Xây dựng khung giá đất theo giá thị trường: Cách nào?

Việc xác định quyền sử dụng đất phải được thực hiện một cách hợp pháp dựa trên giá trị cao nhất của bất động sản đó.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý đợt cuối cùng cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) diễn ra bắt đầu từ 3/1 - 15/3/2023.

Những vấn đề được quan tâm, tập trung nhiều ý kiến nhất xung quanh dự thảo, gồm: Bỏ khung giá đất, cách tính giá đất theo giá thị trường, vấn đề thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai…

Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam đánh giá, đề xuất bỏ quy định khung giá đất trong thời gian qua là chủ đề được quan tâm bởi nhiều lý do chính đáng.

Theo ông, việc sở hữu đất đai và nhà ở là những phương án lưu trữ tài sản phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Một 'ngôi nhà' gắn liền với những giá trị về tinh thần đặc biệt đối nhiều người, do đó, không khó tránh khỏi nhiều vấn đề nhạy cảm trong quá trình định giá nhà đất. Quá trình này có thể diễn ra khó khăn hơn khi tính giá thị trường hoặc mức đền bù phù hợp khi thu hồi đất để phát triển các dự án công.

Theo vị chuyên gia Savills, phần lớn các quốc gia thế giới gắn liền với nền kinh tế nông nghiệp, do đó cách tính tiền thuê đất hay cơ sở định giá thường được tính dựa trên khoảng cách đến chợ, hoặc độ màu mỡ của khu đất.

Tuy nhiên, khi thế giới phát triển vượt qua thời đại nông nghiệp thì việc sử dụng đất đã thay đổi đáng kể, từ đó đòi hỏi hiểu biết sâu rộng hơn về những yếu tố tạo nên giá trị của bất động sản đó.

Trên thực tế, hệ thống khung giá đất không chỉ được dùng để đánh thuế tài sản mà còn được làm sử dụng trong nhiều mục đích khác. Đơn cử, ở một số quốc gia như New Zealand, khung định giá của Chính phủ đã phát triển đến mức được dùng để tính giá trị thị trường và hướng dẫn định giá cho tất cả các giao dịch chuyển nhượng bất động sản. Trong trường hợp này, hệ thống khung giá đất đã chứng tỏ được độ chính xác cao đến mức thị trường tin tưởng và áp dụng như cơ sở định giá.

Quảng cáo

Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Theo vị chuyên gia, vấn đề quản lý đất đai của Việt Nam còn nhiều thách thức như: một số khu vực đất nông nghiệp có diện tích nhỏ nhất và dày đặc nhất trên thế giới, quy định sử dụng đất không nhất quán, phân vùng sử dụng đất không được áp dụng nghiêm ngặt, không đăng ký chuyển nhượng công khai, hồ sơ mua bán không rõ ràng, hệ thống phân cấp dẫn đến thủ tục pháp lý phức tạp, và bản đồ địa chính quốc gia không thống nhất.

Mặc dù hệ thống hiện tại không còn phù hợp song khó có thể thay thế bằng một hệ thống mới khi các vấn đề trên chưa được giải quyết triệt để. Ông Troy Griffiths chỉ ra 5 vấn đề chính cần được giải quyết trước khi xây dựng khung giá đất mới:

Thứ nhất, quy định rõ ràng quy hoạch cấp địa phương nhằm phục vụ quá trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho các dự án. Việc xác định quyền sử dụng đất phải được thực hiện một cách hợp pháp dựa trên giá trị cao nhất của bất động sản đó.

Thứ hai, công khai và số hóa hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Giá trị bất động sản phải dựa trên lịch sử chuyển nhượng thực tế, hoặc các giao dịch mua bán khác để so sánh và chứng thực.

Thứ ba, xem xét phương pháp luận phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Có rất nhiều yếu tố giá trị ‘chưa được cải tạo’ đối với đất nông thôn, giá trị 'vốn' đối với đất thương mại, giá trị về vị trí, tổng giá trị cho thuê, v.v.

