ACV kinh doanh ra sao dưới thời Chủ tịch Hội đồng quản trị Lại Xuân Thanh?

Sau 7 năm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của ACV, ông Lại Xuân Thanh đã chính thức nghỉ hưu từ ngày 1/9/2024. Hiện người thay thế ông Thanh chưa được ACV công bố.

Ông Lại Xuân Thanh phát biểu tại lễ ký kết hợp đồng cấp tín dụng dự án thành phần 3 - các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 - Ảnh: TTXVN

Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã ACV) đã thông qua việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lại Xuân Thanh kể từ ngày 1/9/2024 để nghỉ hưu theo chế độ hưu trí.

Chức danh thành viên HĐQT của ông Lại Xuân Thanh sẽ được đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm theo quy định.

Hiện tại, ACV chưa công bố thông tin người sẽ giữ vai trò Chủ tịch HĐQT thay ông Lại Xuân Thanh. Sau khi ông Thanh nghỉ hưu, HĐQT của ACV còn 6 thành viên gồm 4 ông Vũ Thế Phiệt, Đào Việt Dũng, Lê Văn Khiên, Nguyễn Ngọc Quý và 2 bà Lê Thị Diệu Thúy, Nguyễn Thị Hồng Phượng.

Ông Thanh sinh ngày 25/8/1963 (61 tuổi), trình độ Thạc sĩ Quản lý nhà nước và Cử nhân Luật Quốc tế. Ông Thanh từng giữ cương vị Cục trưởng Hàng không Việt Nam trước khi trở thành Chủ tịch ACV từ tháng 7/2017 đến nay, đồng thời là người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Dưới sự dẫn dắt của ông Thanh, ACV đã có giai đoạn tăng trưởng khá ổn định (trừ 2 năm 2020-2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trong năm tài chính 2023, ACV lần đầu tiên cán mốc doanh thu xấp xỉ 20.000 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế cũng đạt mức kỷ lục 8.470 tỷ đồng, tăng gần 21% so với năm trước.

Quảng cáo

Trên đà tăng trưởng, năm 2024 ACV đặt kế hoạch doanh thu trên 20.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 9.378 tỷ đồng, lần lượt tăng 2% và 6% so với thực hiện năm ngoái.

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2024 của ACV ghi nhận doanh thu đạt 11.178 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 7.627 tỷ đồng, tương ứng tăng 16% và 45% so với cùng kỳ. Với kết quả trên, công ty đang quản lý và khai thác 22 cảng hàng không trên cả nước này đã hoàn thành 56% chỉ tiêu doanh thu và 81% mục tiêu lợi nhuận năm.

Tại thời điểm ngày 30/6/2024, quy mô tài sản của ACV đạt hơn 69.800 tỷ đồng, tăng 2.500 tỷ đồng kể từ đầu năm. Trong đó, lượng tiền và tiền gửi ngân hàng ở mức 26.415 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm song vẫn chiếm gần 38% tổng tài sản. Chi phí xây dựng dở dang tăng 50% so với đầu năm lên mức 11.792 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, tổng nợ phải trả của ACV đến cuối quý II/2024 ở mức 14.698 tỷ đồng, giảm hơn 13% so với đầu năm. Trong đó, tổng vay nợ tài chính ngắn và dài hạn là 9.798 tỷ đồng, giảm hơn 6% so với đầu năm và là con số lành mạnh khi so với vốn chủ sở hữu gần 55.105 tỷ đồng (bao gồm 21.772 tỷ đồng vốn cổ phần, 27.237 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và gần 6.035 tỷ đồng cho quỹ đầu tư phát triển).

Cũng trong nhiệm kỳ của ông Lại Xuân Thanh, ACV được giao làm chủ đầu tư nhiều dự án lớn, đặc biệt là Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ngoài ra, ACV cũng đang đầu tư dự án Nhà ga T3 - Tân Sơn Nhất; dự án mở rộng Nhà ga T2 và hạ tầng đồng bộ - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; Nhà ga T2 Cát Bi; Nhà ga T2 Đồng Hới,...

Trong năm 2024, ACV ước tính tổng mức đầu tư lên đến 138.593 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn ở mức 34.450 tỷ đồng. Với riêng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (tổng mức đầu tư khoảng 110.000 tỷ đồng - tương đương hơn 4,6 tỷ USD), bao gồm 4 dự án thành phần, ACV được giao làm chủ đầu tư dự án thành phần 3 gồm các công trình thiết yếu trong cảng hàng không.

Tại cuộc làm việc với đoàn công tác của Quốc hội đầu tháng 8, ACV cho biết, dự kiến dự án sân bay Long Thành sẽ hoàn thành phần xây dựng nhà ga sân bay trước năm 2025; các nhà thầu sẽ lắp đặt thiết bị vận hành thử từ đầu năm 2026 và phấn đấu đưa vào khai thác nhà ga trước 31/8/2026.

Sau khi giai đoạn 1 đi vào vận hành, ở giai đoạn 2, sân bay Long Thành sẽ được xây thêm một đường cất hạ cánh cấu hình mở và nhà ga để đạt công suất 50 triệu khách/năm. Giai đoạn 3 sẽ hoàn thành hạng mục còn lại để sân bay đạt công suất 100 triệu khách/năm và trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Sếp Thế Giới Di Động nói về kế hoạch 2025: Tháng 10 về đích, cuối năm vượt trội

Năm 2025, Thế Giới Di Động dự kiến mục tiêu doanh thu thuần đạt 150.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 4.850 tỷ đồng trong năm 2025, lần lượt tăng 12% và 30% so với thực hiện 2024.

Lỗ luỹ kế hơn 1.000 tỷ đồng, MWG đặt mục tiêu sớm đạt điểm hoà vốn chuỗi nhà thuốc An Khang Bách Hóa Xanh đã mở thêm 79 cửa hàng trong hơn 1 tháng đầu năm

Shark Hưng nói về bí quyết sống còn giữ chân nhân sự giỏi: Chủ doanh nghiệp sẽ có tất cả nếu biết làm "phép chia"

“Rất ít doanh nhân chịu học phép chia. Các bạn cứ chia đi thì tự nhiên các bạn sẽ có tất cả”, Shark Hưng chia sẻ một trong những bí quyết để giữ chân nhân sự giỏi.

Phó Tổng giám đốc VIB mua thành công gần 1,3 triệu cổ phiếu Vietjet và Satair hợp tác chiến lược tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ Airbus

Vietjet và Satair hợp tác chiến lược tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ Airbus

Ngày 18/2, Hãng hàng không Vietjet và Công ty Satair thuộc Tập đoàn Airbus ký kết thỏa thuận dài hạn về sử dụng Dịch vụ vật tư tích hợp (Integrated Material Services - IMS), một giải pháp cung ứng vật tư toàn diện cho toàn bộ đội bay Airbus A320 và A330 c

Vietjet đạt doanh thu 2024 cao nhất từ trước đến nay Vietjet tiếp tục được vinh danh Hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới 2025

Hòa Phát chốt ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông

Tại đại hội đồng cổ đông năm 2024, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long cho biết đường lối của doanh nghiệp là cân đối hài hòa giữa tái đầu tư và chia cổ tức. Do đó, từ năm 2025 công ty có thể chia cổ tức tiền mặt lại cho cổ đông, còn một phần để đầu tư.

Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam Lãnh đạo THACO, Hòa Phát cam kết tập trung làm toa tàu, đường ray cho dự án đường sắt tốc độ cao

Thị trường thép biến động, kế hoạch hoạt động hết công suất Dung Quất 2 của Hòa Phát có tham vọng?

Chứng khoán Vietcap cho rằng kế hoạch dành hoàn toàn công suất của Dung Quất 2 để sản xuất 5,6 triệu tấn HRC của Hòa Phát là tham vọng, trong bối cảnh các chính sách bảo hộ ở các thị trường xuất khẩu chính và lượng thép xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc.

Cơ hội nào cho ngành thép Việt Nam khi Mỹ áp thuế 25% thép và nhôm nhập khẩu? Cổ phiếu Ngân hàng, Thép, Khoáng sản và sự luân chuyển của dòng tiền

Vị thế dẫn đầu và “nước cờ” dài hạn của Vinhomes

Với lợi nhuận sau thuế cao nhất trong số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cùng dòng tiền nhàn rỗi tăng mạnh trong năm 2024, Vinhomes tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu trên thị trường.

Vingroup bảo lãnh tối đa 6.500 tỷ đồng trái phiếu do Vinhomes phát hành Công ty con của Vinhomes đầu tư khu công nghiệp hơn 2.200 tỷ đồng tại Hải Phòng