Nhập khẩu hàng hóa qua các cảng lớn của Mỹ nhộn nhịp trở lại

Khu phức hợp cảng sầm uất nước Mỹ đang tăng khối lượng hàng hóa nhập khẩu gần mức cao nhất được ghi nhận trong thời kỳ đại dịch, bất chấp lo ngại gần đây về nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

133303-kinh-te-my-tang-truong-manh-nhat-trong-13-nam.jpg
Hoạt động tại Cảng Long Beach, ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Các cảng biển Los Angeles và Long Beach, chiếm khoảng 1/3 tổng lượng nhập khẩu hàng hóa container của Mỹ, vừa ghi nhận một tháng Bảy bận rộn. Làn sóng hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu gây ra tình trạng tắc nghẽn nguồn cung trên đất liền và hàng loạt tàu hàng phải xếp hàng chờ cập cảng ngoài khơi.

Quảng cáo

Nhu cầu nhập khẩu hiện nay được thúc đẩy bởi các nhà bán lẻ và các nhà nhập khẩu đang tích trữ hàng trước khi Mỹ áp các biểu thuế quan mới đối với hàng hóa Trung Quốc. Nguy cơ xảy ra đình công của công nhân bến tàu Mỹ càng làm gia tăng xu hướng đặt hàng trước kỳ nghỉ lễ, thường xuyên diễn ra vào thời điểm này trong năm.

Cho đến nay, các bến cảng ở Vịnh San Pedro ở Nam California vẫn đang hứng chịu tình trạng quá tải, mặc dù một số hạn chế về năng lực đang bắt đầu tăng lên.

Ông Mario Cordero, Giám đốc điều hành của Port of Long Beach, cho biết: “Chúng tôi đang ở vị thế vững chắc khi bước vào mùa vận chuyển cao điểm khi người tiêu dùng tăng cường mua đồ dùng cho mùa tựu trường và các chủ hàng tích trữ hàng hóa trước nguy cơ tăng thuế”.

Các cuộc đàm phán giữa công đoàn đại diện cho những lao động vận chuyển ở bờ biển phía Đông và vùng Vịnh, và người sử dụng lao động đã đi vào bế tắc, sáu tuần trước khi hợp đồng của họ hết hạn vào ngày 30/9.

Ông Alan Murphy, Giám đốc điều hành của Sea-Intelligence, một công ty tư vấn và dữ liệu hàng hải có trụ sở tại Copenhagen, cho biết trong một báo cáo nghiên cứu được công bố vào tuần trước: “Nếu chúng tôi bị đình công kéo dài hai tuần thì trên thực tế, các cảng sẽ không hoạt động bình thường trở lại cho đến năm 2025”./.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao, ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam

Tại đề án chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù như ưu tiên nhà thầu chuyển giao công nghệ, khai thác quỹ đất, giảm thủ tục khai thác mỏ để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD Giá vé trung bình trên mỗi km đường sắt cao tốc của Trung Quốc là 0,19 USD, Nhật Bản là 0,28 USD và 0,26 USD với Indonesia: So với các nước Việt Nam đắt hay rẻ?

GEFE 2024 thúc đẩy chuyển đổi xanh và các mô hình kinh tế bền vững

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2024 diễn ra trong các ngày từ 21-23/10 đã quy tụ các nhà lãnh đạo, giới doanh nhân trong và ngoài nước cùng cam kết đồng hành, kiến tạo tương lai xanh.

Xung đột leo thang tại Trung Đông, chứng khoán Mỹ và châu Âu giảm điểm Chứng khoán châu Âu và Mỹ phần lớn tăng điểm trong phiên 17/10

Niềm tin thương hiệu quốc gia thúc đẩy hợp tác quốc tế

Thương hiệu quốc gia nhất quán có thể trở thành tiền đề thúc đẩy sự hợp tác quốc tế. Năm 2023, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua. Đây là lợi thế rất lớn đối với việc phát triển thương hiệu quốc gia.

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường chủ lực tăng trưởng rất tốt Để tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả, cần chú trọng thị trường gần 1,4 tỷ dân Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu rau quả 9 tháng bằng xấp xỉ cả năm 2023

Tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc) muốn trở thành “anh em” với TP. Hồ Chí Minh

Mối quan hệ giữa tỉnh Gyeongsangbuk và TP. Hồ Chí Minh đang ở cấp độ Thành phố Hữu nghị. Trong tương lai không xa, tỉnh Gyeongsangbuk mong muốn nâng mối quan hệ này lên mức “Thành phố anh em” - cấp độ cao nhất trong thang hợp tác quốc tế của các tỉnh ở Hàn Quốc.

PV Power ước lãi 833 tỷ đồng sau 9 tháng