Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc

Các sản phẩm từ Trung Quốc có thể bị áp mức thuế chống bán phá giá cao nhất lên đến 37,13%, trong khi sản phẩm từ Hàn Quốc chịu mức thuế tối đa là 15,67%

Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc

Ngày 1/4, Bộ Công Thương chính thức công bố quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây kết quả của cuộc điều tra khởi xướng từ tháng 6/2024 theo đề nghị của 5 công ty thép lớn trong nước gồm Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Phương Nam, Tôn Đông Á và China Steel & Nippon Steel Việt Nam.

Theo quyết định từ Bộ Công Thương, mức thuế áp dụng khác nhau tùy thuộc vào từng nhà sản xuất, xuất khẩu. Các sản phẩm từ Trung Quốc có thể bị áp mức thuế cao nhất lên đến 37,13%, trong khi sản phẩm từ Hàn Quốc chịu mức thuế tối đa là 15,67%. Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành và có thời hạn áp dụng là 120 ngày kể từ ngày có hiệu lực.

Các sản phẩm thuộc diện bị áp thuế là thép mạ (tôn mạ) - các sản phẩm thép carbon cán phẳng ở dạng cuộn và không phải dạng cuộn, chứa hàm lượng carbon dưới 0,60% tính theo khối lượng, đã được phủ, tráng, mạ hoặc phủ kim loại chống ăn mòn.

Quảng cáo
screenshot-2025-04-01-at-17.00.53.png

Đáng chú ý, với các doanh nghiệp thép Trung Quốc, Baosteel Zhanjiang Iron & Steel Co., Ltd. cùng các công ty liên quan phải chịu mức thuế 37,13%. Còn với doanh nghiệp thép Hàn Quốc, Hyundai Steel Company bị áp mức thuế 13,7%, và các nhà sản xuất, xuất khẩu khác từ Hàn Quốc phải chịu mức thuế 15,67%.

Mặt khác, một số công ty vẫn được hưởng mức thuế 0%. Tại Trung Quốc, Boxing Hengrui New Material Co., Ltd. và Yieh Phui (China) Technomaterial Co., Ltd. là hai công ty được mức thuế 0%. Với các sản phẩm từ Hàn Quốc, POSCO, KG Dongbu Steel và Dongkuk Coated Metal được hưởng mức thuế 0%.

Trước đó, Việt Nam cũng áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép HRC từ Trung Quốc.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Chứng khoán châu Âu giảm do bất ổn Trung Đông thổi bùng lo ngại lạm phát

Chứng khoán châu Âu đa phần giảm điểm trong phiên 19/6, khi xung đột Israel-Iran làm gia tăng lo ngại về lạm phát leo thang và làm suy yếu tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn.

Thị trường chứng khoán Âu-Mỹ giảm điểm do lo ngại xung đột lan rộng ở Trung Đông Đợi tín hiệu từ Fed, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Sun Group được lựa chọn đầu tư dự án mở rộng sân bay Phú Quốc

Công ty cổ phần Cảng hàng không Mặt Trời thuộc Tập đoàn Sun Group được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt là nhà đầu tư dự án mở rộng sân bay Phú Quốc, nhằm đáp ứng tiến độ phục vụ APEC 2027.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nâng cấp sân bay Phú Quốc và cam kết của Sun Group Sun Group được chấp thuận lập hãng hàng không quy mô vốn 2.500 tỷ đồng

Chứng khoán châu Á chiều 19/6 giảm điểm sau tín hiệu từ Fed

Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm chiều 19/6 sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo cuộc chiến thương mại có thể làm lạm phát tại Mỹ tăng trở lại và làm chậm tăng trưởng kinh tế

Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông Chứng khoán châu Á hầu hết khởi sắc trong sáng 17/6

Microsoft dự kiến cắt giảm hàng nghìn việc làm, tập trung đầu tư vào AI

Microsoft tiếp tục cắt giảm hàng nghìn việc làm, đẩy mạnh đầu tư vào AI nhằm củng cố vị thế dẫn đầu khi các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau tăng tốc tích hợp AI vào sản phẩm và dịch vụ.

Microsoft gia nhập cuộc đua lượng tử với sản phẩm chip đột phá Microsoft: Sự trở lại được kỳ vọng

Siết chặt quản lý yến sào giả, kém chất lượng: Cơ hội cho Yến sào Khánh Hòa?

Có lợi thế về thương hiệu quốc gia, vùng nguyên liệu tự nhiên, hệ thống phân phối, kênh xuất khẩu chính ngạch. Vấn đề của Yến sào Khánh Hòa (SKV) là cần tận dụng được thời cơ khi cơ quan chức năng siết chặt quản lý, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả… để củng cố vị thế, gia tăng thị phần.

Sanvinest (SKV): Lợi nhuận quý I sụt giảm mạnh do "dồn sức" cho năm 2023, đặt mục tiêu xuất khẩu 250 tỷ đồng sang Trung Quốc Yến Sào Khánh Hòa (SKV) chia cổ tức cao nhất từ khi lên sàn

Nghị quyết 68 "mở lối" cho doanh nhân sửa sai và đóng góp cho xã hội

Nghị quyết 68 mang tư duy pháp lý mới, giải quyết vi phạm kinh tế phải ưu tiên áp dụng các biện pháp dân sự, kinh tế, hành chính trước, khuyến khích doanh nhân khắc phục sai lầm, tái hòa nhập và đóng góp cho xã hội.

Nghị quyết 68 và lối mở cho kinh tế tư nhân qua giao dịch hàng hóa Nghị quyết 68-NQ/TW: Mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp