Cùng "ôm" núi tiền, BSR, HPG, VIC, MWG vẫn xếp sau "vua tiền mặt" GAS

Đến cuối quý I/2024, 17 doanh nghiệp phi tài chính nắm giữ nhiều tiền mặt nhất sàn chứng khoán đang “ôm” tổng cộng gần 412.000 tỷ đồng, tương đương 16,2 tỷ USD.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau năm 2023 gặp nhiều khó khăn, sang đầu năm 2024, dù tình hình kinh doanh đã có những chuyển biến khả quan hơn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn hạn chế đầu tư mới và duy trì tỷ lệ tiền mặt cao để để phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như đảm bảo tính thanh khoản, giảm rủi ro tài chính và chủ động trong các cơ hội đầu tư.

Theo thống kê, đến cuối quý I/2024, có ít nhất 17 doanh nghiệp phi tài chính (không bao gồm nhóm ngân hàng, tài chính, bảo hiểm) có tổng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng đạt trên 10.000 tỷ đồng. Cụ thể, tổng lượng tiền của 17 doanh nghiệp phi tài chính này đạt gần 412.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 16,2 tỷ USD.

Nếu so với hồi đầu năm, số doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt nhất sàn chứng khoán đã giảm cả về số lượng lẫn tổng lượng tiền. Đầu năm nay, có tới 21 “đại gia” nắm giữ nhiều tiền mặt nhất trên sàn chứng khoán với tổng lượng tiền nắm giữ hơn 458.000 tỷ đồng, tương đương hơn 18 tỷ USD.

Tuy số doanh nghiệp nắm giữ trên dưới 10.000 tỷ đồng có những biến động, song ở vị trí top đầu vẫn là những cái tên quen thuộc như GAS, BSR, HPG, VIC, MWG, ACV, VNM, FPT,…

Trong đó, 8 doanh nghiệp nắm giữ hơn 1 tỷ USD tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn tại thời điểm 31/3/2024 là Tổng công ty khí Việt Nam (GAS), Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát (HPG), Tập đoàn Vingroup (VIC), Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (VGI), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) và Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam – Petrolimex (PLX).

“Vua tiền mặt” gọi tên GAS

Danh sách những doanh nghiệp nhiều tiền nhất trên sàn chứng khoán đại diện cho các nhóm ngành khác nhau, trong đó, nhóm dầu khí chiếm số lượng lớn nhất. Theo đó, Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) tiếp tục là doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt cao nhất sàn chứng khoán tính tới cuối quý I/2024 với hơn 42.600 tỷ đồng, tương đương gần 1,7 tỷ USD, tăng gần 1.900 tỷ đồng so với hồi đầu năm 2024 và chiếm hơn 46% tổng tài sản của doanh nghiệp. Đây cũng là lượng tiền mặt cao nhất từ trước đến nay của “ông lớn” dầu khí này.

tien-mat-1977-2095.png

Vị trí thứ hai cũng thuộc về một “ông lớn” trong ngành dầu khí là Lọc hoá Dầu Bình Sơn (BSR). Đến cuối I/2024, núi tiền mặt của BSR tăng hơn 2.200 tỷ đồng lên mức kỷ lục hơn 40.300 tỷ đồng, dù lợi nhuận “đi lùi” 31%.

Với lượng tiền và tiền gửi đều sụt giảm còn hơn 31.000 tỷ đồng, Vingroup (VIC) đã tụt xuống vị trí thứ tư nhường vị trí số 3 cho Tập đoàn Hòa Phát (HPG) với 34.700 tỷ đồng tiền mặt nắm giữ.

Đáng chú ý, với lượng tiền mặt cao kỷ lục, Thế Giới Di Động (MWG) và Đầu tư Quốc tế Viettel (VGI) đã vươn lên vị trí thứ năm và sáu với tổng lượng tiền lần lượt là hơn 30.200 tỷ và gần 26.700 tỷ.