Thứ tư, để xây dựng khung định giá đạt chuẩn, cần thu thập đủ dữ liệu toàn diện tùy thuộc vào độ chính xác và khối lượng dữ liệu trong 3-5 năm trở lại.

Thứ năm, cần thực hiện kỹ lưỡng quy trình khiếu nại, phản đối hoặc xem xét khi có sai sót xảy ra, để củng cố phương pháp vận hành của hệ thống và tăng niềm tin của thị trường khung giá đất mới.

“Những vấn đề trên được thực hiện nghiêm túc mới giúp hệ thống khung định giá đất hoạt động hiệu quả”, vị chuyên gia Savills nhấn mạnh.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Trong 1 tháng, Tp.HCM gần 9.000 hồ sơ đất đai bị tắc tại cơ quan thuế

Theo Cục Thuế Tp.HCM, từ ngày 1/8 đến 27/8 cơ quan thuế đã tiếp nhận tổng cộng 8.808 hồ sơ. Trong đó có 346 hồ sơ thu tiền sử dụng đất với trường hợp công nhận quyền sử dụng đất, 277 hồ sơ thu tiền sử dụng đất với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất.

HoREA gửi văn bản "khẩn" về bảng giá đất TP.HCM, mong muốn Quốc hội "giải thích luật" Thành ủy TP. Hồ Chí Minh lấy ý kiến người dân về dự thảo Bảng giá đất mới

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Việc trúng đấu giá tăng cao so với giá khởi điểm là đúng thực tế”

Xu hướng tăng giá chung của thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi, và một lượng giá giao dịch tăng trưởng tốt trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp từ đầu năm 2024, đặc biệt là đối với các bất động sản có pháp lý rõ ràng, được đầu tư hạ tầng giao thông...

Ai được hưởng lợi nhiều nhất từ bảng giá đất mới của Tp.HCM? Tăng trưởng tín dụng nhiều khởi sắc, có khả năng đạt được mục tiêu 15%

Ai được hưởng lợi nhiều nhất từ bảng giá đất mới của Tp.HCM?

Theo Sở TN&MT Tp.HCM, bảng giá đất điều chỉnh có lợi cho người dân có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng hơn, với số tiền được bồi thường cao hơn trước đây. Nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất sẽ tăng thêm trong thời gian tới.

VARS: Diễn biến các cuộc đấu giá đất vừa bất thường, vừa bình thường Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất để tránh trục lợi khi đấu giá

Những điểm mới quan trọng về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định 88

Tại Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giới thiệu về những điểm mới quan trọng của Nghị định số 88/2024/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Người dân có cần làm lại sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8? Hà Nội thúc cấp “sổ đỏ” cho người dân sau khi Luật Đất đai có hiệu lực

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 2 kiến nghị gỡ vướng hồ sơ đất đai bị ách tắc

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi UBND Thuế TP. Hồ Chí Minh về việc giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1/8/2024. Đây là văn bản kiến nghị lần thứ 2 của Cục Thuế Thuế TP. Hồ Chí Minh trong vòng 1 tháng qua về vấn đề này.

Lệ phí trước bạ tăng thế nào khi sang tên sổ đỏ theo Luật mới? Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt trong trường hợp nào?

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính trong xây dựng và mua bán nhà ở xã hội

Đây là một trong những nội dung được nêu ra tại Quyết định số 927/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.

Một công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận Hoà Phát có thể tăng 80% năm 2024 Đất nền phía Nam phản ứng thế nào với Luật mới?

Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất giảm lãi suất cho vay gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần hạ lãi suất nguồn vốn 120.000 tỷ đồng, tuy nhiên với lãi suất áp dụng trong nửa đầu năm 2024 là 8%/năm với chủ đầu tư và 7,5% với người mua nhà và thời gian ưu đãi ngắn với 3 năm chủ đầu tư và 5 năm với người mua nhà là chưa thực sự thu hút người vay.

SK Group sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần WinCommerce cho Masan Group Đất nền phía Nam phản ứng thế nào với Luật mới?