Apple chuẩn bị kế hoạch lần đầu tiên sản xuất MacBook tại Việt Nam

Apple đã đề nghị nhà cung cấp hàng đầu, tập đoàn Foxconn của Đài Loan, bắt đầu sản xuất máy tính MacBook tại Việt Nam ngay từ đầu tháng 5/2023.

Từ năm sau, lần đầu tiên, Apple có kế hoạch chuyển một phần hoạt động sản xuất máy tính MacBook ra khỏi Trung Quốc bởi doanh nghiệp công nghệ này đang nỗ lực tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi nước này trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh leo thang, theo nội dung bài báo mới được Nikkei đăng tải.

Apple đã đề nghị nhà cung cấp hàng đầu, tập đoàn Foxconn của Đài Loan, bắt đầu sản xuất máy tính MacBook tại Việt Nam ngay từ đầu tháng 5/2023, theo nhiều nguồn tin từ vụ việc.

Apple đã không ngừng nỗ lực để gia tăng các địa điểm sản xuất bên ngoài Trung Quốc cho tất cả các dây chuyền sản xuất của hãng. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa chuỗi sản xuất máy tính MacBook mất nhiều thời gian hơn bởi chuỗi cung ứng này phức tạp hơn so với các sản phẩm khác rất nhiều.

“Sau khi dây chuyền sản xuất MacBook được dịch chuyển, như vậy, tất cả những sản phẩm chủ chốt của Apple đều đã có dây chuyền sản xuất bên ngoài Trung Quốc, ví dụ như điện thoại iPhone ở Ấn Độ, đồng hồ Apple Watch và máy tính bảng iPad ở Việt Nam”, theo một nguồn tin có hiểu biết về vụ việc nói với Nikkei Asia.

Nguồn tin trên cũng nhấn mạnh: “Cái Apple muốn hiện nay chính là một lựa chọn bên ngoài Trung Quốc cho tất cả các sản phẩm của hãng”.

Cũng theo Nikkei Asia, Apple đã triển khai kế hoạch chuyển một phần hoạt động sản xuất máy tính MacBook sang Việt Nam trong gần 2 năm qua, đồng thời cũng đã chạy thử dây chuyền sản xuất tại Việt Nam. Ước tính mỗi năm Apple sản xuất khoảng từ 20 đến 24 triệu máy tính MacBook, hoạt động sản xuất diễn ra tại nhiều địa điểm ở Trung Quốc như tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Thượng Hải.

Sự dịch chuyển sang Việt Nam diễn ra không chỉ bởi lý do căng thẳng địa chính trị mà còn bởi sản xuất tại Trung Quốc chịu gián đoạn bởi chính sách không COVID-19 và nhiều bất ổn từ chính sách COVID-19 của Trung Quốc trong những tuần gần đây.

Quảng cáo

Đối với Trung Quốc, việc dây chuyển sản xuất máy tính MacBook bị dịch chuyển ra bên ngoài cho thấy vị thế của Trung Quốc trong vai trò “công xưởng của thế giới” đang yếu đi. Hãng sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới từ Apple, HP cho đến Dell hay Google và Meta đều đã có ít nhất một kế hoạch đa dạng hóa nguồn cung ứng sản phẩm ra khỏi Trung Quốc tính từ khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump leo thang căng thẳng với Trung Quốc.

Hoạt động sản xuất của những máy chủ trung tâm dữ liệu cho Google, Meta, Amazon hay Microsoft đều đã được chuyển sang Đài Loan, Mexico và Thái Lan.

“Tính chung, lợi thế của Trung Quốc trong sản xuất phân khúc thấp đang giảm đi, nhiều khách hàng Mỹ giờ đây tìm kiếm các địa điểm sản xuất thay thế bên ngoài Trung Quốc. Xu thế này hiện vốn được đẩy nhanh tại tất cả các thương hiệu toàn cầu và sẽ không sớm thay đổi”, một nhà điều hành doanh nghiệp tại Inventec – doanh nghiệp cung cấp quan trọng cho HP và Dell cho hay.

Đã nhiều thập kỷ nay, Apple đã coi Trung Quốc như địa điểm sản xuất quan trọng nhất, tuy nhiên công thức vốn đã thành công nhiều thập kỷ giờ đây đã rơi vào khủng hoảng.

Mùa xuân năm 2022, hai địa điểm sản xuất máy tính MacBook và điện thoại iPhone đã bị phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19. Vào tháng 11/2022, Apple đã cảnh báo về khả năng hai dòng điện thoại cao cấp iPhone 14 Pro và 14 Pro Max dự kiến giao hàng dịp nghỉ lễ này sẽ bị hoãn giao hàng do tình trạng thiếu lao động liên quan đến đại dịch COVID-19 tại nhà máy sản xuất quan trọng nhất ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, ông Chiu Shih-fang, khẳng định rằng những thay đổi trong chuỗi cung ứng giờ đã không thể đảo ngược được.

“Trong quá khứ, phần lớn mọi người từng hy vọng rằng tình hình sẽ có thể thay đổi và mọi chuyện sẽ trở lại như trước đây. Tuy nhiên lần này, họ nhận ra rằng không còn cách nào đảo ngược và dù rằng họ chuẩn bị các lựa chọn thay thế đến thế nào đi nữa”, ông Chiu nói với Nikkei Asia.

Các chính sách ngặt nghèo phòng COVID-19 của Trung Quốc đã đẩy nhanh xu thế này và giờ đây nó đang xảy ra nhanh hơn so với kỳ vọng của các nhà điều hành trong ngành công nghệ cũng như các chuyên gia phân tích thị trường. Ngoài ra, căng thẳng Mỹ - Trung cũng có thể coi là một yếu tố tạo ra xu thế này, ông Chiu phân tích.

“Chẳng người chủ doanh nghiệp nào muốn bị mắc kẹt và ảnh hưởng nặng nề chỉ bởi hoạt động sản xuất của họ quá tập trung vào một địa điểm. Từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ, các nhà cung cấp đều phải tìm kiếm giải pháp cho thực tế đã thay đổi trên toàn cầu”, ông Chiu chỉ ra.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Ứng cử viên mua lại TikTok tiết lộ kế hoạch cải tổ ứng dụng

Tầm nhìn của tỷ phú Mỹ Frank McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.

Goolge, TikTok, Facebook… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...

LG ra mắt thế hệ điều hòa 2025 với công nghệ AI Air độc quyền

Điểm đột phá của dải sản phẩm điều hòa mới từ LG là thiết kế cánh quạt kép - một nâng cấp đáng kể so với các dòng điều hòa hiện tại chỉ trang bị một cánh quạt đơn phía trước. Đồng thời, thế hệ điều hòa mới cũng được trang bị công nghệ AI và cảm biến thông minh giúp tiết kiệm điện năng.

LG muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

Google thành lập công ty tại Việt Nam: Chuyên gia chỉ rõ cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nội

Việc Google chính thức thành lập công ty tại Việt Nam không chỉ là một bước đi chiến lược quan trọng của gã khổng lồ công nghệ này, mà còn mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam.

Epic Games cáo buộc Google và Samsung có hành vi phản cạnh tranh Đế chế Google trị giá 2.000 tỷ USD đứng trước nguy cơ chia tách, ban lãnh đạo công ty 'choáng váng'

Việt Nam hợp tác với NVIDIA thành lập Trung tâm R&D Trí tuệ nhân tạo và Trung tâm Dữ liệu AI

Chiều tối ngày 5/12/2024, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc Nvidia Jensen Huang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng - đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Jay Puri - Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu NVIDIA, đã ký thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và NVIDIA thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) (được gọi là VRDC) và Trung tâm Dữ liệu AI.

Nvidia sắp thế chân Intel trong Dow Jones Vốn hóa thị trường của "ông lớn" chip Nvidia tăng lên hơn 3.600 tỷ USD