Ngược lại, sau khi ghi nhận lượng tiền mặt kỷ lục hơn 30.500 tỷ đồng vào đầu năm, tiền mặt của Petrolimex (PLX) đã giảm gần 4.900 tỷ đồng chỉ sau một quý (rớt xuống vị trí thứ tám), chủ yếu là giảm tiền gửi ngân hàng trong bối cảnh lãi suất thấp.

Quảng cáo

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cũng rơi xuống vị trí thứ bảy, với gần 26.600 tỷ đồng tiền mặt. Tổng lượng tiền của ACV đã vơi đi hơn 2.100 tỷ đồng khi ông lớn này tiếp tục chi tiền đầu tư cho dự án sân bay Long Thành và dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.

Trong khi FPT vẫn giữ vững lượng tiền mặt trên 24.000 tỷ đồng thì Vinamilk (VNM), Sabeco (SAB) lại giảm lượng tiền mặt nắm giữ so với đầu năm khoảng 1.000 tỷ đồng, thậm chí, Masan (MSN) và Vinhomes (VHM) còn giảm tiền mặt nắm giữ từ 3.000 – 4.800 tỷ so với đầu năm. Ngược lại, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEA) lại tăng mạnh tiền gửi ngân hàng thêm gần 3.400 tỷ, nâng tổng lượng tiền và tiền gửi lên hơn 16.500 tỷ.

Mặt khác, có 4 doanh nghiệp không còn giữ được lượng tiền mặt trên 10.000 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2024 là PV Power (POW), Masan Consumer Corp (MCH), Hóa chất Đức Giang (DGC) và Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS). Lượng tiền đến cuối quý I/2024 của POW, DGC, PVS đều xuống mức hơn 9.000 tỷ đồng, trong khi MCH còn gần 8.000 tỷ.

tien-mat1-371-1102.png

Tiền nhiều để làm gì?

Với hàng chục nghìn tỷ đồng đem gửi ngân hàng, thời điểm lãi suất cao, các doanh nghiệp có thể thu về hàng trăm thậm chí cả nghìn tỷ đồng lãi tiền gửi. Nhưng trong bối cảnh lãi suất các tháng đầu năm 2024 duy trì ở mức thấp, lãi suất tiền gửi các doanh nghiệp thu về đa phần cũng giảm đi đáng kể.

Chẳng hạn “vua tiền mặt” GAS, với lượng tiền gửi kỷ lục hơn 36.500 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý I/2024, tăng gần 1.500 tỷ so với đầu năm, đã thu về hơn 436 tỷ đồng tiền lãi, tương đương 4,8 tỷ đồng tiền lãi mỗi ngày song vẫn thấp hơn con số lãi gần 480 tỷ đồng của cùng kỳ.

Tương tự, BSR đã đẩy lượng tiền gửi trong quý I lên cao chưa từng có nhưng lãi suất tiền gửi thu về trong vẫn giảm 4% so với cùng kỳ, còn 355 tỷ đồng.

Hay như HPG, SAB, FPT cũng ghi nhận lãi từ tiền gửi trong quý I giảm lần lượt 20%, 19% và 15% so với cùng kỳ, xuống còn 422 tỷ đồng, 273 tỷ và 266 tỷ dù vẫn duy trì lượng tiền gửi hàng chục nghìn tỷ đồng.

Ngược lại, MWG, VGI và VEA là số ít những doanh nghiệp trong số các “đại gia” nắm giữ nhiều tiền mặt nhất trên sàn chứng khoán ghi nhận lãi suất tiền gửi tăng hàng chục % so với đầu năm, song nguyên nhân là do đây cũng là 3 doanh nghiệp có tiền gửi tăng mạnh nhất trong nhóm, tăng từ 4.000 – 5.000 tỷ đồng.

