Bí ẩn Amber Holdings - hệ sinh thái hậu thuẫn Chứng khoán Nhất Việt tăng vốn "thần tốc"

Kể từ khi gia nhập hệ sinh thái đa ngành Amber Holdings của ông Trần Anh Thắng, Chứng khoán Nhất Việt không chỉ chuyển sàn từ UPCOM lên HNX mà còn có 4 lần tăng vốn thành công từ 135 tỷ đồng lên 1.200 tỷ và đang có kế hoạch tăng tiếp lên 2.496 tỷ.

Bí ẩn Amber Holdings - hệ sinh thái hậu thuẫn Chứng khoán Nhất Việt tăng vốn "thần tốc"

Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (mã VFS) mới đây công bố nghị quyết hội đồng quản trị (HĐQT) thông qua việc chào bán 120 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ chào bán là 1:1. Thời gian chào bán là trong năm 2024, sau khi nhận được giấy chứng nhận do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp.

Tổng số tiền thu được từ đợt chào bán là 1.200 tỷ đồng sẽ dành 600 tỷ đồng để bổ sung cho hoạt động đầu tư tự doanh chứng khoán gồm cổ phiếu và các giấy tờ có giá, còn 600 tỷ đồng sẽ bổ sung vốn cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ.

Ngoài ra, công ty chứng khoán này cũng dự kiến phát hành thêm 9,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức (tỷ lệ 8%). Thời gian phát hành sau khi được UBCKNN chấp thuận và triển khai cùng thời điểm phát hành cho cổ đông hiện hữu.

Nếu thực hiện thành công cả hai đợt phát hành, vốn điều lệ của Chứng khoán Nhất Việt sẽ tăng từ 1.200 tỷ đồng lên 2.496 tỷ đồng.

“Mảnh ghép” Chứng khoán Nhất Việt và quá trình tăng vốn thần tốc

Chứng khoán Nhất Việt (VFS) được thành lập tháng 10/2008, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực môi giới chứng khoán, dịch vụ chứng khoán với trọng tâm là cho vay ký quỹ khách hàng cá nhân và tổ chức. Công ty có vốn điều lệ ban đầu là 135 tỷ đồng.

Trong khoảng gần 10 năm đầu hoạt động, VFS chỉ là một công ty chứng khoán nhỏ, ít được nhắc tên. Song từ sau khi được nhóm Amber Holdings mua lại với tham vọng hoàn thiện hệ sinh thái dựa trên 3 trụ cột chính là tài chính - bất động sản - năng lượng thì cái tên VFS bắt đầu gây được sự chú ý.

Từ khi có sự hậu thuẫn của Amber Holdings, VFS đã có một quá trình tăng vốn điều lệ "thần tốc". Trong hai năm 2018, 2019, công ty đã có hai lần tăng vốn lên 200 tỷ đồng và 410 tỷ đồng.

Sau đưa cổ phiếu lên UPCOM vào năm 2020, VFS tiếp tục đẩy mạnh quá trình tăng vốn thêm 2 lần nữa. Lần 1 vào năm 2021, công ty tăng vốn từ 410 tỷ đồng, lên 802,5 tỷ đồng thông qua chào bán thêm 39,25 triệu cổ phiếu để huy động 392,5 tỷ đồng.

Lần 2 vào năm 2023, công ty tiếp tục tăng vốn từ 802,5 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng, thông qua chào bán 39,55 triệu cổ phiếu, huy động 395,5 tỷ đồng.

von-dieu-le-ctck-2927.png

Sau lần tăng vốn lên 1.200 tỷ đồng, Chứng khoán Nhất Việt có 3 cổ đông lớn, gồm ông Trần Anh Thắng sở hữu 13,01% vốn điều lệ, Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance) sở hữu 10% vốn điều lệ, Amber Holdings sở hữu 7,33% vốn điều lệ; còn lại 69,66% vốn điều lệ thuộc nhóm cổ đông sở hữu dưới 5% vốn. Ông Trần Anh Thắng hiện là người đại diện pháp luật, Phó chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VFS.

Chưa dừng lại ở đó, trong năm 2024, VFS dự kiến sẽ tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 2.496 tỷ đồng thông qua chào bán 120 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành 9,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông như đã nêu ở trên.

Đáng chú ý, cùng với quá trình tăng vốn, hoạt động kinh doanh của Chứng khoán Nhất Việt cũng có bước tăng trưởng mạnh mẽ từ khi về tay Amber Holdings. Giai đoạn 2017-2022, doanh thu hoạt động của VFS tăng trưởng trung bình 38% mỗi năm; lãi sau thuế luôn tăng trưởng 3 chữ số trong giai đoạn 2017-2021, trước khi “đi lùi” 29% vào năm 2022 do biến động chung của thị trường chứng khoán, rồi bật tăng trở lại 36% vào năm 2023.

Sang năm 2024, công ty đặt mục tiêu tiếp tục duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 45% (đạt 124 tỷ đồng). Quý I/2024, công ty báo lãi sau thuế hơn 27 tỷ đồng, gấp 4,2 lần cùng kỳ và thực hiện được 21,8% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

vfs-7342.png
Quảng cáo

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua, HĐQT của Chứng khoán Nhất Việt có nhiều sự thay đổi khi bước vào nhiệm kỳ 2024-2029 với 4/5 thành viên được thay mới. Trong đó, bà Nghiêm Phương Nhi được bầu là Chủ tịch HĐQT thay thế ông Nguyễn Thế Anh. Bà Phương Nhi đang là Chủ tịch HĐQT Công CP Đầu tư tài chính Hòa An và Chủ tịch HĐQT Amber Capital.

Ông Trần Anh Thắng là thành viên duy nhất của HĐQT cũ tiếp tục tham gia nhiệm kỳ mới ở vị trí Phó chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty.

Bên cạnh vai trò Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Chứng khoán Nhất Việt, ông Trần Anh Thắng còn là Chủ tịch HĐQT Amber Capital Holdings, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Du lịch Hà Nội Non Nước và Thành viên HĐQT độc lập Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).

Việc tham gia vào Eximbank cho thấy một phần vai trò của Amber Holdings trong “cuộc chơi” tại nhà băng này. Ngoài ông Thắng, tân Chủ tịch HĐQT Eximbank Nguyễn Cảnh Anh cũng là người có nhiều mối liên hệ với Amber Holdings.

Theo giới thiệu, ông Nguyễn Cảnh Anh từng là Giám đốc Khối nguồn vốn của EVNFinance từ tháng 10/2020 đến tháng 7/2023. Sau đó, từ tháng 8/2021 cho đến nay, ông Thắng là Tổng giám đốc Công ty CP Amya Holdings. Những pháp nhân như EVNFinace, Amya Holdings đều có mối liên hệ nhất định đến nhóm Amber Holdings.

Bên cạnh ông Nguyễn Cảnh Anh, Trần Anh Thắng, sự hiện diện của nhóm Amber Holdings tại Eximbank còn thể hiện ở ông Nguyễn Hoàng Hải - quyền Tổng giám đốc Eximbank được bổ nhiệm vào tháng 8/2023. Ông Hải được biết đến là nhân sự cấp cao có thâm niên tại EVN Finance. Hồi tháng 5/2023, ông đã có đơn xin từ nhiệm từ nhiệm vai trò CEO EVN Finance vì lý do cá nhân. Bên cạnh đó, ông cũng rút lui khỏi các vai trò Thành viên HĐQT, người đại diện theo pháp luật của EVN Finance.

Amber Holdings và tham vọng “kiềng 3 chân” tài chính - bất động sản - năng lượng

Công ty CP Amber Capital Holdings (Amber Holdings) được thành lập năm 2009, với số vốn điều lệ ban đầu 200 triệu đồng, do ông Trần Anh Thắng là người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT. Đến nay, sau 15 năm thành lập, Amber Holdings đã xây dựng được hệ sinh thái với hơn 8 đơn vị thành viên và tổng tài sản 15.000 tỷ đồng.

amber-3412.png
Nguồn: Amber Holdings

Hiện Amber Holdings phát triển với 3 trụ cột chính là tài chính - bất động sản - năng lượng. Trong lĩnh vực tài chính, Amber Holdings có 3 công ty thành viên là Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt, Công ty CP Quản lý quỹ Amber (Amber Capital) và Công ty CP Đầu tư Amber Fintech.

Còn ở lĩnh vực bất động sản, Amber Holdings chỉ có một đại diện duy nhất là Công ty CP Amber Asset Management (tiền thân là Công ty CP Bất động sản Quang Anh), hiện là chủ đầu tư một loạt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, văn phòng và nhà ở, khu công nghiệp.

Trong mảng bất động sản khu công nghiệp, Amber Asset Management là chủ đầu tư của dự án Amber Yên Quang (Hòa Bình) với tổng vốn đầu tư 1.740 tỷ đồng, Amber Tây Bắc Hồ Xá (Quảng Trị) với quy mô gần 1.100 tỷ đồng.

Ở mảng bất động sản nhà ở, Amber có hai dự án tại Hà Nội là chung cư cao cấp và dịch vụ thương mại Cổ Linh (2.500 tỷ đồng) và Tòa nhà Apex Tower (850 tỷ đồng).

du-an-amber-holdings-1083.png
Nguồn: Amber Holdings

Trong mảng bất động sản nghỉ dưỡng, Amber Asset Management có nhiều dự án nhất, trong đó, dự án Khu du lịch Dốc Lết - Phương Mai (Khánh Hòa) có vốn đầu tư 4.082 tỷ đồng, Khu du lịch sinh thái Bản Xôi (Hà Nội) có vốn đầu tư 2.100 tỷ đồng, dự án Amber Hills Golf & Resort - Rock Valley Course tại Bắc Giang (1.625 tỷ đồng), dự án khu du lịch sinh thái Tâm Châu - Lâm Đồng (500 tỷ đồng), khu lưu trú trải nghiệm Đồng Dương - Quảng Nam (700 tỷ đồng), Zenia Boutique Hotel Nha Trang.

Trụ cột còn lại là năng lượng, Amber Holdings đang sở hữu 2 công ty thành viên gồm Công ty CP Amber Energy và Công ty CP Helio Energy (vốn điều lệ 300 tỷ đồng).

Ngoài ra, Amber Holdings còn lấn sân sang hai mảng phụ trợ là truyền thông, đào tạo với 2 đại diện là Công ty CP Dịch vụ và Truyền thông Amber (Amber Media) và Công ty CP Giáo dục Amber Academy.

Người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc Amber Academy là ông Nguyễn Thế Anh - người vừa rời ghế Chủ tịch HĐQT của Chứng khoán Nhất Việt. Ngoài ra, ông Thế Anh còn đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc của Công ty CP Ô tô Á châu Việt Nam.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Bách Hóa Xanh kỳ vọng lãi hơn 500 tỷ đồng năm 2025, hướng tới doanh thu 10 tỷ USD trước năm 2030

Lãnh đạo MWG khẳng định quyết tâm đưa Bách Hóa Xanh đạt mục tiêu doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2030 và cho rằng đây là mục tiêu khả thi trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển từ kênh truyền thống sang hiện đại đang là xu thế tất yếu.

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: MWG đã trễ chuyến tàu 10 tỷ USD 3-4 năm MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM

Dự án Lakeview City của Novaland được tháo gỡ pháp lý từ ngày 1/4/2025

Dự án Lakeview City của Novaland chính thức được tháo gỡ khó khăn trong việc xác định thời điểm tính tiền thuê đất, tiền sử dụng đất. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng liên quan đến dự án này ngay trong năm 2025.

Vừa báo lỗ kỷ lục, Novaland tiếp tục chi hơn 5.100 tỷ đồng mua lại trước hạn 15 lô trái phiếu Hàng trăm nghìn lượt khách đến du xuân tại các đô thị nghỉ dưỡng của Novaland

Công ty thành viên của TTC Group muốn gom thêm 3 triệu cổ phiếu SCR

Với việc đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu SCR, Công ty CP Khu công nghiệp Thành Thành Công dự kiến nâng sở hữu tại TTC Land từ 5,4 triệu cổ phiếu lên thành 8,4 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 2% vốn.

TTC Land hoàn tất phát hành gần 35 triệu cổ phiếu để hoán đổi nợ Hậu tăng vốn, TTC Land tiến gần hơn đến tham vọng mở rộng sang bất động sản công nghiệp

Bất động sản An Gia dừng triển khai việc chào bán gần 41 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

HĐQT Bất động sản An Gia (mã AGG) thông qua việc dừng triển khai phương án chào bán hơn 40,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với lý do tình hình thị trường chưa phù hợp, cần đảm bảo lợi ích của cổ đông.

Bộ Xây dựng sẽ thanh, kiểm tra các dự án bất động sản tăng giá bất thường Dòng tiền hoạt động vẫn âm đối với nhiều chủ đầu tư bất động sản trong năm 2024

“Ông trùm” Cảng hàng không ACV có thể chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2025, tiến thêm một bước đến niêm yết HoSE

Nếu chuyển sàn thành công, ACV “hứa hẹn” sẽ là bom tấn thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Tuy nhiên, chặng đường niêm yết HoSE vẫn còn khá dài và còn nhiều vấn đề tồn đọng cần giải quyết.

ACV kinh doanh ra sao dưới thời Chủ tịch Hội đồng quản trị Lại Xuân Thanh? Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm trong cổ phần hóa và quản lý đất đai tại ACV

Sếp Thế Giới Di Động nói về kế hoạch 2025: Tháng 10 về đích, cuối năm vượt trội

Năm 2025, Thế Giới Di Động dự kiến mục tiêu doanh thu thuần đạt 150.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 4.850 tỷ đồng trong năm 2025, lần lượt tăng 12% và 30% so với thực hiện 2024.

Lỗ luỹ kế hơn 1.000 tỷ đồng, MWG đặt mục tiêu sớm đạt điểm hoà vốn chuỗi nhà thuốc An Khang Bách Hóa Xanh đã mở thêm 79 cửa hàng trong hơn 1 tháng đầu năm

Shark Hưng nói về bí quyết sống còn giữ chân nhân sự giỏi: Chủ doanh nghiệp sẽ có tất cả nếu biết làm "phép chia"

“Rất ít doanh nhân chịu học phép chia. Các bạn cứ chia đi thì tự nhiên các bạn sẽ có tất cả”, Shark Hưng chia sẻ một trong những bí quyết để giữ chân nhân sự giỏi.

Phó Tổng giám đốc VIB mua thành công gần 1,3 triệu cổ phiếu Vietjet và Satair hợp tác chiến lược tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ Airbus