Bị Trung Quốc “chê” vì thuế nhập khẩu, Nga tăng xuất khẩu mặt hàng này sang Việt Nam gấp 2,6 lần, giá cực ưu đãi

Không phải dầu thô, mặt hàng này từ Nga vào Việt Nam đang được ưu đãi đến 20%.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Trung Quốc không mặn mà than Nga do không còn thuế ưu đãi

Theo Oilprice, doanh số bán than của Nga sang Trung Quốc đã giảm 22% trong 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái sau khi Trung Quốc tái áp thuế nhập khẩu, khiến than của Nga trở nên đắt đỏ hơn.

Thuế nhập khẩu than được áp dụng trở lại không ảnh hưởng đến Úc hay Indonesia, hai nhà xuất khẩu than lớn và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Nga, vì họ có các hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc.

Theo dữ liệu Hải quan chính thức từ Trung Quốc, bất chấp tổng lượng than nhập khẩu của Trung Quốc tăng vọt trong hai tháng đầu năm 2024, doanh số bán hàng của Nga vẫn sụt giảm. Nhập khẩu than của Trung Quốc tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nhập khẩu từ Nga giảm mạnh 22% xuống 11,5 triệu tấn.

Trung Quốc đã dỡ bỏ thuế nhập khẩu ngay sau khi Nga xảy ra xung đột với Ukraine. Xung đột này đã làm đảo lộn thị trường năng lượng vào năm 2022 và khiến giá than tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại vào thời điểm Trung Quốc đang phải vật lộn để tránh tình trạng mất điện. Giờ đây, thuế đã được áp dụng trở lại trong nỗ lực bảo vệ các công ty khai thác than và hoạt động sản xuất của Trung Quốc.

Hiện Indonesia là nhà cung cấp than hàng đầu cho Trung Quốc, trong khi Nga giữ vị trí thứ hai. Nga cũng đang gặp khó khăn trong việc bán than của mình cho thị trường châu Á rộng lớn hơn.

Quảng cáo

Giá than thấp hơn từ các nhà xuất khẩu lớn như Indonesia, Nam Phi và Úc đang đè nặng lên khả năng Nga bán nhiều than hơn sang châu Á, nơi đã trở thành thị trường xuất khẩu chính của Moscow sau khi phương Tây áp đặt lệnh cấm vận đối với than của nước này vào năm 2022.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ hiện là những nước nhập khẩu than hàng đầu từ Nga. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết trong một phân tích đầu năm nay rằng các quốc gia này đã nhận hơn 80% lượng than xuất khẩu của Nga từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023, so với 47% từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022.

Than Nga vào Việt Nam tăng gấp 3 lần

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu than các loại về Việt Nam trong tháng 2 đạt 4,1 triệu tấn với trị giá hơn 614 triệu USD, giảm 17,8% về lượng và giảm 8,3% về trị giá so với tháng 1. Lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ta nhập khẩu hơn 9,2 triệu tấn than với trị giá hơn 1,2 tỷ USD, tăng 95,9% về lượng và tăng 60,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

c1-2845.png
Nguồn: TCHQ

Tại thị trường Việt Nam, than của Nga cũng phải cạnh tranh cùng với Úc và Indonesia. Trong 2 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu than từ Nga đã tăng vọt gấp đến 3 lần so với cùng kỳ. Cụ thể trong 2 tháng đầu năm, nước ta đã nhập khẩu từ Nga 913.081 tấn than với trị giá hơn 190 triệu USD tăng 161% về lượng (tương đương 2,6 lần) và tăng 113% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, Nga là nhà cung cấp than lớn thứ 3 của Việt Nam sau 2 tháng đầu năm, vẫn xếp sau Úc và Indonesia.

Giá nhập khẩu đạt 208 USD/tấn, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.

Nga là quốc gia có trữ lượng than đứng thứ 3 (182 tỷ tấn) và là nhà khai thác, sản xuất than lớn thứ 6 trên thế giới (chiếm 4,5% sản lượng khai thác than trên quy mô toàn cầu). Theo Bộ Năng lượng Nga, dự trữ than của nước này đủ sử dụng trong 300 năm và không có mối đe dọa nào về an ninh năng lượng.

Tham khảo: Oilprice, Reuters, TCHQ

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Niềm tin thương hiệu quốc gia thúc đẩy hợp tác quốc tế

Thương hiệu quốc gia nhất quán có thể trở thành tiền đề thúc đẩy sự hợp tác quốc tế. Năm 2023, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua. Đây là lợi thế rất lớn đối với việc phát triển thương hiệu quốc gia.

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường chủ lực tăng trưởng rất tốt Để tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả, cần chú trọng thị trường gần 1,4 tỷ dân Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu rau quả 9 tháng bằng xấp xỉ cả năm 2023

Tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc) muốn trở thành “anh em” với TP. Hồ Chí Minh

Mối quan hệ giữa tỉnh Gyeongsangbuk và TP. Hồ Chí Minh đang ở cấp độ Thành phố Hữu nghị. Trong tương lai không xa, tỉnh Gyeongsangbuk mong muốn nâng mối quan hệ này lên mức “Thành phố anh em” - cấp độ cao nhất trong thang hợp tác quốc tế của các tỉnh ở Hàn Quốc.

PV Power ước lãi 833 tỷ đồng sau 9 tháng

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 31-33 thế giới về quy mô GDP ngay năm sau

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ mục tiêu năm 2025, tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 6,5-7% và phấn đấu đạt tăng trưởng cao hơn (7-7,5%).

Trung Quốc đầu tư đường sắt cao tốc khi GDP bình quân là 1.753 USD, Indonesia là 3.322 USD, Việt Nam thì sao? GDP quý III/2024 vượt dự báo, ước tăng 7,4%

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục

Vì sao suất đầu tư lên tới 1.000 tỷ đồng/km cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Du khách Trung Quốc đến Nhật Bản tăng vọt trong dịp nghỉ lễ tháng 10/2024

Số lượt đặt chỗ hãng hàng không Japan Airlines (JAL) của du khách Trung Quốc trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 1 tuần của nước này đã phục hồi lên mức cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Tăng sức hút du khách quốc tế bằng ẩm thực và văn hóa Việt Nam Trung Quốc tạo thuận lợi tối đa cho du khách nước ngoài thanh toán điện tử