Trung Quốc xây đường sắt cao tốc 350 km/h độc nhất vô nhị ở vùng có cường độ động đất tới 8 độ richter

Đến nay, thế giới vẫn chưa có đường sắt cao tốc xuyên biển nào như Trung Quốc.

Trung Quốc xây đường sắt cao tốc 350 km/h độc nhất vô nhị ở vùng có cường độ động đất tới 8 độ richter

Ngày 26/12 vừa qua, đường sắt cao tốc 350km/h nối hai thành phố Sán Đầu – Sán Vĩ (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã chính thức đi vào vận hành. 20km còn lại của toàn bộ tuyến đường và đường hầm xuyên biển đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng.

Tổng chiều dài của tuyến này là 163km, trong đó, đường hầm xuyên biển ở vịnh Sán Đầu có chiều dài gần 10km. Đáng chú ý, đây là tuyến đường sắt cao tốc chạy xuyên biển đầu tiên và duy nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Tuyến đường sắt cao tốc sẽ giúp kết nối nhanh hơn các thành phố lớn ở Quảng Đông như Quảng Châu, Huệ Châu, Sán Đầu, Sán Vĩ… Ví dụ, thời gian di chuyển giữa Quảng Châu và Sán Đầu sẽ giảm từ 140 phút hiện tại xuống còn khoảng 70 phút. Đồng thời, tuyến được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, hình thành vành đai kinh tế đường sắt cao tốc mới cũng như thúc đẩy sự phát triển của miền đông Quảng Đông.

Theo China Daily, đường hầm xuyên biển tại vịnh Sán Đầu đi qua hàng chục đứt gãy địa chất trong khu vực có cường độ động đất lên tới 8 độ richter. Vì đường hầm sẽ tiếp xúc với nước biển áp suất cao trong thời gian dài, kết cấu của nó được thiết kế để thích nghi với môi trường ăn mòn mạnh và có khả năng chịu được áp lực nước xâm nhập cao.

Quảng cáo
a-7831.jpeg
Một phần của công trình đường sắt cao tốc (Ảnh: Seetao).

Đội ngũ xây dựng đã áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến để đảm bảo an toàn cho cấu trúc của đường hầm đồng thời giữ chi phí vận hành ở mức có thể kiểm soát được. Do địa hình xung quanh phức tạp, quá trình thi công công trình đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, các kỹ sư đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết thách thức, trong đó gồm việc sử dụng công nghệ thông minh.

Công trình đường hầm đường sắt xuyên biển tại vịnh Sán Đầu sử dụng công nghệ xây dựng tự động, dùng nền tảng quản lý dữ liệu kỹ thuật số và hệ thống thông minh để lưu trữ, lắp ráp, vận chuyển và xây dựng. Theo đó, các cảm biến tự động sẽ làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu thời gian thực từ công trường, sau đó gửi đến nhà kho thông minh.

Đây là nơi hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động định vị và gửi vật liệu cần thiết đến nhà máy thông minh để lắp ráp các bộ phận. Những thành phần đã hoàn thành được vận chuyển bằng xe không người lái đến công trường. Trong khi đó, cánh tay robot được trang bị cảm biến và camera sẽ phát hiện và điều chỉnh rồi nâng và đặt các bộ phận vào đúng vị trí.

Với sự phát triển của công nghệ, ngoài lắp đặt đường ray, các thiết bị tự động giờ đây còn có thể đảm nhiệm công việc hơn, gồm đào hầm, đổ bê tông, sơn và kiểm tra…

Theo các chuyên gia, việc triển khai quy mô lớn các robot xây dựng là một cột mốc quan trọng trong ngành, cho thấy máy móc giờ đây có thể đảm nhiệm hầu hết những công việc sử dụng nhiều lao động liên quan đến xây dựng đường sắt tốc độ cao.

Năm 2018, Trung Quốc đã giới thiệu một cỗ máy tự động có thể lắp đặt đường ray tốc độ cao với tốc độ 1,5km mỗi ngày. Đến năm 2021, độ chính xác của cỗ máy đã được cải thiện và khả năng làm việc 24/7 của nó cho phép xây dựng tới 2km đường ray mỗi ngày.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Ô tô bị cây đè trúng do bão Yagi được đền bù ra sao?

Bão Yagi dẫn đến nhiều cây xanh trên các tuyến phố bị gãy đổ, đè trúng xe ô tô đỗ dưới lòng đường gây hư hỏng nghiêm trọng. Nếu mua bảo hiểm vật chất, chủ xe sẽ được bồi thường trong tình huống này.

Đóng cửa 4 sân bay phòng siêu bão Yagi: Cập nhật ngay chuyến bay Vietjet Air, Bamboo Airways bị huỷ Không để chính quyền, người dân mất liên lạc: Nhà mạng “liên thông” sóng di động, ứng phó bão Yagi

BXH thương hiệu ô tô tại Việt Nam: VinFast mạnh nhất miền Bắc, Mercedes-Benz và Toyota có sức hút trên toàn quốc

Theo bảng xếp hạng do Decision Lab công bố, Toyota sở hữu sức khoẻ thương hiệu mạnh nhất trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Nếu chỉ tính riêng miền Bắc, VinFast là thương hiệu dẫn đầu.

Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhất? Một doanh nghiệp phân phối ô tô điện tại Việt Nam báo lỗ kỷ lục

Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP ngày 29/8/2024 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi sơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đề xuất mức lệ phí trước bạ ô tô trong nước vào tháng 7/2024 Thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng, ban hành trước 18/8

Xanh hóa ngành ô tô: Thách thức lớn nhất là nguồn vốn

"Để phát triển được ô tô điện, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn, cần phải có khối lượng tín dụng lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ thậm chí hàng tỷ đô la Mỹ với lãi vay thấp và kỳ hạn vay dài cho một lần đầu tư. Đây có thể coi là một trong những thách thức lớn của các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam", TS. Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận.

Doanh số bán xe liên tục “cài số lùi”, Honda giảm giá mạnh loạt ô tô trong tháng 8 Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhất?

Vì sao các hãng ô tô lớn thay đổi kế hoạch sản xuất xe điện?

Doanh số bán xe điện ở Bắc Mỹ đang phải đối mặt với thực tế mới trên thị trường và các nhà sản xuất ô tô đang phải chuyển hướng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thực tế thay vì nhu cầu dự kiến.

Thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng, ban hành trước 18/8 Vay mua ô tô trong tháng 8/2024 ngân hàng nào để có lãi suất thấp nhất?

"Ông lớn" công nghệ Mỹ đẩy mạnh kế hoạch phục hồi

Tại triển lãm thương mại ngành công nghiệp trò chơi điện tử Gamescom đang diễn ra ở thành phố Cologne, Đức, Microsoft tổ chức gian hàng trò chơi điện tử lớn nhất từ trước đến nay để hu hút người chơi.

Đặt cược tất cả vào AI, 2024 sẽ là một năm "được ăn cả, ngã về không" của Microsoft Sự cố máy tính toàn cầu Microsoft gây tê liệt hoạt động ở nhiều lĩnh vực