Có thể thấy, trong bối cảnh vẫn thận trọng với những kế hoạch kinh doanh mới, việc các đại gia tiền mặt trên sàn để một lượng tiền lớn dưới dạng tiền gửi ngắn hạn có thể giúp các doanh nghiệp nhận lãi suất cao hơn so với không kỳ hạn. Số tiền lãi hàng trăm tỷ đồng này cũng phần nào bù đắp được các chi phí lãi vay từ những khoản nợ vay của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc nắm giữ lượng lớn tiền gửi ngắn hạn cũng giúp các doanh nghiệp này có sẵn nguồn tiền để sử dụng cho các kế hoạch kinh doanh khi cần thiết. Điều này cũng đã được chính một số “ông chủ” doanh nghiệp khẳng định.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 gần đây, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cho biết việc giữ lượng tiền mặt lớn là một cách Hòa Phát thể hiện sự thận trọng của mình để dồn lực cho đại dự án Dung Quất 2.

"Tập đoàn có nhiều tiền mặt như thế nhưng có dám dùng đâu. Chúng tôi còn phải để đó để lo cho dự án Dung Quất 2. Trên thương trường người ta cứ nói Hòa Phát là vua tiền mặt nhưng đấy có phải tiền thừa của chúng ta đâu. Tôi và ban lãnh đạo không dám phiêu lưu, không dám đầu tư bất động sản, không dám đầu tư trái phiếu vì như vậy đấy", ông Trần Đình Long nói và cũng khẳng định trong thời gian sắp tới tập đoàn không có ý định tăng sử dụng đòn bẩy tài chính.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vietnam Airlines báo lãi hơn 3.600 tỷ đồng trong quý I/2025 nhờ khách quốc tế và giá nhiên liệu

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – mã chứng khoán HVN) cho biết lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong quý I/2025 ước đạt gần 3.625 tỷ đồng. Kết quả này chủ yếu nhờ sự phục hồi mạnh của khách quốc tế và giá nhiên liệu giảm so với cùng kỳ năm trước.

Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao nhất lịch sử Nỗ lực thu hẹp thâm hụt thương mại Mỹ - Việt: Loạt đơn hàng tỷ đô của Vietnam Airlines, Vietjet, PV GAS Tin vui cho Vietnam Airlines và Vietjet: Chính phủ ban hành nghị định mở đường nhập khẩu máy bay từ Nga, Trung Quốc, Brazil, Canada và Anh

Quý I, doanh thu dịch vụ, khách sạn Vinpearl tăng 45% so với cùng kỳ 2024, lên hơn 2.400 tỷ đồng

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vinpearl tăng 45% so với cùng kỳ năm 2024, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh này cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 83%.

Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Lợi nhuận của Sabeco về mức thấp nhất 14 quý

Cạnh tranh gia tăng cùng với "tác động kép" của Nghị định 168 và việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với Tập đoàn Bia Bình Tây sau khi hợp nhất đã khiến doanh thu của Sabeco sụt giảm, kéo theo lợi nhuận về mức thấp nhất kể từ quý IV/2021.

Sabeco báo lãi sau thuế 4.495 tỷ đồng năm 2024 Sabeco dự chi 6.400 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt, gấp 1,3 lần lợi nhuận mục tiêu năm 2025

Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế

BCTC hợp nhất quý 1/2025 cho thấy, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) lãi trước thuế hơn 3,674 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước dù vừa phải phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế.

Sacombank chưa chia cổ tức, đặt mục tiêu lãi 14.560 tỷ đồng trong 2025 Sacombank bất ngờ lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu sau 10 năm

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng

Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh kết nối hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), có tổng chiều dài 121 km. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 14.300 tỷ đồng.

Thừa nhận kế hoạch năm 2025 tham vọng, Chủ tịch Hòa Phát nói sẽ không điều chỉnh dù thị trường có nhiều biến động Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý I/2025 của Vingroup đạt 84.053 tỷ đồng, tăng trưởng 287% so với cùng kỳ năm 2024 nhờ ghi nhận tăng trưởng tích cực từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phát triển và kinh doanh bất động sản.

Ông Phạm Nhật Vượng: “VinFast sẵn sàng cạnh tranh, giá nào chơi giá đó” Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