Bị Trung Quốc “chê” vì thuế nhập khẩu, Nga tăng xuất khẩu mặt hàng này sang Việt Nam gấp 2,6 lần, giá cực ưu đãi

Không phải dầu thô, mặt hàng này từ Nga vào Việt Nam đang được ưu đãi đến 20%.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Trung Quốc không mặn mà than Nga do không còn thuế ưu đãi

Theo Oilprice, doanh số bán than của Nga sang Trung Quốc đã giảm 22% trong 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái sau khi Trung Quốc tái áp thuế nhập khẩu, khiến than của Nga trở nên đắt đỏ hơn.

Thuế nhập khẩu than được áp dụng trở lại không ảnh hưởng đến Úc hay Indonesia, hai nhà xuất khẩu than lớn và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Nga, vì họ có các hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc.

Theo dữ liệu Hải quan chính thức từ Trung Quốc, bất chấp tổng lượng than nhập khẩu của Trung Quốc tăng vọt trong hai tháng đầu năm 2024, doanh số bán hàng của Nga vẫn sụt giảm. Nhập khẩu than của Trung Quốc tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nhập khẩu từ Nga giảm mạnh 22% xuống 11,5 triệu tấn.

Trung Quốc đã dỡ bỏ thuế nhập khẩu ngay sau khi Nga xảy ra xung đột với Ukraine. Xung đột này đã làm đảo lộn thị trường năng lượng vào năm 2022 và khiến giá than tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại vào thời điểm Trung Quốc đang phải vật lộn để tránh tình trạng mất điện. Giờ đây, thuế đã được áp dụng trở lại trong nỗ lực bảo vệ các công ty khai thác than và hoạt động sản xuất của Trung Quốc.

Hiện Indonesia là nhà cung cấp than hàng đầu cho Trung Quốc, trong khi Nga giữ vị trí thứ hai. Nga cũng đang gặp khó khăn trong việc bán than của mình cho thị trường châu Á rộng lớn hơn.

Quảng cáo

Giá than thấp hơn từ các nhà xuất khẩu lớn như Indonesia, Nam Phi và Úc đang đè nặng lên khả năng Nga bán nhiều than hơn sang châu Á, nơi đã trở thành thị trường xuất khẩu chính của Moscow sau khi phương Tây áp đặt lệnh cấm vận đối với than của nước này vào năm 2022.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ hiện là những nước nhập khẩu than hàng đầu từ Nga. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết trong một phân tích đầu năm nay rằng các quốc gia này đã nhận hơn 80% lượng than xuất khẩu của Nga từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023, so với 47% từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022.

Than Nga vào Việt Nam tăng gấp 3 lần

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu than các loại về Việt Nam trong tháng 2 đạt 4,1 triệu tấn với trị giá hơn 614 triệu USD, giảm 17,8% về lượng và giảm 8,3% về trị giá so với tháng 1. Lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ta nhập khẩu hơn 9,2 triệu tấn than với trị giá hơn 1,2 tỷ USD, tăng 95,9% về lượng và tăng 60,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

c1-2845.png
Nguồn: TCHQ

Tại thị trường Việt Nam, than của Nga cũng phải cạnh tranh cùng với Úc và Indonesia. Trong 2 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu than từ Nga đã tăng vọt gấp đến 3 lần so với cùng kỳ. Cụ thể trong 2 tháng đầu năm, nước ta đã nhập khẩu từ Nga 913.081 tấn than với trị giá hơn 190 triệu USD tăng 161% về lượng (tương đương 2,6 lần) và tăng 113% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, Nga là nhà cung cấp than lớn thứ 3 của Việt Nam sau 2 tháng đầu năm, vẫn xếp sau Úc và Indonesia.

Giá nhập khẩu đạt 208 USD/tấn, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.

Nga là quốc gia có trữ lượng than đứng thứ 3 (182 tỷ tấn) và là nhà khai thác, sản xuất than lớn thứ 6 trên thế giới (chiếm 4,5% sản lượng khai thác than trên quy mô toàn cầu). Theo Bộ Năng lượng Nga, dự trữ than của nước này đủ sử dụng trong 300 năm và không có mối đe dọa nào về an ninh năng lượng.

Tham khảo: Oilprice, Reuters, TCHQ

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Kiến nghị đầu tư tuyến đường sắt nối Tp.HCM với sân bay Long Thành (Đồng Nai) hơn 40.000 tỉ đồng

Trong cuộc họp ngày 27/8/2024, tỉnh Đồng Nai kiến nghị sớm đầu tư hệ thống đường sắt kết nối để đồng bộ, đáp ứng nhu cầu khi sân bay Long Thành đưa vào vận hành khai thác (dự kiến vào năm 2026).

Bộ GTVT nói gì về Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ do Tập đoàn CT Group đề xuất Trung Quốc xây đường sắt cao tốc 350 km/h độc nhất vô nhị ở vùng có cường độ động đất tới 8 độ richter

Tâm lý thận trọng bao trùm các thị trường châu Á

Trong phiên chiều 21/8 tại châu Á, giá vàng “neo” gần mức cao kỷ lục, trong lúc thị trường “vàng đen” chịu nhiều áp lực. Trong khi đó, tâm lý thận trọng chi phối các thị trường chứng khoán.

Giá vàng miếng tăng "sốc", tỷ giá USD/VND giảm mạnh trên các thị trường Chờ tín hiệu mới, các thị trường châu Á biến động nhẹ

Nhập khẩu hàng hóa qua các cảng lớn của Mỹ nhộn nhịp trở lại

Khu phức hợp cảng sầm uất nước Mỹ đang tăng khối lượng hàng hóa nhập khẩu gần mức cao nhất được ghi nhận trong thời kỳ đại dịch, bất chấp lo ngại gần đây về nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

Goldman Sachs hạ mức đánh giá nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ Nhóm hàng được Mỹ, Trung Quốc liên tục đổ tiền mua: thu về gần 9 tỷ USD, Việt Nam lọt top 5 thế giới

Các điểm nóng xung đột khiến thị trường châu Á "đóng băng"

Thị trường châu Á nhìn chung chứng kiến một ngày giao dịch khá tẻ nhạt trong phiên đầu tuần này, sau khi chứng kiến tuần bùng nổ ấn tượng của giá vàng và cổ phiếu trong tuần trước.

Chứng khoán Nhật Bản bất ngờ hồi phục mạnh mẽ khi đồng yên suy yếu, sắc xanh 'nhuộm màu' khắp các thị trường châu Á Các thị trường du lịch hàng đầu hồi phục mạnh mẽ