Từ sự kiện ngân hàng SVB: Người gửi tiền ngân hàng được bảo vệ ra sao?

Ở Việt Nam, ngay khi phát hiện ngân hàng thương mại có "vấn đề", phía cơ quan điều hành là Ngân hàng Nhà nước sẽ ngay lập tức có những biện pháp can thiệp, hỗ trợ phù hợp thông qua các nghiệp vụ như kiểm soát đặc biệt hoặc mua lại bắt buộc.

Người gửi tiền phần nào được bảo vệ nhờ bảo hiểm tiền gửi. Hình minh họa, nguồn: Internet.
Người gửi tiền phần nào được bảo vệ nhờ bảo hiểm tiền gửi. Hình minh họa, nguồn: Internet.

Xưa nay, đối với những người có sẵn nguồn tiền nhàn rỗi và có nhu cầu đầu tư sinh lời ổn định, ngân hàng được coi như một trong những kênh gửi tiền hấp dẫn với độ an toàn cao.

Tuy nhiên, những diễn biến trong thời gian qua có thể thấy, rủi ro khi gửi tiền tại ngân hàng thấp nhưng không có nghĩa là bằng 0. Minh chứng là vẫn có rất nhiều vụ ngân hàng gặp khó khăn dẫn đến buộc phải tuyên bố phá sản mà vụ việc mới đây tại ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) ở California, Mỹ là một ví dụ điển hình.

Cụ thể, ngày 10/3, Cục Bảo vệ và Đổi mới Tài chính California đã quyết định đóng cửa ngân hàng SVB do ngân hàng này bị mất thanh khoản.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Cục này đã giao cho một cơ quan khác là Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) quản lý tài sản, đồng thời, tiến hành các thủ tục cần thiết nhằm bảo vệ cho người gửi tiền tại đây.

Theo đó, FDIC đã thành lập Ngân hàng Bảo hiểm Tiền gửi Quốc gia Santa Clara (DINB), đồng thời, ngay lập tức chuyển giao cho DINB tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của SVB.

Được biết, tính đến ngày 31/12/2022, SVB có tổng tài sản khoảng 209 tỷ USD và tổng số tiền gửi khoảng 175,4 tỷ USD. Tại thời điểm đóng cửa, số tiền gửi vượt hạn mức bảo hiểm chưa được xác định. Số tiền gửi không được bảo hiểm sẽ được xác định sau khi FDIC thu thập thêm thông tin từ ngân hàng và khách hàng.

SVB là ngân hàng đầu tiên được FDIC bảo hiểm phá sản trong năm nay. Tổ chức được FDIC bảo hiểm đóng cửa gần đây nhất là Ngân hàng Bang Almena, Almena, Kansas, vào 23/10/2020.

Quảng cáo

Ngân hàng Việt thì sao?

Tại Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định cho phép ngân hàng, các tổ chức tín dụng được yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản. Theo đó, một ngân hàng có thể bị coi là phá sản khi ngân hàng đó rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán, không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng.

Tuy nhiên, trên thực tế, ở Việt Nam vẫn chưa ghi nhận trường hợp ngân hàng nào phá sản. Thời gian qua, ngay khi phát hiện ngân hàng thương mại có "vấn đề", phía cơ quan điều hành là Ngân hàng Nhà nước sẽ lập tức có những biện pháp can thiệp, hỗ trợ phù hợp thông qua các nghiệp vụ như kiểm soát đặc biệt hoặc mua lại bắt buộc.

Dù vậy, trong trường hợp bất khả kháng, nếu một ngân hàng Việt Nam buộc phải tuyên bố phá sản, cũng giống như Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới, người gửi tiền sẽ được phần nào bảo vệ nhờ bảo hiểm tiền gửi.

Tại Việt Nam, hệ thống bảo hiểm tiền gửi được thành lập từ năm 1999 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2000 với hạn mức chi trả tối đa ban đầu là 30 triệu đồng. Đến năm 2005, hạn mức chi trả tối đa được nâng lên mức 50 triệu đồng và lên 75 triệu đồng từ giữa năm 2017.

Tuy nhiên, theo quy định mới, kể từ ngày 12/12/2021, người gửi tiền được chi trả bảo hiểm tiền gửi tối đa số tiền 125 triệu đồng.

