Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài – giải pháp đem cảng tới gần khách hàng

Giao thương giữa 2 nước láng giềng Việt Nam - Campuchia đang có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ với các chỉ số tăng trưởng tích cực trong 10 tháng đầu năm 2023. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng logistics tại cửa khẩu Mộc Bài vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng thư

Chính thức khởi công dự án cảng cạn Tân cảng Mộc Bài
Chính thức khởi công dự án cảng cạn Tân cảng Mộc Bài

Xác định tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài có vị trí quan trọng về địa kinh tế lẫn địa chính trị, từ năm 2016, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) đã thành lập Công ty CP Tân Cảng Tây Ninh để cung cấp dịch vụ logistics trọn gói cho khách hàng, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và phục vụ hàng hóa quá cảnh Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài.

Sau một thời gian triển khai, được sự ủng hộ nhiệt tình từ các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Tây Ninh, huyện Bến Cầu, Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, hôm nay, Công ty CP Tân Cảng Tây Ninh đã chính thức khởi công Dự án đầu tư, xây dựng Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài (dự án).

Phát biểu khai mạc buổi lễ khởi công, ông Ngô Minh Thuấn, Tổng giám đốc SNP cho biết, cảng cạn Tân cảng Mộc Bài là cơ sở thứ 28 trong hệ thống các cơ sở cảng, hạ tầng dịch vụ logistics của Tân cảng Sài Gòn trên toàn quốc và là cảng cạn đầu tiên gắn với cửa khẩu biên giới.

“Sự kiện khởi công cảng cạn Tân cảng Mộc Bài là một bước đi quan trọng, chứng minh cho quyết tâm của SNP trong việc đầu tư hệ sinh thái đồng bộ, hiện đại cả về khai thác cảng, dịch vụ logistics, dịch vụ kinh tế biển và thực hiện thành công sứ mệnh của SNP là “Kết nối lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế biển, nâng tầm quốc gia, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”, ông Thuấn nhấn mạnh.

Đặc biệt, cảng cạn Tân cảng Mộc Bài được kết nối với hệ thống 27 cơ sở của SNP, trong đó nổi bật là cảng Tân cảng Cát Lái, 02 cảng nước sâu Tân cảng Cái Mép và 03 cảng cạn quy mô lớn nhất nước tại Đồng Nai, Bình Dương (ICD Tân cảng Long Bình rộng 230ha, ICD Tân cảng Nhơn Trạch rộng 27ha, cảng cạn Tân cảng Sóng Thần rộng 50ha) tạo thành một trục kết nối hoàn hảo giữa cụm cảng TP. Hồ Chí Minh, Cái Mép; sân bay Long Thành và khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, hình thành bộ 3 cửa khẩu, cảng “đường biển - đường hàng không - đường bộ” của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối Vương quốc Campuchia và tiểu vùng sông Mê Kông, giúp giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và cả vùng Đông Nam Bộ, đồng thời giúp củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam.

1-ong-ngo-minh-thuan-tong-giam-doc-tct-tan-cang-sai-gon-phat-bieu-khai-mac-buoi-le-4972.jpg
Ông Ngô Minh Thuấn, Tổng giám đốc TCT Tân Cảng Sài Gòn phát biểu khai mạc buổi lễ

“Những tháng cuối năm 2023 và cả năm 2024 tới đây, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục nhiều khó khăn, khó đoán định. Tuy vậy, toàn thể Ban lãnh đạo, cán bộ, người lao động trong hệ thống SNP sẽ luôn nỗ lực hết mình, phát huy truyền thống đơn vị 02 lần đạt danh hiệu Anh hùng Lao động, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân tỉnh Tây Ninh xây dựng phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo hướng đô thị-công nghiệp-dịch vụ cửa khẩu xanh, bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”, ông Tổng giám đốc SNP khẳng định.

Quảng cáo

Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - Campuchia và vận chuyển hàng hóa

Theo thống kê của bộ Kinh tế và tài chính Campuchia, 9 tháng qua, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 4,77 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia (sau Trung Quốc và Mỹ) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Campuchia (sau Mỹ). Qua đó cho thấy, Campuchia không chỉ là láng giềng thân thiết mà còn là đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Hàng hóa giao thương giữa 2 nước rất đa dạng, Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam gồm lúa, gạo, cao su, hạt điều, sắn, ngô, chuối, xoài, ... ở chiều ngược Campuchia nhập khẩu các mặt hàng sắt thép, phân bón, xăng dầu và máy móc thiết bị. Đây là những mặt hàng yêu cầu cao về chất lượng bảo quản bằng container, tuy nhiên cơ sở hạ tầng phục vụ trao đổi hàng hóa giữa 2 quốc gia vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Một nhà máy sản xuất ở Khu kinh tế đặc biệt thuộc Qilu Cambodia muốn xuất khẩu hàng hóa qua cảng tại TP. Hồ Chí Minh sẽ phải mất khoảng 12-14 giờ cho việc lấy container rỗng về đóng hàng, sau đó vận chuyển container hạ hàng xuất tại cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh. Mặt khác, việc phải đi xa qua nhiều tuyến đường làm hạn chế thời gian di chuyển xe container, ách tắc, kẹt xe, cửa khẩu đóng biên sau 22h cùng chất lượng container rỗng hạn chế khiến cho vận hành chuỗi cung ứng gặp nhiều trở ngại.

