Nỗi lo quá tải du lịch tại châu Âu

Nhiều thành phố nổi tiếng tại châu Âu đã đưa ra các biện pháp hạn chế số lượng khách du lịch để đối phó với tình trạng quá tải trong mùa Hè năm nay.

163749-italy-cam-tau-du-lich-lon-vao-trung-tam-venice-de-bao-ve-di-san.jpgTàu du lịch tại Venice, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Venice ở Italy, chính quyền thành phố đã ban hành quy định giới hạn số lượng khách tham quan hàng ngày. Trong khi, người dân Tây Ban Nha ở thủ đô Barcelona đã xuống đường biểu tình phản đối du lịch đại trà. Một số thành phố khác của châu Âu cũng cho biết đang xem xét tăng phí tham quan những công trình nổi tiếng, vốn trước đó vẫn được miễn phí.

Du lịch mang lại thu nhập cho nền kinh tế, nhưng tình trạng du lịch quá tải gây khá nhiều phiền nhiễu cho người dân địa phương.

Trong bài viết đăng trên tờ The Guardian, nhà báo Jon Henley cho biết, sau nhiều năm đàm phán, Venice - thành phố du lịch nổi tiếng của Italy - đã thông báo áp dụng phí vào cửa cho khách du lịch trong ngày, với mức giá là 5 euro/khách. Hoạt động bán vé bắt đầu đầu được triển khai từ ngày 25/4 và trong giai đoạn thử nghiệm đầu tiên chỉ áp dụng vào một số ngày nhất định cho đến 14/7.

Còn tại một thành phố khác của Italy là Florence, hội đồng thành phố vào tháng 10/2023 đã ban hành lệnh cấm các dịch vụ cho thuê cơ sở lưu trú ngắn hạn mới, bao gồm Airbnb và các nền tảng tương tự tại các trung tâm lịch sử địa phương.

Quảng cáo

Thị trưởng thành phố, Dario Nardella, cho biết sáng kiến này không phải là "thuốc chữa bách bệnh", nhưng là "bước đi cụ thể" để giải quyết vấn nạn quá tải du lịch tại một thành phố có dân số khoảng 720.000 người, trung bình có hơn 16 triệu lượt du khách lưu trú qua đêm mỗi năm.

Tại Cinque Terre, một di sản khác của Italy đã được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, chính quyền địa phương cũng cân nhắc cách thức quản lý tình trạng du lịch quá mức. Ông Donatella Bianchi, Chủ tịch công viên quốc gia Cinque Terre, cho biết: "Chúng tôi không muốn ít khách du lịch hơn, nhưng chúng tôi muốn có thể quản lý du lịch theo cách bền vững".

Quốc gia láng giềng của Italy, Hy Lạp - một trong những địa điểm được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới - lượng khách du lịch tăng vọt không chỉ gây căng thẳng cho cơ sở hạ tầng tại các hòn đảo bình yên của nước này, mà còn làm gia tăng sức chứa ở thủ đô Athens, nơi cư dân địa phương đang phản đối dữ dội.

Để ứng phó với luồng khách du lịch đổ về dự kiến sẽ tăng lên khi các thị trường châu Á ngày càng phục hồi, Chính phủ Hy Lạp đã thông báo rằng các chính sách kiểm soát đám đông - được triển khai dưới hình thức thí điểm tại Acropolis vào tháng 9/2023 - sẽ được mở rộng sang các địa điểm khảo cổ khác vào tháng tiếp theo.

Vào tháng Hai, Tòa thị chính thành phố Saville (Tây Ban Nha) đã công bố kế hoạch áp phí tham quan quảng trường Plaza de Espana đối với khách du lịch, coi đây là một phần trong kế hoạch kiểm soát tình trạng quá tải khách du lịch tại một không gian mở công cộng.

Hãng tin Reuters dẫn ý kiến của Thị trưởng thành phố Jose Lúi Sanz đăng trên nền tảng mạng xã hội X: "Chúng tôi có kế hoạch đóng cửa Plaza de Espana và thu phí khách du lịch để tài trợ cho việc bảo tồn và đảm bảo an toàn cho quảng trường”, đăng tải kèm theo một video cho thấy những viên gạch bị mất, mặt tiền bị hư hỏng và những người bán hàng rong chiếm dụng các hốc tường và cầu thang tại di tích này.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc) muốn trở thành “anh em” với TP. Hồ Chí Minh

Mối quan hệ giữa tỉnh Gyeongsangbuk và TP. Hồ Chí Minh đang ở cấp độ Thành phố Hữu nghị. Trong tương lai không xa, tỉnh Gyeongsangbuk mong muốn nâng mối quan hệ này lên mức “Thành phố anh em” - cấp độ cao nhất trong thang hợp tác quốc tế của các tỉnh ở Hàn Quốc.

PV Power ước lãi 833 tỷ đồng sau 9 tháng

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 31-33 thế giới về quy mô GDP ngay năm sau

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ mục tiêu năm 2025, tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 6,5-7% và phấn đấu đạt tăng trưởng cao hơn (7-7,5%).

Trung Quốc đầu tư đường sắt cao tốc khi GDP bình quân là 1.753 USD, Indonesia là 3.322 USD, Việt Nam thì sao? GDP quý III/2024 vượt dự báo, ước tăng 7,4%

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục

Vì sao suất đầu tư lên tới 1.000 tỷ đồng/km cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Du khách Trung Quốc đến Nhật Bản tăng vọt trong dịp nghỉ lễ tháng 10/2024

Số lượt đặt chỗ hãng hàng không Japan Airlines (JAL) của du khách Trung Quốc trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 1 tuần của nước này đã phục hồi lên mức cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Tăng sức hút du khách quốc tế bằng ẩm thực và văn hóa Việt Nam Trung Quốc tạo thuận lợi tối đa cho du khách nước ngoài thanh toán điện tử

Đường sắt cao tốc Bắc Nam 67 tỷ USD đi qua 20 tỉnh thành, những tỉnh nào được bố trí 2 ga?

Có 3 tỉnh được bố trí 2 ga để đảm bảo chạy tàu với tốc độ khai thác tối đa (320 km/h) chiếm 70-80% chiều dài giữa hai ga dừng (cự ly tăng tốc khoảng 7,2 km; cự ly giảm tốc khoảng 9,5 km).

Cổ phiếu đường sắt bất ngờ trở lại đường đua Cổ phiếu nào hưởng lợi từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam?