Mỹ đe dọa áp thuế, giá dầu biến động trái chiều

Phiên 25/3, giá dầu thế giới biến động trái chiều sau khi Mỹ đe dọa áp thuế quan lên các nước nhập khẩu dầu của Venezuela.

122710-gia-dau-tho-the-gioi-giam-manh-gia-vang-tiep-tuc-duy-tri-muc-cao.jpg
Giàn khoan dầu tại Luling, Texas, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Cụ thể, giá dầu Brent tăng nhẹ 2 xu (0,03%) lên 73,02 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 11 xu (0,16%), xuống 69 USD/thùng.

Ngày 25/3, Mỹ cho biết đã có các thỏa thuận với Ukraine và Nga để đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Đen và không tấn công vào các cơ sở năng lượng ở hai nước này.

Tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ trong các cuộc đàm phán riêng rẽ với Mỹ tại Saudi Arabia, Nga và Ukraine nhất trí đảm bảo an toàn hàng hải, loại bỏ việc sử dụng vũ lực và ngăn chặn việc sử dụng tàu thương mại cho mục đích quân sự ở Biển Đen.

Quảng cáo

Chuyên gia phân tích Phil Flynn của công ty môi giới hàng hóa và tài chính Price Futures Group nhận định, nếu đạt được thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine, điều này có thể mở đường cho việc giảm lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga.

Trong khi đó, Mỹ đã dọa áp thuế quan lên các nước nhập khẩu dầu khí từ Venezuela. Động thái này đã làm dấy lên lo ngại về nguồn cung. Sau tuyên bố của Mỹ, giá dầu đã tăng hơn 1% trong phiên trước. Ông Mukesh Sahdev, phụ trách thị trường hàng hóa của công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy, cho rằng thuế quan này là một biện pháp trừng phạt gián tiếp, làm suy yếu năng lực cung cấp dầu của Venezuela và làm tổn hại hệ thống lọc dầu của Trung Quốc. Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chính của Venezuela, và Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của nước này.

Chính quyền ông Trump đã gia hạn thời hạn Chevron (Mỹ) thu hẹp hoạt động tại Venezuela đến ngày 27/5.

Theo các nhà phân tích của ANZ, việc thu hồi giấy phép hoạt động của Chevron có thể làm giảm sản lượng của Venezuela khoảng 200.000 thùng/ngày.

Tuần trước, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào xuất khẩu dầu mỏ của Iran.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+ dự kiến sẽ tiếp tục kế hoạch tăng sản lượng dầu tháng thứ hai liên tiếp trong tháng Năm, giữa bối cảnh giá dầu ổn định. Các giám đốc điều hành của các công ty thương mại hàng hóa cho biết họ dự kiến nguồn cung trên thị trường dầu mỏ sẽ ổn định trong năm nay, nhưng vẫn còn lo ngại về tăng trưởng nhu cầu toàn cầu.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung

Phiên 10/4, giá dầu giảm hơn 2 USD/thùng, xóa bỏ đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chú ý đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm Chiều 8/4, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi chạm đáy gần 4 năm

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm

Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về thuế quan mới của Mỹ Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Giá dầu đảo chiều giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump công bố thuế đối ứng

Sau khi tăng 1 USD trong phiên ngày 2/4, giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh trong phiên giao dịch ngoài giờ, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng với các đối tác thương mại.

Mỹ đe dọa áp thuế, giá dầu biến động trái chiều Giá dầu nhích nhẹ sau khi Mỹ cảnh báo trừng phạt "vàng đen" của Nga