Ngoài ra, việc thiếu điểm thông quan tập trung cho hàng quá cảnh khiến thủ tục hải quan rườm rà, thiếu sự phối hợp giữa hải quan 2 nước. Các khó khăn nêu trên làm ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển hàng hóa của các đơn vị xuất khẩu ở phía Campuchia, trong khi các mặt hàng xuất nhập khẩu đều có yêu cầu cao về tốc độ cũng như chất lượng bảo quản.

Giải pháp Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài

Nhận thấy tiềm năng và các khó khăn của các doanh nghiệp khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia, SNP đã triển khai dự án cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, thuộc địa phận xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh với tổng diện tích là 16,52 ha.

Giai đoạn 1, có diện tích 6,5ha, dự kiến tháng 5/2024 đi vào hoạt động sẽ trở thành địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa tại khu vực cửa khẩu theo phương thức “Một cửa, Một lần dừng” giữa Việt Nam và Campuchia trên khuôn khổ hiệp định GMS - CBTA sẽ giúp giảm ách tắc giao thông, giảm thời gian chờ đợi của phương tiện tại cửa khẩu, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu của hải quan Việt Nam và Campuchia, tạo thuận lợi cho giao thương giữa 2 nước, cũng như mở rộng mạng lưới dịch vụ logistics Tân cảng Sài Gòn đến các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Với vai trò là điểm thông quan tập trung, doanh nghiệp giờ đây có thể hoàn tất thủ tục hải quan tại cảng cạn Tân cảng Mộc Bài, rút ngắn quy trình thông quan tại cửa khẩu và cảng biển, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu của hải quan Việt Nam và Campuchia. Ngoài ra, khi các hãng tàu mở code tại cảng cạn, khách hàng có thể mua cước biển kết hợp vận tải đa phương thức (đường biển và đường bộ) đến và đi trực tiếp từ cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài giúp đơn giản hóa thủ tục hải quan.

Sự kiện khởi công dự án cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài là dấu mốc quan trọng của SNP trong mở rộng hệ thống, phát triển hệ sinh thái Tân Cảng Sài Gòn. Sự kiện cũng khẳng định vai trò tiên phong của SGN trong việc triển khai các giải pháp logistics toàn diện - tiết kiệm và bền vững cho doanh nghiệp tại Tây Ninh và khu vực biên giới Việt Nam Campuchia nói riêng, và doanh nghiệp của cả 2 nước nói chung.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Lợi nhuận của ngành hàng không Mỹ giảm dù lượng hành khách cao kỷ lục

Theo dự báo, một lượng kỷ lục hành khách đi máy bay tại Mỹ trong tuần nghỉ lễ này. Tuy nhiên, các hãng hàng không lại đang đối mặt với nhiều vấn đề, như chi phí, lương và lãi suất tăng.

Hàng không Mỹ và châu Âu trước những cơ hội khi Trung Quốc mở cửa Ngành hàng không Mỹ dự báo nhu cầu cao nhưng chi phí lớn vào năm 2023

Các thị trường châu Á đồng loạt đi lên sau bình luận của Chủ tịch Fed

Những bình luận mới đây của Chủ tịch Fed Jerome Powell đã làm dấy lên kỳ vọng về khả năng Fed hạ lãi suất trong năm nay, từ đó thúc đẩy các thị trường châu Á đồng loạt đi lên trong phiên chiều 3/7.

Dầu của Nga gặp đối thủ mạnh trên thị trường châu Á Bùng nổ nhu cầu máy bơm nhiệt tại thị trường châu Âu

Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Thị trường hiện đang hướng sự chú ý đến chính sách tiền tệ của Mỹ vào cuối ngày hôm nay, khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu tại một sự kiện ở Sintra, Bồ Đào Nha.

Chứng khoán thế giới tích cực, thị trường Việt Nam vẫn có một tuần buồn Chứng khoán Nhật Bản sẽ giảm nhiệt trong nửa cuối năm 2024

Thị trường châu Á chiều 1/7: Giá vàng ổn định, giá dầu tăng

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 1/7. Nâng đỡ tâm lý thị trường là những dự báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung khi sức tiêu thụ nhiên liệu tăng vào mùa Hè.

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc Thị trường còn "hời hợt" trước thông tin hỗ trợ

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc

Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng trưởng gần 19%, chiếm tỷ lệ trên 20%, đưa thị trường này vươn lên vị trí số 1 của tôm Việt Nam. Song, phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ecuador và Ấn Độ, dự báo quý III năm nay xuất khẩu tôm Việt Nam vào Trung Quốc sẽ không tăng thậm chí giảm.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản: Đồng yên yếu làm giảm sức mua Xuất khẩu tôm Việt Nam qua thị trường Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng mạnh

Indonesia hướng tới mục tiêu 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Indonesia, một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới, đã đặt mục tiêu đạt 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.

Giá sầu riêng cắm đầu giảm 50%, nắm hơn 1.200 ha trồng sầu, bầu Đức ra sao? Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả