Thị trường thép biến động, kế hoạch hoạt động hết công suất Dung Quất 2 của Hòa Phát có tham vọng?

Chứng khoán Vietcap cho rằng kế hoạch dành hoàn toàn công suất của Dung Quất 2 để sản xuất 5,6 triệu tấn HRC của Hòa Phát là tham vọng, trong bối cảnh các chính sách bảo hộ ở các thị trường xuất khẩu chính và lượng thép xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc.

Thị trường thép biến động, kế hoạch hoạt động hết công suất Dung Quất 2 của Hòa Phát có tham vọng?
Dự án Hòa Phát Dung Quất 2 - Ảnh: HPG

Lựa chọn tăng công suất hay tăng giá bán?

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Vietcap dự báo doanh thu năm 2025 Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) sẽ tăng trưởng 15% so với năm 2024 với doanh thu thép tăng trưởng 16%.

Trong đó, sản lượng thép xây dựng dự kiến tăng trưởng 10% và giá bán trung bình tăng trưởng 1% nhờ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và thị trường bất động sản khởi sắc, nhưng chịu áp lực bởi giá thép toàn cầu.

Với thép cuộn cán nóng (HRC), Vietcap dự báo sản lượng của Hòa Phát sẽ tăng trưởng hơn 50% so với năm 2024, dựa trên đánh giá rằng các dây chuyền sản xuất của nhà máy Dung Quất 1 (DQ1) sẽ hoạt động 100% công suất và hiệu suất hoạt động trong năm đầu của lò cao đầu tiên của nhà máy Dung Quất 2 (DQ2) là 60%.

Công suất sản xuất thép của Hòa Phát- Nguồn: HPG, Vietcap

Cuối tháng 12/2024, Hòa Phát đã khánh thành lắp đặt dây chuyền sản xuất HRC tại hà máy DQ2. Lò cao đầu tiên của nhà máy này dự kiến sẽ chạy thử vào đầu quý I/2025, trước khi vận hành thương mại.

Theo kế hoạch của Hòa Phát, công suất của nhà máy DQ2 sẽ dành hoàn toàn để sản xuất HRC, đưa tổng công suất 2 nhà máy lên 5,6 triệu tấn khi hoàn thành (so với 4,6 triệu tấn HRC và 1 triệu tấn thép xây dựng chuyên dụng trước đây). Giai đoạn 2 dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025, bổ sung thêm 2,8 triệu tấn mỗi năm, nâng tổng công suất lên 8,4 triệu tấn mỗi năm.

Tuy nhiên, Vietcap cho rằng kế hoạch của Hòa Phát là tham vọng trong bối cảnh các chính sách bảo hộ ở các thị trường xuất khẩu chính và lượng thép xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc.

Nhóm phân tích cũng dự báo giá bán trung bình HRC sẽ giảm lần lượt 6% và 5% trong giai đoạn 2025-2026, khi lò cao thứ nhất và thứ hai của nhà máy DQ2 lần lượt đi vào hoạt động.

Trong bối cảnh đó, Vietcap tin rằng Hòa Phát sẽ ưu tiên tăng công suất thay vì giá bán trung bình, do hiệu suất hoạt động cao là yếu tố then chốt để vận hành thành công công suất mới.

Quảng cáo
Giá bán thép xây dựng trung bình của HPG và giá quặng sắt trước khi thời điểm của
Nhà máy DQ1 giai đoạn 1 - Nguồn: HPG, Bloomberg, Vietcap

Nhận định này dựa trên một tiền lệ đã được Hòa Phát thực hiện trước đây. Cụ thể, vào năm 2019, trước khi hà máy DQ2 ra mắt thép xây dựng, giá quặng sắt tăng mạnh do gián đoạn nguồn cung, nhưng Hòa Phát vẫn duy trì giá bán trung bình ổn định, ưu tiên thị phần và tăng công suất thay vì tập trung vào mở rộng biên lợi nhuận ngắn hạn.

Điều này đã giúp thị phần thép xây dựng của Hòa Phát tăng lên 26% vào năm 2019 từ mức 24% vào năm 2018, với sản lượng bán hàng tăng 17% so với năm trước - nhanh gấp 3 lần so với mức trung bình của ngành. Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh đã mất thị phần vào tay Hòa Phát.

Cơ hội từ việc Mỹ áp thuế 25% nhôm, thép nhập khẩu

Cũng trong báo cáo, nhận định về mức thuế mới nhất 25% đối với thép nhập khẩu vào Mỹ của Tổng thống Donald Trump, Vietcap cho biết, chính sách thuế quan mới mở rộng phạm vi áp thuế của Mục 232, áp dụng mức thuế 25% cho tất cả các quốc gia. Do đó, mức thuế đối với thép xuất khẩu của Việt Nam vẫn không đổi ở mức 25%. Tuy nhiên, các quốc gia và vùng lãnh thổ trước đây được miễn thuế theo Mục 232 - bao gồm Argentina, Brazil, Canada, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và Vương quốc Anh - hiện sẽ phải đối mặt với bất lợi về thuế.

Trong khi đó, đối với các nhà sản xuất thép Việt Nam, cụ thể là Hòa Phát và các khách hàng của công ty (Nam Kim, Hoa Sen và Tôn Đông Á), chính sách này tạo ra cơ hội xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ.

Trước đây, các đồng minh của Mỹ được hưởng lợi từ việc không phải chịu thuế trong khi Việt Nam phải chịu mức thuế 25%, tạo ra sự mất cân bằng cạnh tranh. Thời điểm hiện tại, khi tất cả các nhà xuất khẩu thép phải đối mặt với cùng một mức thuế, các nhà sản xuất thép Việt Nam có được lợi thế. Dù vậy dự kiến giá cả và khối lượng cạnh tranh cao hơn ở các thị trường ngoài Mỹ, vì các nhà sản xuất thép từ các quốc gia bị ảnh hưởng tìm kiếm các điểm đến thay thế.

Phân tích rõ hơn, Vietcap cho rằng ảnh hưởng của việc áp thuế này sẽ mang lại lợi thế cho Việt Nam vì một số yếu tố. Thứ nhất là biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất thép ở Mỹ, Canada và Mexico lần lượt đạt khoảng 13-15%, >20% và >20%. Do đó, thuế suất 25% là mức bảo hộ thương mại đáng kể để hạn chế xuất khẩu từ Canada và Mexico. Mặc dù điều này là tích cực đối với Việt Nam, nhưng nó tác động tiêu cực đến tổng nhu cầu thép của Mỹ và làm tăng chi phí cho người mua Mỹ.

Thứ hai, áp lực lên giá thép toàn cầu cũng sẽ tác động đến giá đầu vào. Kết hợp với dự báo nguồn cung quặng sắt và than sẽ tăng, điều này có thể giúp duy trì chênh lệch giá của các nhà sản xuất thép, trong trường hợp các nhà sản xuất này có thể đảm bảo đủ sản lượng bán hàng. Điều này là tích cực đối với các nhà sản xuất Việt Nam.

Thứ ba, hiện tại, khoảng 5-10% thép xuất khẩu của Việt Nam được xuất sang Mexico và Canada, mà một số trong đó có thể liên quan đến việc trung chuyển hàng hóa. Với việc thuế quan mới tạo ra sự bình đẳng thương mại giữa Canada, Mexico và Việt Nam, các nhà xuất khẩu thép Việt Nam có thể chuyển hướng xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ. Do đó, dự kiến xuất khẩu sang Mỹ sẽ tăng, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu sang Bắc Mỹ không thay đổi. Điều này có lợi cho Việt Nam do loại bỏ nhu cầu trung chuyển, hợp lý hóa hoạt động logistics và thương mại.

Cuối cùng, Trung Quốc phải chịu thuế cao hơn (32,5-50% do áp dụng cả Mục 232 và Mục 301) so với Việt Nam (25%), do đó rủi ro Trung Quốc cạnh tranh với Việt Nam trong việc thu hẹp chênh lệch từ xuất khẩu của Canada và Mexico sang Mỹ là hạn chế.

Trước đó, các chuyên gia của MBS hay VPBankS cũng nhận định, quyết định áp thuế của Tổng thống Donald Trump có thể không ảnh hưởng nhiều, thậm chí sẽ mở ra cơ hội mới, tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho tất cả nhà xuất khẩu thép vào Mỹ. Khi không còn sự phân biệt đối xử, các công ty thép Việt Nam sẽ không còn đối mặt với sự cạnh tranh không công bằng về sự chênh lệch thuế quan và hạn ngạch thuế quan từ các quốc gia như Canada, Mexico, Brazil.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cho biết tỷ suất lợi nhuận của mảng nông nghiệp trong năm 2024 đã lên mức cao nhất, cao hơn cả các doanh nghiệp lâu năm trong ngành và là mức tỷ suất lợi nhuận mơ ước ở thị trường Việt Nam.

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước Số lượng cổ đông của Hòa Phát cao kỷ lục, 5 sân vận động Mỹ Đình mới đủ sức chứa

VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa triển khai chương trình “Con đường ưu đãi”, giảm giá đồng loạt 20% cho các chủ thẻ tín dụng khi thanh toán ở trên 40 cửa hàng tại 2 tuyến phố ẩm thực gồm phố Trung Hòa – Hà Nội và phố Phan Xích Long – TP. H

FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank Lãnh đạo VPBank chi hơn 500 tỷ đồng mua cổ phiếu VPB

LynkiD – Giải pháp loyalty đại diện công nghệ Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2025

LynkiD - nền tảng gắn kết khách hàng toàn diện, vinh dự là đại diện doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2025 – sự kiện toàn cầu về tăng trưởng xanh và tài chính khí hậu, diễn ra từ ngày 15 - 17/4 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Make in Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số FDI - mảnh ghép chiến lược trong tăng trưởng của VPBank

Thừa nhận kế hoạch năm 2025 tham vọng, Chủ tịch Hòa Phát nói sẽ không điều chỉnh dù thị trường có nhiều biến động

“Hòa Phát mạnh dạn xây dựng kế hoạch lợi nhuận 15.000 tỷ đồng, để hoàn thành 3 quý còn lại của năm cần đạt hơn 4.000 tỷ đồng lợi nhuận mỗi quý. Đây là con số rất cao, vừa là thách thức vừa là cơ hội. Tuy nhiên, Hoà Phát sẽ không có điều chỉnh kế hoạch", Chủ tịch Hòa Phát Khẳng định.

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước Số lượng cổ đông của Hòa Phát cao kỷ lục, 5 sân vận động Mỹ Đình mới đủ sức chứa

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay

Năm 2025, Viettel Construction đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 13.968 tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với 2024, lợi nhuận trước thuế đạt 721,4 tỷ đồng, tăng trưởng 7,4% so với năm 2024.

Viettel Construction trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số Đánh dấu 3 thập kỷ vươn mình, Viettel Construction đón nhận danh hiệu “Anh hùng lao động”

ĐHĐCĐ “cổ phiếu quốc dân” HPG, 10 câu hỏi đặt ra với tỷ phú Trần Đình Long

Hòa Phát không còn là doanh nghiệp có lượng cổ phiếu lưu hành lớn nhất thị trường, nhưng cổ phiếu HPG của Hòa Phát vẫn xứng đáng là “cổ phiếu quốc dân” với gần 6,4 tỷ cổ phiếu và Đại hội đồng cổ đông HPG vẫn là một trong những đại hội được mong chờ nhất trong mùa đại hội năm 2025.

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý I, tăng 25%

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: "Nhu cầu về nhà máy AI sẽ lớn hơn, FPT không giới hạn ở 2 nhà máy "

Năm 2025, FPT đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục với 75.400 tỷ đồng, kế hoạch đặt ra vào tháng 1/2025. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, CEO FPT nói “đây là kế hoạch thách thức” và đề xuất ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT điều chỉnh, nếu cần thiết.

Chủ tịch FPTS: Khó đạt kế hoạch 2025 do cạnh tranh khốc liệt FPT Retail đặt mục tiêu lợi nhuận cao kỷ lục, dự kiến chia cổ tức 25%