Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp qua các biện pháp phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương trong năm 2023 sẽ tiếp tục bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất trong nước thông qua việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên nguyên tắc công khai, minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc

Theo Bộ Công Thương, để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại, cũng như tránh thiệt hại cho hàng hoá hóa trong nước do sự gia tăng của hàng nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thông qua các hoạt động cụ thể.

Đơn cử như Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại, tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ; nâng cao năng lực về phòng vệ thương trong bối cảnh tham gia các FTA...

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các hiệp hội, địa phương để phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại đến doanh nghiệp giúp nắm vững được các nguyên tắc cơ bản của việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Ngoài ra là khả năng tác động đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu; hoạt động cần triển khai khi trở thành đối tượng bị điều tra để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

Mặt khác, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh thu thập thông tin, cảnh báo, sớm tiếp cận với các doanh nghiệp trong những ngành có nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra.

Hơn nữa, tiếp tục trực tiếp can thiệp, trao đổi với cơ quan điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài khi phát hiện trong hoạt động điều tra có điểm chưa phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)...

Quảng cáo

Đặc biệt, nhằm tiếp tục đem lại hiệu quả tích cực cũng như giúp các ngành sản xuất trong nước khắc phục thiệt hại do sự gia tăng của hàng nhập khẩu gây ra, giữ vững sản xuất và từng bước phát triển, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện cơ sở pháp lý, tích cực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng vệ thương mại.

Thống kê cho thấy, trong năm 2022, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các ngành sản xuất trong nước xử lý 16 vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của ta, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu.

Nhờ có hiệu quả của các biện pháp phòng vệ thương mại, một số ngành sản xuất như thép mạ, phân bón DAP/MAP... đã cho thấy những con số phục hồi tích cực đến mức trong năm 2022, Bộ Công Thương đã quyết định không cần thiết phải tiếp tục duy trì biện pháp phòng vệ thương mại đối với những mặt hàng này.

Đại diện Bộ Công Thương cho hay, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại được xem là một phần quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia bởi mục đích là bảo vệ hoặc hỗ trợ ngành sản xuất trong nước trong quá trình hội nhập, tự do hóa.

Tính đến hết tháng 11/2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị 22 quốc gia/vùng lãnh thổ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với tổng cộng 225 vụ việc phòng vệ thương mại. Không chỉ những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như sản phẩm gỗ, cá tra, cá basa, tôm, da giày, dệt may, thép mà các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nhỏ hơn như mật ong, gạch men, giấy bọc thuốc lá... cũng đã bị điều tra phòng vệ thương mại.

Nhận định từ các chuyên gia, trước bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và thế giới được dự báo sẽ có nhiều thay đổi với những diễn biến phức tạp, khó lường nhưng Việt Nam đang đứng trước cơ hội từ việc thực thi các cam kết hội nhập với mức độ mở cửa ngày càng cao.

Do đó, để khai thác tốt cơ hội này, Việt Nam cần tiếp tục phải chủ động hoàn thiện hệ thống về phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

TTC AgriS và nội lực kế thừa giữa hai thế hệ nữ lãnh đạo

TTC AgriS kết thúc niên độ tài chính 2023-2024 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế kỷ lục, lần lượt đạt 29.062 tỷ đồng và 806 tỷ đồng, tương ứng tăng 17% và 33% so với niên độ trước. Đây là những con số ấn tượng được công bố không lâu sau thời điểm TTC AgriS có bước chuyển giao quyền điều hành cho tân Chủ tịch Đặng Huỳnh Ức My - một “nữ tướng” tài năng của thế hệ 8X.

Hoàng Anh Gia Lai báo lãi sau thuế hơn 350 tỷ đồng trong quý III/2024

Dù doanh thu sụt giảm nhưng nhờ việc kiểm soát giá vốn và tiết giảm các chi phí nên lợi nhuận sau thuế quý III/2024 của Hoàng Anh Gia Lai vẫn tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoàng Anh Gia Lai thế chấp gần 166 triệu cổ phần công ty chăn nuôi để đảm bảo cho khoản vay 1.050 tỷ đồng Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục chậm trả lãi trái phiếu, luỹ kế gốc lãi lên hơn 4.500 tỷ đồng

19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lãi trước thuế hơn 50.000 tỷ đồng

9 tháng năm 2024, tổng doanh thu công ty mẹ của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ước đạt 971.593 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 50.360 tỷ đồng.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sắp thoái vốn tại 2 đơn vị thành viên Tổng công ty Hàng hải VIMC có công ty và khoản đầu tư thua lỗ nặng, lên đến hơn 15.000 tỷ đồng

Gói cước dài kỳ với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho trải nghiệm giải trí cực mê

Nhằm giúp khách hàng nâng tầm trải nghiệm giải trí, nhà mạng MobiFone tung ưu đãi miễn phí gói ClipTV KM trong 12 tháng dành cho khách hàng khi gia hạn, nâng cấp, hoặc đăng ký mới các gói cước dài kỳ.

Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực thông tin cơ sở MobiFone khai phá không gian mới để trở thành Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam

Bộ Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ 6 dự án tại Cần Thơ của Novaland, Mường Thanh, Lotte...

Theo đồ án quy hoạch, Khu đô thị du lịch sinh thái Cồn Ấu của Novaland có tổng mức đầu tư hơn 708,7 tỷ đồng, bao gồm một phần của Cồn Ấu (về phía thượng nguồn), được bao bọc bởi sông Hậu và các nhánh sông.

Rót hơn 569 tỷ đồng hỗ trợ Novaland, ông Bùi Thành Nhơn và các cổ đông lớn tiếp tục cam kết ‘bơm tiền' Gần 60.000 tỷ nợ vay của Novaland gồm những gì, ai đang là chủ nợ lớn nhất?

Sun Group đề xuất xây tuyến đường sắt nhẹ từ Sài Gòn đến Tây Ninh dài gần 100km

Tuyến đường sắt nhẹ (LRT) sẽ chạy dọc theo tuyến đường ven sông Sài Gòn, kết nối thẳng tới Tây Ninh với chiều dài gần 100km, tạo hành lang phát triển du lịch xuyên suốt, thúc đẩy kinh tế, xã hội của toàn vùng Đông Nam Bộ phát triển xứng với tiềm năng.

Đỉnh cao kiến trúc Sun Symphony Residence: Từ cảm hứng dân tộc thấm đẫm tới thiết kế “vị nhân sinh” hiếm có Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam

Trái chủ yêu cầu Novaland bổ sung tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu nghìn tỷ do cổ phiếu rơi sâu về đáy lịch sử

Các trái chủ không đồng ý việc không phải thực hiện thế chấp các quyền tài sản của Novaland do giá cổ phiếu đang tiếp tục suy giảm, ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu.

Novaland chậm trả hơn 1.000 tỷ gốc và và lãi trái phiếu trong tháng 9 Novaland lý giải khoản lỗ hơn 7.300 tỷ đồng sau soát xét bán niên

Viettel Construction hưởng lợi ra sao khi 5G được phủ sóng?

MBS cho rằng, hệ sinh thái gắn liền với công ty mẹ bao gồm, xây lắp viễn thông, vận hành hạ tầng và TowerCo sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận cho Viettel Construction trong trung và dài hạn.

Cổ đông Viettel Construction sắp nhận 310 tỷ đồng cổ tức Cổ phiếu “họ” Viettel bất ngờ “bốc đầu”, điều gì đang xảy ra?

Hạ tầng GELEX sắp M&A dự án khu công nghiệp 850 ha tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Công ty CP Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn dự kiến sẽ chào bán hơn 93,4 triệu cổ phiếu PXL cho Hạ tầng GELEX để thu về hơn 934 tỷ đồng nhằm triển khai dự án khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

GELEX lãi lớn nhờ chuyển nhượng dự án năng lượng tái tạo Điện lực Gelex chào sàn HOSE, giá cổ phiếu tăng hơn 2%