Bên cạnh việc nhận tiền bảo hiểm, người gửi còn có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản. Theo quy định của Luật phá sản, các tài sản còn lại của ngân hàng khi phá sản sẽ được ưu tiên chi trả lần lượt cho các đối tượng lần lượt như sau: Chi phí phá sản; Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quyền lợi của người lao động. Sau đó mới đến các khoản tiền gửi.

Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 cũng loại trừ một số trường hợp tiền gửi không được bảo hiểm bao gồm tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.

Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó cũng sẽ không thuộc diện được bảo hiểm tiền gửi chi trả.

Theo Laodongcongdoan.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

ĐHĐCĐ MSB: Chia cổ tức 20%, đang đàm phán với 2-3 đối tác bán TNEX Finance

Sáng nay, ngày 21/4, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - MSB (mã MSB) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 nhằm thảo luận một loạt các vấn đề quan trọng bao gồm kết quả kinh doanh năm 2024, kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn điều lệ,…

9 cổ đông nắm gần 34% vốn của MSB Rox Key Holdings đăng ký bán hơn 24 triệu cổ phiếu MSB MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance, mua lại một công ty chứng khoán

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.

SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11% Quỹ ETF ngoại quy mô gần 11.000 tỷ thêm mới một cổ phiếu ngân hàng, dự kiến bán mạnh SHB, gom HPG SHB lên kế hoạch lợi nhuận 14.500 tỷ đồng, chia cổ tức 18%

ĐHĐCĐ PVcomBank: Bước chuyển mạnh mẽ từ nền tảng số đến hiệu quả kinh doanh

Ngày 18/4, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Đại hội đã thống nhất thông qua tất cả các nội dung quan trọng, trong đó xác định mục tiêu tăng trưởng có chọn lọc, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo hiệu quả kinh doanh gắn liền với kiểm soát rủi ro, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong thời gian tới.

Vietnam Report vinh danh PVcomBank là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam 2024 PVCombank báo lợi nhuận trước thuế gần 70 tỷ đồng sau 6 tháng PVcomBank và những dấu ấn

Phó Thủ tướng: Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Ngày 18/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3332/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.

Giá vàng rời đỉnh do hoạt động chốt lời Giá vàng thế giới đột ngột sụt giảm Xô đổ mọi kỷ lục, giá vàng SJC tăng lên 120 triệu đồng/lượng

VietABank báo lợi nhuận quý I đạt 353 tỷ đồng, tăng trưởng 42,5%

Ngân hàng TMCP Việt Á – VietABank vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt gần 353 tỷ đồng, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm trước.

8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank (VAB) bị xử phạt và truy thu hơn 4,1 tỷ đồng tiền thuế VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn

PGBank báo lợi nhuận quý I giảm 17%

Dù các mảng kinh doanh chính đều tăng trưởng, PGBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý I/2025 đạt 96 tỷ đồng, giảm 17,3% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính do ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng.

PGBank đạt 76% mục tiêu lợi nhuận trong năm 2024 PGBank chuẩn bị phát hành 80 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng PGBank đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 70% năm 2025

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế được xem là bước đi chiến lược để Việt Nam thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng tầm vị thế tài chính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam đang đối mặt không ít rào cản về khung pháp lý, năng lực hạ tầng và áp lực cạnh tranh, đòi hỏi một lộ trình bài bản, thận trọng và đột phá chính sách.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Việt Nam đang đứng trước cơ hội chiến lược để hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, để không bị tụt lại trong cuộc đua khu vực, các chuyên gia cho rằng cần khẩn trương cải thiện thể chế, hoàn thiện hạ tầng và thiết lập cơ chế kết nối xuyên biên giới, nhằm thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng ngày 15/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết đã nhận được kiến nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về vấn đề cho vay ngoại tệ.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Ngân hàng trung ương Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 5 liên tiếp Loạt cổ phiếu ngân hàng có thể bị các cá mập tổng quy mô 20.000 tỷ bán ra trong kỳ cơ cấu tháng 4

Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng

Ngày 15/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản với quy mô tổng thể lên đến 100.000 tỉ đồng.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I Tín dụng mới của Trung Quốc phục hồi mạnh hơn dự kiến