá quyền sử dụng đất nhằm mục đích tạo “sốt” giá.

Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam Hà Nội bãi bỏ quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất

Hà Nội thống nhất xây dựng 3 cây cầu qua sông Hồng

Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng như: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi…

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất? Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

Duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp 1.320 tỷ đồng ở Thanh Hóa

Dự án được triển khai bởi các nhà đầu tư, gồm: WHA Industrial Development 2 (SG) Pte. Ltd, Công ty TNHH WHA Industrial Management Services Việt Nam và Công ty Cổ phần WHAUP Nghệ An.

Dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai được “gỡ vướng” pháp lý Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

Dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai được “gỡ vướng” pháp lý

Ngày 19/11, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký Quyết định số 3479 phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 - phạm vi tại một phần Khu đô thị phía Tây đường Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cổ phiếu Rạng Đông Holding (RDP) rơi vào diện đình chỉ giao dịch FLC Quy Nhơn trở lại với Lễ hội Countdown hoành tráng chưa từng có cùng màn pháo hoa rực sáng rực bờ biển

VARS: Thí điểm cho phép doanh nghiệp được mua đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở là cơ chế đúng đắn

Việc này không chỉ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt” vì không có yếu tố đất ở mà còn tăng khả năng tiếp cận đất đai, khuyến khích nhà đầu tư phát triển dự án, góp phần hỗ trợ tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường, theo VARS.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại

DOJILAND - Từ “chàng tân binh” vươn lên dẫn đầu xu hướng nghệ thuật trong lĩnh vực bất động sản

Ngày 17/11/2024, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJILAND, thành viên của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng.

Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính? Chuyên gia điểm tên nhóm cổ phiếu đang ở vùng "quá bán", kỳ vọng bật tăng sau khi thị trường tạo đáy

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đề xuất biện pháp xử lý các dự án tồn đọng

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất? Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh