BSR để ngỏ thời điểm chuyển sàn, dự kiến lợi nhuận cả năm 2024 chỉ nhỉnh hơn quý I vài chục tỷ đồng

Quý I/2024, BSR báo lợi nhuận sau thuế đạt 1.115 tỷ đồng nhưng cả năm 2024 "ông lớn" dầu khí này lại đặt kế hoạch chỉ lãi sau thuế 1.148 tỷ đồng. Năm 2023, BSR cũng đặt kế hoạch lãi sau thuế 1.628 tỷ đồng, sau đó điều chỉnh lên 4.868 tỷ đồng và kết quả đạ

BSR để ngỏ thời điểm chuyển sàn, dự kiến lợi nhuận cả năm 2024 chỉ nhỉnh hơn quý I vài chục tỷ đồng

Tiếp tục đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng

Tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 diễn ra sáng ngày 23/5, ban lãnh đạo Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã BSR) trình cổ đông kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất dự kiến năm 2024 đạt 95.274 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.148 tỷ đồng, giảm lần lượt 27% và 87% so với thực hiện năm 2023. Kế hoạch này được lập theo phương án giá dầu là 70 USD/thùng.

image-bizlive-vn-bsr2024-4680-9767.png

Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 của BSR - Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ 2024

Đáng chú ý, con số lãi sau thuế mà BSR đặt ra cho cả năm 2024 gần như không có quá nhiều chênh lệch so với lợi nhuận sau thuế mà "ông lớn" dầu khí này đã đạt được trong quý I/2024 (1.115 tỷ đồng).

Đây không phải lần đầu tiên BSR đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng ở thời điểm đầu năm sau đó điều chỉnh vào cuối năm. Trong năm tài chính gần nhất 2023, ĐHĐCĐ của BSR cũng thông qua kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt ở mức 95.645 tỷ đồng và 1.628 tỷ đồng, rồi sau đó điều chỉnh lên 145.102 tỷ đồng và 4.868 tỷ đồng. Kết quả năm 2023, doanh nghiệp vẫn vượt kế hoạch điều chỉnh với doanh thu hợp nhất 150.116 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8.593 tỷ đồng.

image-bizlive-vn-bsr2023-6020-4941.png

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2023 của BSR - Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ 2024

Năm 2024, HĐQT của BSR vẫn trình cổ đông thông qua việc ủy quyền cho HĐQT xem xét, linh hoạt phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 của công ty phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế.

Theo đánh giá của ban lãnh đạo BSR, năm 2024, bên cạnh những tác động từ tình hình kinh tế, chính trị thế giới thì nội tại BSR phải đối diện và giải quyết các vấn đề về: giá dầu mỏ tiếp tục biến động khó lường; xu thế chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng; suy giảm nguồn dầu thô nội địa, thay thế là các nguồn nhập khẩu với chi phí cao; đối thủ mạnh cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu; chi phí bảo dưỡng sửa chữa ngày càng tăng theo số năm vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất; chi phí đầu tư cao hơn, thủ tục, quy định về đầu tư phức tạp hơn so với trước đây;…

Trong năm nay, nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần 5 dẫn đến tổng sản lượng sản xuất và xuất bán thấp hơn các năm không có bảo dưỡng. Tuy nhiên BSR đã rút ngắn thời gian bảo dưỡng tổng thể và đưa vào vận hành sớm các phân xưởng và nhập cấu tử phối trộn để gia tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2024 so với kế hoạch.

Quảng cáo

BSR cũng đã tối ưu hoá chu kỳ bảo dưỡng tổng thể của nhà máy lọc dầu Dung Quất từ 3 lên 4 năm/lần góp phần giảm chi phí phân bổ cho bảo dưỡng tổng thể và gia tăng tổng sản lượng sản xuất giữa 2 kỳ bảo dưỡng.

Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024, ban lãnh đạo BSR xác định sẽ tập trung vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất an toàn, ổn định, liên tục, đồng thời, giám sát chặt chẽ công tác bảo dưỡng tổng thể nhà máy lọc lần 5.

