VN-Index nối lại các diễn biến "lấp gap", đảo chiều cuối phiên

Các nỗ lực trung hòa lực bán chốt lời cuối tuần trước đã ngăn chặn diễn biến "lấp gap" của VN-Index. Tuy nhiên, lực bán ra sang tuần mới vẫn chưa chấm dứt.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Định vị thị trường

VN-Index đã có 3 tuần tăng điểm liên tiếp nhưng so với các chỉ số chứng khoán thế giới, mức tăng của thị trường Việt Nam không quá nổi bật. Một số thị trường như Trung Quốc với SHCMP (+2,04%), Singapore với STI (+1,33%) tăng trên 1% còn thành tích của VN-Index trong tuần chỉ là 0,48%.

Nhờ có những lực đối kháng với diễn biến "lấp gap" trong phiên cuối tuần trước, VN-Index mới không đứt chuỗi tuần tăng điểm. Vùng 1.060 điểm thực tế vẫn chưa thực sự là hỗ trợ cứng của thị trường.

Chất xúc tác

Trong tuần 14, Ngân hàng Nhà nước (SBV) đã trở lại bơm ròng 4,39 nghìn tỷ đồng qua OMO sau một tuần trung lập. Thanh khoản giảm trong khi lãi suất giao dịch liên ngân hàng bình quân qua đêm tăng trong tuần 14/2023 lên 2,67%, đã phần nào cho thấy thanh khoản của hệ thống đã bớt đi sự dồi dào.

Dù vậy, điều này vẫn chưa phản ánh vào thanh khoản chung của thị trường chứng khoán. Tính cả phiên hôm nay, HOSE có phiên thứ 8 liên tiếp vượt trên mức bình quân 20 phiên.

Với tiền ngoại, tuần vừa qua, đã có hơn 730 tỷ đồng rút khỏi HOSE. Dấu hiệu rút tiền của khối ngoại hiện vẫn chưa có biểu hiện chậm lại khi phiên hôm nay họ lại bán ròng hơn 300 tỷ đồng.

Vận động nhóm ngành

Nhóm ngành Tiêu dùng và Bán lẻ có diễn biến nổi bật nhất phiên hôm nay sau khi Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8%, dự kiến từ 1-7 đến hết năm 2023.

Điểm tựa thông tin đã giúp cho DGW, PET tăng trần trong khi MWG (+5,1%), FRT (+4,1%) cũng tăng trên 4%. Thanh khoản của các cổ phiếu này khá tốt với nhiều gương mặt đạt giá trị giao dịch từ 100-200 tỷ đồng.

Một số nhóm cổ phiếu Khu Công nghiệp, Mía đường, Nông nghiệp cũng tăng giá như KBC (+5,39%), SZC (+2,2%), VGC (+2,4%), DBC (+4,56%) khá tốt.

Tuy nhiên, sắc xanh nhìn chung vẫn lép vế khi chiếm 38% số mã trên sàn. Nhiều nhóm cổ phiếu "quyền lực" như Ngân hàng, Thép, Chứng khoán kết phiên trong sắc đỏ như BID (-2,1%), VCB (-1,1%), CTG (-0,5%), HPG (-2,36%), HSG (-3,7%), SSI (-0,44%), HCM (-2,3%).

Nhóm Bất động sản cũng ghi nhận một loạt các mã giảm giá như DXG (-1,84%), PDR (-2,22%), SCR (-1,28%) khi các cổ phiếu đầu ngành là VIC (-1,1%), VHM (-1,8%), VRE (-0,3%) liên tục gây áp lực.

Những cổ phiếu lớn trên đã vào vai "tội đồ" khiến VN-Index quay đầu giảm sau khi có một phiên sáng tăng điểm. Đây có thể là những biến biến "lấp gap" tiếp nối của phiên tuần trước. Chỉ số kết phiên giảm 6,09 điểm (-0,57%) xuống 1.063,62 điểm. Thanh khoản của sàn đạt 15.056,11 tỷ đồng.

HNX-Index và UPCoM-Index cũng đánh mất khá nhiều thành quả trong phiên. HNX-Index chỉ còn tăng 0,19% lên 212 điểm trong khi UPCoM-Index quay đầu điều chỉnh giảm 0,22%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.700 tỷ đồng.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE