"Áp lực giá cả năm 2024 còn rất lớn"

Bộ Tài chính nhận định, năm 2024 khó khăn, thách thức còn rất lớn, vẫn có một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận báo cáo về công tác điều hành giá. (Ảnh: BTC)
Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận báo cáo về công tác điều hành giá. (Ảnh: BTC)

Chiều 23/1, Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, chủ trì cuộc họp.

Chủ động, thận trọng điều hành giá

Trình bày báo cáo của Bộ Tài chính về điều hành giá, Thứ trưởng Lê Tấn Cận cho biết, mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2023 biến động tăng vào đầu năm sau đó theo xu hướng giảm dần và tăng nhẹ trở lại trong quý IV. Bình quân năm 2023, CPI tăng 3,25% so với cùng kỳ năm trước, trong phạm vi lạm phát mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 tăng 4,16% so với năm 2022, cao hơn 0,91% so với mức tăng CPI bình quân chung, chủ yếu do một số mặt hàng như xăng dầu, giá gas giảm khiến lạm phát chung giảm nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản, đồng thời một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong rổ tính lạm phát cơ bản có xu hướng tăng kéo dài như "Nhà ở thuê", "Ăn uống ngoài gia đình".

Nguyên nhân làm tăng CPI trong năm 2023 được Bộ Tài chính chỉ ra là chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,44% so với năm trước do một số địa phương tăng học phí năm học 2023-2024 theo lộ trình của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, tác động làm CPI chung tăng 0,46%.

Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,58% so với năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,24% do giá xi măng, cát tăng theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, cùng với đó giá thuê nhà ở tăng cao.

Bên cạnh đó là chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, đồ uống và thuốc lá, thuốc và dịch vụ y tế, hàng hóa và dịch vụ khác cũng tăng đã tác động làm CPI tăng lên.

Ở chiều ngược lại, một số nhóm hàng hóa như xăng dầu, gas, bưu chính, viễn thông giảm giá, làm CPI chung giảm.

Để chủ động ứng phó với áp lực lạm phát gia tăng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp kinh tế vĩ mô như bảo đảm nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và nguyên vật liệu đầu vào quan trọng của sản xuất.

Công tác quản lý điều hành giá được thực hiện chủ động, điều hành giá mặt hàng nhà nước quản lý thận trọng trong những tháng đầu năm để tạo dư địa an toàn cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm 2023, các quý tiếp theo thực hiện linh hoạt theo diễn biến CPI với mức độ và liều lượng phù hợp.

Quảng cáo

Điều hành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến giá thế giới, rút ngắn chu kỳ điều hành xuống còn 01 tuần. Ban hành kịp thời các chính sách hỗ trợ miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá…

Áp lực giá năm 2024 còn rất lớn

Nhận định năm 2024 khó khăn, thách thức còn rất lớn, theo Bộ Tài chính, vẫn có một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong năm nay.

Cụ thể, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu dự báo có thể có biến động tăng.

Giá lương thực có thể tiếp tục tăng giá do nhu cầu gạo của một số quốc gia nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao. Giá vật tư nông nghiệp như phân u rê có thể tăng trong những tháng đầu năm 2024 theo xu hướng giá thế giới và nhu cầu cho vụ Đông Xuân muộn hơn những năm trước. Một số mặt hàng thực phẩm, đồ uống, may mặc thường tăng theo quy luật mùa vụ vào thời điểm lễ, tết.

Cùng với đó, Bộ Tài chính dự báo, việc thực hiện lộ trình giá thị trường, tính đúng tính đủ chi phí trong giá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá tiếp tục là vấn đề cần xem xét trong năm 2024, điều này cũng gây áp lực lên điều hành giá.

Như giá dịch vụ giáo dục, Nghị định số 97/2023/NĐ-CP, đối với khối giáo dục đại học công lập và giáo dục nghề nghiệp, mức trần học phí được điều chỉnh tăng theo lộ trình từ năm học 2023-2024 đến năm học 2026-2027. Mức tác động đến CPI thực tế phụ thuộc vào mức học phí cụ thể do các cơ sở giáo dục quyết định.

Đối với giá điện, Bộ Công thương kiến nghị trong năm 2024 xem xét điều chỉnh giá điện để đảm bảo phản ánh biến động của các thông số đầu vào của giá điện, đồng thời để EVN có nguồn thanh toán cho chủ đầu tư các nhà máy điện.

Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc nhóm dịch vụ sự nghiệp công thực hiện lộ trình thị trường, năm 2023 Bộ Y tế đã ban hành các thông tư kết cấu thêm chi phí tiền lương theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, trong năm 2024 Bộ Y tế đề xuất tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý vào giá.

Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá như: Việt Nam có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đây là lợi thế của Việt Nam, giúp giảm bớt áp lực lạm phát. Một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2024 vẫn tiếp tục được thực hiện góp phần giảm chi phí đầu vào...

Trên cơ sở đó, Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,5% - 4,5% (3 kịch bản 3,5%, 4% và 4,5%). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 4 ± 0,5%.

Trước mắt, tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp Tết Nguyên đán. Đồng thời, cần chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Bão Yagi: Một tỉnh miền Bắc đã ước tính thiệt hại 2.000 tỷ đồng

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Thái Bình đã đo được gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 12; lượng mưa trung bình toàn tỉnh từ ngày 6/9 đến 19h ngày 7/9 là 203,4mm, đặc biệt có nơi cao hơn như An Hiệp (Quỳnh Phụ) 419,4mm.

Đóng cửa 4 sân bay phòng siêu bão Yagi: Cập nhật ngay chuyến bay Vietjet Air, Bamboo Airways bị huỷ Không để chính quyền, người dân mất liên lạc: Nhà mạng “liên thông” sóng di động, ứng phó bão Yagi

Đà bán tháo trên Phố Wall lan sang thị trường châu Á

Các công ty công nghệ dẫn đầu sự sụt giảm trên toàn TTCK châu Á chiều 4/9, sau một đợt bán tháo trên Phố Wall do đà giảm mạnh của Nvidia và số liệu đáng thất vọng về hoạt động chế tạo của Mỹ.

Giá dầu, giá vàng và thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm phiên đầu tuần Giá dầu thế giới giảm gần 5% trong phiên 3/9

4 dự án giao thông nghìn tỉ sắp triển khai tại Khu Nam Tp.HCM, “giải cứu” kẹt xe, đổi thay bộ mặt đô thị

Hiện tại, giao thông kết nối giữa khu Nam và trung tâm Tp.HCM chủ yếu thông qua các tuyến đường như Nguyễn Hữu Thọ, cầu Kênh Tẻ, cầu Tân Thuận và Nguyễn Tất Thành.

5 phương án để kết nối giao thông 2 sân bay lớn nhất Việt Nam Các tuyến giao thông thúc đẩy nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Giá dầu, giá vàng và thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm phiên đầu tuần

Giá dầu tại thị trường châu Á tiếp tục giảm, thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều và giá vàng tại châu Á đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 2/9.

Ngành sắn bắt đầu vụ mới, thị trường nhập khẩu chưa sẵn sàng Thị trường chứng khoán có tuần nghỉ ngơi sớm trước lễ Quốc khánh

Xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2024 đạt 473 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 473,33 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn đều có sự phục hồi tốt và đạt mức tă

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng 2 con số Lần đầu tiên, trong một tháng, xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt “triệu đô”

Kiến nghị đầu tư tuyến đường sắt nối Tp.HCM với sân bay Long Thành (Đồng Nai) hơn 40.000 tỉ đồng

Trong cuộc họp ngày 27/8/2024, tỉnh Đồng Nai kiến nghị sớm đầu tư hệ thống đường sắt kết nối để đồng bộ, đáp ứng nhu cầu khi sân bay Long Thành đưa vào vận hành khai thác (dự kiến vào năm 2026).

Bộ GTVT nói gì về Dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ do Tập đoàn CT Group đề xuất Trung Quốc xây đường sắt cao tốc 350 km/h độc nhất vô nhị ở vùng có cường độ động đất tới 8 độ richter