Bên cạnh đó, công ty sẽ đẩy mạnh triển khai dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất. Hồi cuối tháng 3/2024, BSR đã phê duyệt điều chỉnh dự án này với tiến độ thực hiện dự án dự kiến là 37 tháng kể từ ngày ký hợp đồng EPC và đưa dự án vào vận hành trong năm 2028. Sau khi hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ nâng công suất chế biến dầu thô từ 148.000 thùng/ngày lên 171.000 thùng/ngày.

Để đảm bảo nguồn vốn thực hiện dự án, ban lãnh đạo BSR cho biết, đang báo cáo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ của BSR từ 31.000 tỷ đồng lên 50.000 tỷ đồng thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu. Sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ, BSR có thể đảm bảo đủ nguồn vốn chủ từ 40-60% tổng mức đầu tư của dự án này. Phần vốn vay (dự kiến khoảng 40-60%) sẽ được thu xếp từ nguồn vay ECA, thương mại trong nước và quốc tế, trái phiếu xanh cũng như các nguồn vốn phù hợp, khả thi khác.

Bỏ ngỏ thời gian chính thức chuyển sàn

Ngoài ra, trong kế hoạch năm nay, ban lãnh đạo BSR đặt mục tiêu sẽ tiếp tục phấn đấu đăng ký thủ tục chuyển sàn niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) khi đủ điều kiện, bỏ ngỏ thời điểm chính thức có thể chuyển sàn sang HoSE.

Trước đó, câu chuyện chuyển sàn từ UPCoM sang HoSE của BSR được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm trong nửa cuối năm 2023. Một số công ty chứng khoán thời điểm đó dự báo BSR sẽ hoàn tất chuyển sàn vào thời điểm quý IV/2023 (thay vì quý III/2023 như kế hoạch ban đầu).

BSR đã đáp ứng 8/9 điều kiện, ngoại trừ tiêu chí liên quan đến các khoản nợ quá hạn, bởi Công ty Nhiên liệu Sinh học Miền Trung (BSR-BF) - công ty con của BSR lúc đó có khoản nợ quá hạn gần 1.100 tỷ đồng (tương đương 1,5% tổng tài sản của BSR), làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hợp nhất của BSR.

Theo quy định hiện hành, không có hướng dẫn cụ thể về việc xem xét áp dụng tiêu chí này đối với báo cáo tài chính công ty mẹ hay báo cáo hợp nhất. Dù nhận được nhiều kỳ vọng nhưng cuối cùng BSR vẫn lỡ hẹn chuyển sàn và phải chờ cuộc họp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để xin thêm hướng dẫn cũng như giải pháp tháo gỡ nút thắt này.

Bên cạnh đó, BSR còn đang có một kế hoạch quan trọng khác trong năm nay là thoái vốn Nhà nước. Trong tài liệu họp ĐHĐCĐ, ban lãnh đạo BSR cho biết sẽ tiếp tục bám sát Ủy ban quản lý vốn Nhà Nước và cơ quan chức năng có liên quan để làm rõ/giải trình/cung cấp hồ sơ (nếu cần thiết) nhằm sớm đạt được phê duyệt công tác quyết toán cổ phần hóa BSR trong năm 2024.

Hiện tại, vốn điều lệ của BSR là 31.004 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sở hữu 92,13% vốn. Theo phương án cổ phần hóa, sau khi IPO, BSR sẽ chào bán 49% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược qua đó tiến tới giảm sở hữu Nhà nước xuống còn 43%.

Thời điểm chính thức chuyển hoạt động sang công ty cổ phần vào tháng 7/2018, BSR cho biết có hai nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư chiến lược là Petrolimex (Việt Nam) và Indian Oil Corp (Ấn Độ). Ngoài ra, các nhà đầu tư khác như Pertamina (Indonesia), Bangchak Corporation Public Company Limited (Thái Lan)… cũng đang nghiên cứu để xin được tiếp tục nộp hồ sơ tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư chiến lược. Song, kế hoạch này đến nay vẫn còn dở dang.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Ở thời điểm hiện tại, bên cạnh việc có thể sản xuất được những loại thép có chất lượng cao hơn cả thép cho cao tốc, Hòa Phát đã bắt đầu nỗ lực nghiên cứu và cho người đi tìm hiểu công nghệ liên quan đến đường sắt ở các nước đã làm tàu cao tốc.

Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao"

Doanh thu đi ngang dù số cửa hàng tăng, tốc độ tăng trưởng của Bách Hóa Xanh đang chững lại?

Từ tháng 6 cho đến tháng 10, chuỗi Bách Hóa Xanh đã mở thêm 34 cửa hàng song doanh thu vẫn ở quanh mức 3.600 tỷ đồng/tháng và doanh thu bình quân trong tháng duy trì khoảng 2,1 tỷ đồng/cửa hàng.

CEO Bách Hóa Xanh: Đã tìm ra 80% công thức thành công để mở rộng chuỗi cửa hàng MWG báo quý III hơn 800 tỷ đồng, sau Bách Hóa Xanh đến lượt EraBlue "đem tiền về cho mẹ"

Chủ Trung tâm hội nghị GEM Center, dự án đang thế chấp cho MB Bank bị UBCKNN phạt 92,5 triệu đồng

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần In Hospitality, chủ dự án Trung tâm hội nghị GEM Center hiện đang được thế chấp cho MB Bank.

Sau khi nhà sáng lập bị bắt, Telegram đồng ý cung cấp dữ liệu người dùng vi phạm cho chính phủ Hà Nội giao công an phát hiện vi phạm trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Giá trị thị trường của tập đoàn hàng đầu châu Á "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD

Giá trị thị trường của Adani "bốc hơi" hơn 20 tỷ USD, sau khi các cáo buộc hối lộ của Mỹ nhằm vào một trong những người giàu nhất Ấn Độ đã khiến giá cổ phiếu các doanh nghiệp trong tập đoàn lao dốc.

Sau Hoa Sen, thêm một doanh nghiệp thép báo lỗ hơn trăm tỷ, cổ phiếu "bốc hơi" 40% trong vòng 3 tháng Giá vàng SJC "bốc hơi" theo thế giới

Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Sau 22 phiên giao dịch (từ ngày 23/10 - 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký.

Sau thương vụ mua cổ phiếu “khủng” của Vinhomes, thêm một doanh nghiệp mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ Vinhomes tách doanh nghiệp trong mảng đầu tư khu công nghiệp thành 3 công ty con

Novaland chấm dứt hợp đồng kiểm toán với PWC sau một thập kỷ, "chê" không đáp ứng yêu cầu cần thiết

Novaland đánh giá dịch vụ kiểm toán do PwC Việt Nam cung cấp trong thời gian qua không đáp ứng yêu cầu cần thiết để thực hiện và đảm bảo tiến độ kiểm toán, soát xét BCTC theo quy định về công bố thông tin đối với công ty niêm yết.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Diễn biến bất ngờ tại Novaland: Cổ phiếu tăng vọt, gần 10 triệu đơn vị đã trao tay

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh

Vừa qua, tại Hội nghị thành viên 2024 của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) diễn ra tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Chứng khoán DNSE được vinh danh top 10 thành viên tiêu biểu trong hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh Quý III, lợi nhuận sau thuế DNSE tăng 10% so với cùng kỳ

FLC Quy Nhơn trở lại với Lễ hội Countdown hoành tráng chưa từng có cùng màn pháo hoa rực sáng rực bờ biển

Màn bắn pháo hoa tại lễ hội Countdown đêm 31/12/2024 bên bờ biển Eo Gió đánh dấu sự trở lại của Tập đoàn FLC và hãng hàng không Tre Việt- Bamboo Airways. Để tri ân khách hàng, cả hai thương hiệu cùng tung nhiều ưu đãi với các combo nghỉ dưỡng hấp dẫn tại

FLC Faros bất ngờ bổ nhiệm Tổng Giám đốc FLC đề xuất xây khu nghỉ dưỡng, sân golf tổng vốn 20.000 tỷ đồng ở Quảng Trị

Cổ phiếu Rạng Đông Holding (RDP) rơi vào diện đình chỉ giao dịch

Rạng đông Holding (RDP) tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin. Do đó, HoSE sẽ thực hiện chuyển cổ phiếu RDP từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉnh giao dịch.

Bán bóng đèn và phích nước, Rạng Đông thu lãi hơn 1,8 tỷ đồng mỗi ngày Bóng đèn Phích nước Rạng Đông bị xử phạt, truy thu gần 5,3 tỷ đồng tiền thuế