Bộ Xây dựng ban hành tiêu chí, đối tượng được vay gói 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Cùng với một số đối tượng ưu tiên, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức... là những đối tượng được vay vốn mua nhà xã hội từ gói 120.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Xây dựng vừa có công văn 1551/BXD-QLN năm 2023 hướng dẫn về xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư.

Theo đó, các đối tượng được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội gồm 2 nhóm.

Nhóm thứ nhất là cá nhân. Theo đó, đối với trường hợp mua nhà ở xã hội, nhà ở xã hội tại khu công nghiệp (nhà ở công nhân), đối tượng được vay gồm: Người có công với cách mạng theo quy định về ưu đãi người có công với cách mạng; những người có thu nhập thấp, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức; những đối được đã trả lại nhà ở công vụ theo khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở hiện hành; cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất thuộc diện bị giải tỏa, phá dỡ nhà ở mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Đối với trường hợp mua nhà ở thuộc các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, chủ sở hữu nhà chung cư sẽ được bố trí tái định cư mà phải nộp thêm khoản tiền chênh lệch diện tích thì được vay vốn tại các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.

Nhóm thứ hai, đối tượng là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư theo quy định về nhà ở.

Cũng theo quy định, bên cạnh việc phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chí theo pháp luật về tín dụng, các đối tượng được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng về phát triển nhà ở xã hội còn phải đáp ứng được các tiêu chí và điều kiện.

Cụ thể, đối với đối tượng là cá nhân: Trường hợp mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân phải có hợp đồng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư.

Đối với đối tượng được bố trí nhà ở tái định cư trong dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì phải có hợp đồng mua nhà ở, công trình tái định cư theo quy định pháp luật.

Quảng cáo

Đối với đối tượng là chủ đầu tư dự án: Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân phải được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật; đã có quyết định giao đất hoặc có quyền sử dụng đất, đồng thời đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; đã được cấp phép xây dựng hoặc thuộc trường hợp được miễn cấp phép theo quy định pháp luật về xây dựng.

Đối với dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư: đã có chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước; các thông tin khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trước đó, ngày 1/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Văn bản số 2308/NHNN-TD gửi các ngân hàng thương mại (NHTM), NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố hướng dẫn một số nội dung và yêu cầu triển khai Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ.

Theo đó, đối tượng vay vốn của Chương trình là pháp nhân, cá nhân đầu tư dự án và mua nhà ở tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định, gồm: khách hàng là chủ đầu tư đầu tư dự án (chủ đầu tư) và khách hàng là người mua nhà ở tại dự án (người mua nhà).

Về nguyên tắc cho vay, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng; đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.

Mỗi người mua nhà chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại chương trình này 1 lần để mua 1 căn hộ tại dự án thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định. Mỗi dự án của chủ đầu tư chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại Chương trình này 1 lần.

Thời hạn giải ngân của chương trình đến khi doanh số giải ngân đạt 120.000 tỷ đồng nhưng không quá ngày 31/12/2030.

Thời gian áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với chủ đầu tư là 3 năm và đối người mua nhà là 5 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu.

Về lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi, lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 là 8,7%/năm đối với chủ đầu tư và 8,2%/năm đối với người mua nhà. Kể từ ngày 1/7/2023, định kỳ 6 tháng, NHNN thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi cho các NHTM tham gia chương trình.

Khi hết thời gian ưu đãi, lãi suất cho vay do NHTM và khách hàng tự thỏa thuận, thống nhất, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và được xác định rõ hoặc nêu rõ cách xác định tại thỏa thuận cho vay ký kết giữa ngân hàng và khách hàng.

Sau hướng dẫn của NHNN, đến thời điểm hiện tại đã có 2 ngân hàng Agribank và Vietcombank công bố thông tin về việc triển khai gói tín dụng này đối với nhà ở xã hội.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Ai được hưởng lợi nhiều nhất từ bảng giá đất mới của Tp.HCM?

Theo Sở TN&MT Tp.HCM, bảng giá đất điều chỉnh có lợi cho người dân có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng hơn, với số tiền được bồi thường cao hơn trước đây. Nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất sẽ tăng thêm trong thời gian tới.

VARS: Diễn biến các cuộc đấu giá đất vừa bất thường, vừa bình thường Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất để tránh trục lợi khi đấu giá

Những điểm mới quan trọng về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định 88

Tại Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giới thiệu về những điểm mới quan trọng của Nghị định số 88/2024/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Người dân có cần làm lại sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8? Hà Nội thúc cấp “sổ đỏ” cho người dân sau khi Luật Đất đai có hiệu lực

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 2 kiến nghị gỡ vướng hồ sơ đất đai bị ách tắc

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi UBND Thuế TP. Hồ Chí Minh về việc giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1/8/2024. Đây là văn bản kiến nghị lần thứ 2 của Cục Thuế Thuế TP. Hồ Chí Minh trong vòng 1 tháng qua về vấn đề này.

Lệ phí trước bạ tăng thế nào khi sang tên sổ đỏ theo Luật mới? Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt trong trường hợp nào?

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính trong xây dựng và mua bán nhà ở xã hội

Đây là một trong những nội dung được nêu ra tại Quyết định số 927/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.

Một công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận Hoà Phát có thể tăng 80% năm 2024 Đất nền phía Nam phản ứng thế nào với Luật mới?

Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất giảm lãi suất cho vay gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần hạ lãi suất nguồn vốn 120.000 tỷ đồng, tuy nhiên với lãi suất áp dụng trong nửa đầu năm 2024 là 8%/năm với chủ đầu tư và 7,5% với người mua nhà và thời gian ưu đãi ngắn với 3 năm chủ đầu tư và 5 năm với người mua nhà là chưa thực sự thu hút người vay.

SK Group sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần WinCommerce cho Masan Group Đất nền phía Nam phản ứng thế nào với Luật mới?

Tình trạng khan cung tại Tp.HCM lên đến “đỉnh điểm”, căn hộ 3 tỉ đồng xem là phân khúc nhà bình dân

Mặt bằng giá căn hộ Tp.HCM liên tục bị “xô đổ”, tiêu chí xếp hạng phân khúc vì thế cũng thay đổi theo. Nếu trước đây căn hộ 3 tỉ đồng/căn xếp ngưỡng trung – cao cấp thì hiện nay được gọi là nhà bình dân.

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc Ngân hàng vẫn đổ mạnh tiền cho vay bất động sản