Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Bnews/vnanet.vn điểm lại các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

1. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 3/6 đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 và 2026, đồng thời cảnh báo nguy cơ làn sóng thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ kìm hãm kinh tế thế giới. OECD cho biết sau khi ghi nhận tăng trưởng 3,3% năm 2024, kinh tế thế giới được dự báo sẽ chỉ tăng 2,9% trong năm 2025 và 2026.

2. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh tăng gấp đôi thuế đánh vào thép và nhôm nhập khẩu lên tới 50% và có hiệu lực từ ngày 4/6. Mục tiêu của biện pháp này nhằm chống lại thép và nhôm giá rẻ của nước ngoài, mà chính quyền Tổng thống Trump tin rằng đã làm suy yếu các nhà sản xuất Mỹ, đồng thời cũng nhằm giảm thiểu mọi mối đe dọa an ninh quốc gia tiềm ẩn do hàng nhập khẩu gây ra.

3. Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 5/2025 chủ yếu nhờ giá ngũ cốc, đường và dầu thực vật giảm đáng kể, theo Báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) công bố hôm 6/6. Trong tháng 5/2025, chỉ số giá lương thực của FAO (theo dõi sự thay đổi hàng tháng của một giỏ các mặt hàng lương thực được giao dịch quốc tế) giảm 0,8% so với tháng 4/2025.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde trong cuộc họp báo ở Frankfurt, Đức. THX/TTXVN

4. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giảm lãi suất lần thứ 8 kể từ tháng 6/2024. Ngày 5/6 ECB đã cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm do lo ngại gia tăng về nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) đang gặp khó khăn và căng thẳng thương mại toàn cầu.

Quảng cáo

5. Vốn ngoại đổ mạnh vào chứng khoán châu Á trong tháng 5/2025 khi những lo ngại về tác động kinh tế tức thời từ việc Mỹ tăng thuế quan đã giảm bớt. Theo dữ liệu từ LSEG, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua khoảng 10,65 tỷ USD cổ phiếu của Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Đây là mức mua ròng theo tháng lớn nhất kể từ tháng 2/2024. Diễn biến này đánh dấu sự đảo chiều ngoạn mục sau bốn tháng liên tiếp bị khối ngoại bán ròng.

6. Cổ phiếu của hãng xe điện Tesla giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2025 vào phiên 5/6 khi mức giảm lên tới 14,26% do mâu thuẫn công khai giữa Giám đốc điều hành (CEO) Elon Musk và Tổng thống Donald Trump leo thang. Đây cũng là phiên giao dịch tồi tệ thứ hai kể từ tháng 9/2020 của hãng xe điện Mỹ, kéo theo vốn hóa thị trường giảm hơn 150 tỷ USD, mức giảm kỷ lục.

7. Ấn Độ và Mỹ kéo dài đàm phán thương mại đến ngày 9-10/6 để giải quyết những bất đồng còn tồn tại nhằm đạt được thỏa thuận trước thời hạn 9/7. Theo nguồn tin từ Chính phủ Ấn Độ, các bên đang tập trung vào việc đàm phán cắt giảm thuế trong lĩnh vực nông nghiệp và ô tô.

Mẫu ô tô của Tesla được giới thiệu tại triển lãm ô tô Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 17/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN

8. Anh gia hạn hợp đồng mua 20 tỷ bảng khí đốt từ Na Uy thêm 10 năm để được cung cấp 5 tỷ m3 khí đốt mỗi năm. Hợp đồng dài hạn của Tập đoàn năng lượng Centrica (Anh) với tập đoàn Equinor (Na Uy), bắt đầu từ tháng 10 tới, sẽ đáp ứng 9% nhu cầu hàng năm của Anh và đảm bảo khí đốt cho khoảng 5 triệu hộ gia đình cho đến năm 2035.

9. Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm do tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tài chính giảm. Tính đến tháng 5/2025 dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc chỉ ở mức 404,6 tỷ USD, giảm 70 triệu USD so với tháng trước đó. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020, khi dự trữ ngoại hối ở mức 403,98 tỷ USD.

10. Doanh nghiệp Mỹ sa thải nhân viên ở mức cao nhất kể từ sau đại dịch. Theo báo cáo hàng tháng của công ty tư vấn nhân sự và huấn luyện doanh nghiệp Challenger, Gray & Christmas, tính từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp có trụ sở tại Mỹ đã công bố kế hoạch cắt giảm tổng cộng 696.309 việc làm. Đây là mức cao nhất kể từ làn sóng sa thải do đại dịch gây ra, khiến hơn 1,4 triệu người mất việc chỉ trong 5 tháng đầu năm 2020.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm sau các thông tin kinh tế của Mỹ

Thị trường chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên 12/6 tăng nhẹ trong bối cảnh lo ngại về thuế quan cùng với dữ liệu lạm phát nhẹ của Mỹ và kết quả tích cực từ phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Chờ tín hiệu mới, chứng khoán châu Á trầm lắng Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO

Thỏa thuận khung Mỹ-Trung mở đường cho giải quyết căng thẳng thương mại

Sau 2 ngày đàm phán cấp cao tại Anh, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khung then chốt, mở ra triển vọng mới trong việc giải quyết các bất đồng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung lần thứ hai sắp diễn ra tại London Đàm phán thương mại Mỹ - Trung bước sang ngày thứ hai: Ông Trump tiết lộ "Trung Quốc không dễ dàng"

Thị trường chứng khoán toàn cầu thận trọng chờ kết quả đàm phán từ London

Các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu lạm phát quan trọng của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này, yếu tố có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chứng khoán toàn cầu thận trọng theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung Đàm phán Mỹ-Trung tiến triển, chứng khoán châu Á tăng điểm

Đàm phán Mỹ-Trung tiến triển, chứng khoán châu Á tăng điểm

Chứng khoán châu Á sáng 10/6 tiếp tục tăng điểm, nhờ tâm lý lạc quan của nhà đầu tư trước khả năng Mỹ và Trung Quốc đạt được tiến triển trong vòng đàm phán thương mại đang diễn ra tại London (Anh).

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau thông tin từ Mỹ Chứng khoán toàn cầu thận trọng theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung

Giá dầu tại châu Á giảm do số liệu kinh tế Trung Quốc

Giá dầu giảm nhẹ tại châu Á trong phiên chiều 9/6 do số liệu kinh tế yếu của Trung Quốc. Nhưng “vàng đen” vẫn giữ được phần lớn mức tăng giá của tuần trước, trước thềm đàm phán thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu châu Á giảm trước tín hiệu xấu của các nền kinh tế lớn Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng