An Khang đang “hụt hơi” trong “cuộc đua tam mã” với Long Châu và Pharmacity?

So sánh về hiệu quả hoạt động, An Khang đang thua xa Long Châu - chuỗi nhà thuốc được FPT Retail (FRT) mua lại cũng trong năm 2017.

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, lãnh đạo Thế Giới Di Động (MWG) cho biết, một trong những định hướng kinh doanh năm 2023 của doanh nghiệp bán lẻ này là tạm ngừng mở mới chuỗi nhà thuốc An Khang và chuỗi cửa hàng cho mẹ và bé AVAKids.

Theo đánh giá của ban lãnh đạo Thế Giới Di Động, mặc dù tiềm năng thị trường của An Khang và AVAKids rất lớn nhưng các chuỗi này hiện chưa có lợi nhuận. Do đó, công ty sẽ tạm ngưng mở rộng và tập trung giữ những cửa hàng có biên lợi nhuận dương, tăng doanh thu trên mỗi điểm bán, kiểm soát chặt chẽ chi phí vận hành nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động, giảm lỗ và đưa về điểm hoàn vốn cho toàn chuỗi.

“Đuối sức” trong cuộc đua với Long Châu và Pharmacity?

Thế Giới Di Động mua lại chuỗi cửa hàng thuốc An Khang từ năm 2017 nhưng mãi đến quý 4/2021, khi thị trường bán lẻ dược phẩm có sự dịch chuyển từ kênh truyền thống sang kênh hiện đại trở nên rõ ràng hơn, Thế Giới Di Động mới tăng tốc mở mới chuỗi nhà thuốc An Khang và chuyển sang sở hữu toàn bộ vào tháng 11/2021 - nâng tỷ lệ sở hữu từ 49% lên 99%.

Với sự hậu thuẫn của Thế Giới Di Động số lượng cửa hàng thuốc An Khang đã tăng trưởng nhanh chóng và nếu xét về tốc độ tăng bằng lần thì An Khang còn vượt qua cả Long Châu và Pharmacity. Thậm chí, Thế Giới Di Động còn đặt mục tiêu nâng số cửa hàng thuốc An Khang lên lần lượt là 800 và 2.000 cửa hàng vào cuối năm 2022 và 2023.

Để đạt được mục tiêu trên, trong 3 quý đầu năm 2022, Thế Giới Di Động liên tục khai trương các cửa hàng thuốc An Khang mới với số lượng tăng từ 211 nhà thuốc cuối quý 1 lên 365 nhà thuốc cuối quý 2 và 529 nhà thuốc đến cuối quý 3. Từ tháng 7/2022, Thế Giới Di Động cũng quyết định "lột xác" cho chuỗi An Khang bằng việc thay toàn bộ biển hiệu màu đỏ thành màu xanh lá cây, đồng thời, thống nhất mô hình thiết kế, bày trí cho các cửa hàng mới và cũ để tăng 50% số lượng sản phẩm trưng bày.

Tuy nhiên, từ quý 4/2022, An Khang đã dừng mở rộng chuỗi, và từ tháng 11, chuỗi nhà thuốc này dần thu hẹp quy mô về 509 cửa hàng rồi chốt lại năm 2022 với con số 500 nhà thuốc đang hoạt động. Trong năm 2022, chuỗi 500 nhà thuốc An Khang đóng góp cho Thế Giới Di Động doanh thu hơn 1.500 tỷ đồng (trung bình hơn 300 triệu đồng/cửa hàng), tương đương 1,1% trong tổng doanh thu 140.000 tỷ đồng của cả tập đoàn.

Như vậy, thay vì tiếp tục đẩy mạnh mở rộng quy mô để đạt mục tiêu 800 cửa hàng hoạt động vào cuối năm 2022, Thế Giới Di Động lại có động thái siết lại số nhà thuốc An Khang, trước khi đưa ra quyết định tạm ngừng mở mới trong năm 2023.

an-khang-9492.png

Chia sẻ về quyết định dừng mở mới, ông Đoàn Văn Hiểu Em, người đứng đầu chuỗi nhà thuốc An Khang cho biết: “So với mục tiêu có 800 cửa hàng trước đây, việc chậm lại một nhịp như vậy cũng giúp chúng tôi đánh giá, nhìn nhận lại, củng cố lại mọi thứ, tìm cơ hội để gia tăng thêm doanh thu cho An Khang trong thời gian tới. Hiện tại, 500 cửa hàng đã đủ lớn trên thị trường”.

Ông cũng cho biết thêm hết tháng 1/2023, doanh thu trung bình mỗi cửa hàng An Khang khoảng 350 triệu đồng. Con số này đã tăng gấp đôi thời điểm ban đầu, nhưng so với các chuỗi đang có doanh thu rất cao khác thì chưa đúng kỳ vọng công ty đặt ra.

Thực tế, nếu so sánh về hiệu quả hoạt động, An Khang đang thua xa Long Châu - chuỗi nhà thuốc được FPT Retail (FRT) mua lại cũng trong năm 2017. Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022, chuỗi 937 nhà thuốc Long Châu đã đóng góp tới gần 9.600 tỷ đồng vào tổng doanh thu của FPT Retail, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2021. Như vậy, bình quân mỗi cửa hàng Long Châu thu hơn 10 tỷ đồng trong năm 2022, tương đương trên 850 triệu đồng mỗi tháng.

Với hiệu quả kinh doanh vượt trội trong năm 2022, Long Châu đang trở thành động lực tăng trưởng mới của FPT Retail trong bối cảnh doanh thu chuỗi bán lẻ điện tử FPT Shop đang chậm lại, chỉ tăng 11% so với năm 2021.

Năm 2022, Long Châu vẫn duy trì chiến lược bành trướng khi có thêm gần 540 nhà thuốc và trong chiến lược phát triển năm 2023, lãnh đạo FPT Retail dự kiến mở thêm 400-500 cửa hàng, tiến thêm một bước trong tham vọng đạt 5.000 cửa hàng vào những năm tới.

3-nha-thuoc-1200.png
Quảng cáo

Nhờ việc đẩy mạnh mở mới, Long Châu đã dần thu hẹp khoảng cách với Pharmacity, khi mà chuỗi nhà thuốc này sau thời gian “đốt tiền” để đạt đỉnh quy mô gần 1.100 cửa hàng vào cuối tháng 9/2022 cũng giảm quy mô về 1.017 cửa hàng vào cuối năm 2022.

Động thái thu hẹp quy mô của Pharmacity diễn ra ngay sau khi đội ngũ lãnh đạo của “ông lớn” bán lẻ dược phẩm này có những thay đổi vào tháng 9 năm ngoái. Theo đó, nhà sáng lập Chris Blank đã rời vị trí Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật của Pharmacity. Thay thế ông tại vị trí đại diện pháp luật là ông Nguyễn Như Nam, một giám đốc đầu tư của SK Group tại Việt Nam. Ngày 1/9/2022, Pharmacity chính thức bổ nhiệm bà Trần Tuệ Tri làm Tổng giám đốc.

Sau biến động về nhân sự cấp cao, Pharmacity đã thực hiện chiến lược “đổi mới toàn diện”, trong đó có tái cơ cấu hệ thống, đóng những cửa hàng kém hiệu quả, mở mới ở những vị trí chiến lược hơn nhằm tăng trưởng bền vững phù hợp trong giai đoạn mới, khi thói quen mua sắm người Việt đã bắt đầu thay đổi sau đại dịch.

Với những đổi mới về hệ thống, Pharmacity cho biết doanh thu thuần từ bán thuốc năm 2022 tăng 77% so với năm 2021, trong đó, tăng đột biến vào những tháng cuối năm. Trong năm 2023, Pharmacity định hướng tiếp tục tập trung vào việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp và tối ưu hoá chi phí hoạt động. Doanh nghiệp vẫn duy trì mục tiêu đến cuối năm 2025 mở 5.000 nhà thuốc trên toàn quốc.

Đã đến lúc tập trung vào chất lượng thay vì mở rộng thị phần

Quay trở lại với câu chuyện của An Khang, trong khi cả Long Châu và Pharmacity vẫn kiên trì mục tiêu bành trướng thì thành viên thuộc tập đoàn Thế Giới Di Động lại tạm dừng mở mới cửa hàng. Quyết định này là một phần trong chiến lược “dọn dẹp” lại các mảng kinh doanh kém hiệu quả của Thế Giới Di Động trong năm 2023.

Theo đó, bên cạnh việc tạm ngưng mở mới chuỗi An Khang và AVAKids, Thế Giới Di Động cũng thu hẹp chuỗi AVASport và đóng cửa toàn bộ chuỗi Bluetronics tại thị trường Campuchia, đồng thời tập trung vào 3 chuỗi kinh doanh cốt lõi gồm thegioididong.com, Điện Máy Xanh và Bách Hóa Xanh.

Và có lẽ, cũng giống như Bách Hóa Xanh, sau giai đoạn liên tục mở rộng chuỗi nhằm chiếm lĩnh thị phần, ban lãnh đạo Thế Giới Di Động dường như nhận ra đã đến giai đoạn cần tối ưu hóa hoạt động của từng cửa hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Thế Giới Di Động lúc này cũng khó có thể áp đặt công thức thành công của chuỗi thegioididong.com hay Điện Máy Xanh vào mô hình nhà thuốc An Khang khi mà An Khang không sở hữu cả thế mạnh đi tiên phong như thegioididong.com cũng không có thế mạnh mô hình cửa hàng tiện lợi như Điện Máy Xanh.

Xét về thế mạnh đi trước, rõ ràng, An Khang là “kẻ đi sau” khi chỉ mới có ý định tham gia vào thị trường một cách nghiêm túc từ năm 2021, trong khi đó, Pharmacity đã được thành lập từ đầu những năm 2011, còn Long Châu đã là một nhà thuốc có tiếng hơn 20 năm nay.

Xét về mô hình, An Khang có điểm tương đồng với Long Châu khi các cửa hàng mở mới có diện tích nhỏ, chỉ từ 30-40m2, được đặt gần các tiệm thuốc tây nhỏ lẻ trong khu vực và gần các chuỗi cạnh tranh. Tuy nhiên, theo khảo sát của người viết, vị trí của các nhà thuốc An Khang thường không “đắc địa” bằng Long Châu, đó là chưa kể quy trình tư vấn và thanh toán của Long Châu cũng chuyên nghiệp hơn và giá bán cũng “mềm” hơn.

Tất nhiên điều này có thể lý giải bởi ngay từ đầu Long Châu đã xác định tập trung vào chất lượng vận hành và hiệu quả của mỗi cửa hàng, đồng thời theo đuổi mục tiêu lợi nhuận từ sớm và đến nay các cửa hàng đã có lãi, trong khi An Khang (cũng giống như Pharmacity) lại chỉ tập trung vào mục tiêu mở rộng thị phần.

“Chiến lược này có thể gặp trở ngại bởi thuốc là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, yêu cầu trình độ chuyên môn của đội ngũ bán hàng. Thói quen của người Việt Nam hiện nay là sẽ không thông qua thăm khám với bác sĩ có chuyên môn mà sẽ đến trực tiếp các nhà thuốc và nhờ nhân viên bán hàng tư vấn. Chính vì đặc thù này mà tuyển dụng nhân sự bán hàng cho các cửa hàng An Khang sẽ không đơn giản như các chuỗi thegioididong.com và Điện Máy Xanh”, theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS).

Theo thống kê từ Bộ Y tế, từ năm 2017 đến nay, nước ta vẫn luôn xảy ra tình trạng khan hiếm nhân lực ngành y dược. Điều này đã tạo ra thêm một cuộc cạnh tranh về nguồn nhân lực giữa các chuỗi bán lẻ dược phẩm, trong đó Pharmacity đang là nhà tuyển dụng dược sĩ lớn nhất cả nước, với hơn 5.000 dược sĩ làm việc, ở giai đoạn có 5.000 cửa hàng, con số này sẽ tăng lên 25.000 dược sĩ.

Ngoài ra, xét về tỷ trọng thuốc trên tổng sản phẩm, An Khang đang có số lượng thuốc điều trị chiếm khoảng 60% so với tổng sản phẩm, cao hơn tỷ trọng 30-40% của Pharmacity nhưng lại thấp hơn hẳn Long Châu. Long Châu hiện đang có mô hình giống với mô hình nhà thuốc thông thường nhất khi tỷ trọng thuốc, thực phẩm chức năng lên tới 70-80% danh mục với giá bán hầu như rẻ hơn hai chuỗi nhà thuốc còn lại.

Như vậy, đúng như lời ông Đoàn Văn Hiểu Em từng nói, đây là thời điểm mà An Khang cần “chậm lại một nhịp” để đầu tư hơn vào chất lượng vận hành và hiệu quả của mỗi cửa hàng đồng thời tận dụng nhiều hơn lợi thế của công ty mẹ là kinh nghiệm bán lẻ và chất lượng phục vụ hàng đầu thay vì chạy theo số lượng như trước đây.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội giao huyện Đông Anh gần 15.000 m2 đất để xây dựng khu đấu giá

Trong tổng 14.794 m2 đất có: 4.603,58m2 sử dụng vào mục đích đất công cộng đơn vị ở; 2.231,7m2 sử dụng vào mục đích đất nhà ở liền kề; 3.614,9m2 sử dụng vào mục đích đất trường mầm non…

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương báo cáo dự án khó khăn trước 10/4 Vì sao thị trường bất động sản đang tăng nhiệt?

Vì sao thị trường bất động sản đang tăng nhiệt?

Lượng giao dịch bất động sản đang tăng trưởng mạnh ngay sau Tết Nguyên đán tại nhiều thị trường, nhiều khu vực. Dù hiện tượng nóng sốt hiện tại chỉ mang tính cục bộ, chưa phải câu chuyện toàn cục nhưng đã cho thấy một bức tranh tích cực của thị trường tro

Việt Nam góp mặt trong top 10 điểm đến đầu tư bất động sản thế giới Ước tính KQKD quý I/2025 của loạt doanh nghiệp bất động sản "hot": Vinhomes có thể tăng trưởng hơn 1.200%, KDH tăng 700% Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương báo cáo dự án khó khăn trước 10/4

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

Dabaco: Lợi nhuận gần 770 tỷ đồng, trích quỹ khen thưởng phúc lợi 200 tỷ đồng Về tay đại gia Thái Lan, Home Credit báo lãi kỷ lục 1.291 tỷ

Những khoảnh khắc ấn tượng tại lễ khởi công dự án Essensia Parkway

Lễ khởi công dự án Essensia Parkway đã diễn ra vào sáng ngày 31/03 với nhiều khoảnh khắc ấn tượng. Sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của một dự án nhà ở thấp tầng cao cấp và khẳng định mạnh mẽ cho sứ mệnh tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well của chủ đầu tư

Khởi công căn hộ xanh - sức khỏe Essensia Sky do Phú Long làm chủ đầu tư Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng

Dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng 17% trong quý I/2025

Chứng khoán MB (MBS) dự báo, quý I/2025, các ngành đạt mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật gồm bất động sản (tăng 719% so với cùng kỳ), khu công nghiệp (tăng 61%), năng lượng (tăng 41%).

Ước tính KQKD quý I/2025 của loạt doanh nghiệp bất động sản "hot": Vinhomes có thể tăng trưởng hơn 1.200%, KDH tăng 700% ĐHĐCĐ SJ Group: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, nâng vốn lên 2.975 tỷ đồng

Hà Nội giao 4.500 m2 “đất vàng” nhận chuyển nhượng ở Long Biên cho Hateco

Ngày 28/3, UBND Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1813/QĐ-UBND về việc đăng ký đất đai, hình thức sử dụng đất tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên cho Công ty cổ phần Hateco Long Biên.

Bùng nổ doanh số tại sự kiện giới thiệu bộ sưu tập căn hộ cao cấp được mệnh danh “Dinh thự mặt biển” duy nhất tại Đà Nẵng Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng

Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng

Thị trường bất động sản có thể đón nhiều làn sóng đầu tư trong thời gian tới khi tín dụng nới lỏng được phát đi, dòng tiền rẻ được bơm ra trong bối cảnh thị trường phục hồi. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn được kiểm soát nhằm tránh rủi ro cho thị trường

TPHCM: Lãi suất cho vay giảm, tín dụng bắt đầu “chảy” mạnh Tín dụng bất động sản vẫn tăng trưởng

Bùng nổ doanh số tại sự kiện giới thiệu bộ sưu tập căn hộ cao cấp được mệnh danh “Dinh thự mặt biển” duy nhất tại Đà Nẵng

Sự kiện “Lễ giới thiệu Bộ sưu tập dinh thự mặt biển duy nhất tại Đà Nẵng” vừa được tổ chức tại khách sạn Sheraton Grand Danang Resort & Convention Center gần đây đã thu hút sự tham dự đông đảo của khách hàng và nhà đầu tư đến từ nhiều nơi trên cả nước.

Hà Nội cấp "luồng xanh" cho 2 dự án nhà ở xã hội Hà Nội thúc tiến độ khởi công dự án đường vành đai 4

Ước tính KQKD quý I/2025 của loạt doanh nghiệp bất động sản "hot": Vinhomes có thể tăng trưởng hơn 1.200%, KDH tăng 700%

VCBS dự phóng lợi nhuận sau thuế quý I/2025 của Vinhomes (VHM) có thể tăng trưởng 1.254% so với cùng kỳ lên 11.187 tỷ đồng. Cho cả năm 2025, dự phóng lãi sau thuế có thể tăng 16% lên 35.739 tỷ đồng.

Dự báo lợi nhuận quý I/2025: Ngân hàng, bán lẻ dẫn dắt, bất động sản có doanh nghiệp tăng bằng lần Cơn sóng ngầm cổ phiếu bất động sản

Chủ tịch Bắc Ninh chỉ đạo gỡ vướng cho dự án khu đô thị 27.000 tỷ của Phú Mỹ Hưng

UBND tỉnh Bắc Ninh mới đây đã có Văn bản số 1158/UBND-TNMT gửi các đơn vị liên quan về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị sinh thái Hồng Hạc – Xuân Lâm tại thị xã Thuận Thành.

Việt Nam góp mặt trong top 10 điểm đến đầu tư bất động sản thế giới Hà Nội thúc tiến độ khởi công dự án đường vành đai 4

Hà Nội thúc tiến độ khởi công dự án đường vành đai 4

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội ông Dương Đức Tuấn mới đây đã ký ban hành Công văn số 1078/UBND-ĐT ngày 25/3/2025 về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Văn bản số 125/TB-VPCP ngày 19/3/2025 của Văn phòng Chính phủ.

Thanh Hóa thông tin về việc nhận hồ sơ mua nhà ở xã hội của Vingroup Đất nền có dấu hiệu sốt nóng trở lại