Thế Giới Di Động đóng hàng loạt cửa hàng Điện Máy Xanh, An Khang, mở mới Bách Hoá Xanh, EraBlue

Thế Giới Di Động đóng 59 điểm bán Điện Máy Xanh, 18 cửa hàng Thế Giới Di Động (bao gồm Topzone), 94 cửa hàng thuốc An Khang, chiều ngược lại mở mới 3 cửa hàng Bách Hoá Xanh, 6 cửa hàng EraBlue tại Indonesia.

image-bizlive-vn_erablue-4739.jpeg
EraBlue đặt mục tiêu có 500 cửa hàng vào năm 2027 (Ảnh minh hoạ)

Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) đã công bố kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2024. Doanh thu MWG đạt 76.541 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm 2023 và hoàn thành 61% kế hoạch doanh thu (125.000 tỷ đồng). Riêng trong tháng 7, doanh thu của Tập đoàn đạt xấp xỉ 11.000 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, chuỗi Thế giới Di Động (bao gồm Topzone) và Điện Máy Xanh đạt tổng doanh thu 51.300 tỷ đồng sau 7 tháng đầu năm, tăng hơn 6% so với cùng kỳ. Riêng trong tháng 7, MWG thu khoảng 7.200 tỷ đồng từ bán đồ điện tử, điện máy, điện lạnh.

Theo MWG, doanh thu tháng tăng 5% so với cùng kỳ nhưng giảm nhẹ so với tháng liền trước do qua mùa cao điểm máy lạnh và kết thúc sự kiện bóng đá. Với lợi thế kinh doanh danh mục sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn chủ động triển khai các giải pháp bán hàng mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, một số ngành hàng đã ghi nhận tăng trưởng dương khi bắt đầu vào mùa cao điểm như máy tính xách tay và máy giặt, bên cạnh nhóm điện thoại vẫn đang duy trì mức tăng trưởng tích cực liên tục sau nhiều tháng.

Tính đến cuối tháng 7, MWG có 1.028 cửa hàng Thế Giới Di Động (bao gồm Topzone), giảm 18 cửa hàng so với cuối tháng 6. Tương tự, chuỗi Điện Máy Xanh cũng thu hẹp 59 điểm bán xuống còn 2.034 cửa hàng.

Với chuỗi Bách Hóa Xanh, lũy kế 7 tháng đầu năm, chuỗi bách hóa đem về 23.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 40% so với cùng kỳ. Riêng tháng 7, doanh thu đạt hơn 3.600 tỷ đồng, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cả 2 ngành hàng tươi sống và FMCG đều duy trì mức tăng trưởng 2 chữ số so.

Doanh thu bình quân trong tháng 7 đạt 2,1 tỷ đồng/cửa hàng. Hiện chuỗi có 1.704 cửa hàng, tăng 3 cửa hàng so với cuối tháng 6/2024.

Đáng lưu ý, chuỗi cửa hàng thuốc An Khang ghi nhận hoạt động tái cơ cấu mạnh, giảm 94 cửa hàng trong vòng 1 tháng xuống còn 387 nhà thuốc đang hoạt động vào cuối tháng 7.

Quảng cáo

Trước đó, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT kiêm CEO Dược phẩm An Khang từng cho biết, chuỗi cửa hàng thuốc An Khang đang trải qua quá trình tái cấu trúc, xem xét từng nhà thuốc và đóng những điểm hoạt động kém hiệu quả, không đóng góp nhiều doanh thu cũng như lợi nhuận. Kế hoạch đến cuối năm 2024, số lượng cửa hàng thuốc An Khang sẽ thu hẹp xuống còn khoảng 300 cửa hàng.

Với các cửa hàng thuốc An Khang đang hoạt động, doanh thu hiện đã đạt trên 500 triệu đồng/cửa hàng/tháng – tốt hơn con số 450 triệu đồng hồi cuối năm 2023. Trong khi đó, điểm hoà vốn đối với chuỗi nhà thuốc là doanh thu trên 550 triệu đồng/cửa hàng/tháng.

Về định hướng, đầu tiên sẽ thu hẹp số lượng cửa hàng thuốc An Khang để vận hành với chi phí thấp nhất, tiếp đó sẽ hoàn thiện mô hình kinh doanh để đạt được kết quả hòa vốn rồi mới đến tăng tốc mở rộng sau.

Giai đoạn 2022-2023, mỗi năm chuỗi cửa hàng thuốc An Khang lỗ hơn 300 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2024, chuỗi cửa hàng thuốc An Khang lỗ 172 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế tính tới cuối tháng 6/2024 lên gần 834 tỷ đồng.

Chuỗi EraBlue tại Indonesia tăng 4 cửa hàng lên con số 65. Mục tiêu của Thế Giới Di Động nâng số cửa hàng EraBlue lên 100 vào năm 2024 và 500 cửa hàng vào năm 2027. Như vậy, EraBlue còn cách mục tiêu năm nay 35 cửa hàng.

Chỉ với chưa đầy 2 năm xuất hiện, EraBlue giờ đây đã trở thành chuỗi bán lẻ theo mô hình hiện đại lớn nhất tại Indonesia. Các cửa hàng EraBlue có doanh thu gần như gấp đôi so với một shop Điện máy Xanh có cùng diện tích tại Việt Nam. Cụ thể doanh thu các shop size M (diện tích khoảng 280 - 320m2) là 4 tỷ đồng/tháng còn size S (diện tích từ 180 – 220m2) là 2,2 tỷ đồng/tháng.

Theo lãnh đạo Thế Giới Di Động, có nhiều lý do khiến cho niềm tin vào tương lai của EraBlue là có cơ sở. Thứ nhất, thị trường bán lẻ điện tử, điện máy tại Indonesia hiện còn đang phân mảnh, chuỗi bán lẻ có số lượng cửa hàng lớn nhất cũng chỉ có khoảng 60 cửa hàng, trong khi nhu cầu là rất lớn.

Thứ hai, mặc dù Indonesia có nét giao thông tương đồng với Việt Nam, khách hàng chủ yếu di chuyển bằng xe máy, nhưng tất cả các chuỗi bán lẻ hiện đại đều mở ở trong các trung tâm thương mại. Ngược lại, mô hình EraBlue khá thân thiện, được mở trên các con đường giao thông đông đúc, điều này tạo điều kiện cho khách hàng có thể nhận diện và tiếp cận dễ dàng với cửa hàng ở khắp mọi nơi.

Thứ ba, dịch vụ giao hàng, lắp đặt các thiết bị điện tử tại đây khá sơ khai. Để mua một chiếc máy giặt, khách hàng phải chờ từ 7-10 ngày để giao hàng và lắp đặt, trong khi dịch vụ của EraBlue chỉ trong 4 tiếng. Văn hóa phục vụ, sự tận tâm vốn là thế mạnh của Thế Giới Di Động được áp dụng cho EraBlue đã giành được cảm tình lớn từ khách hàng Indonesia.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là giá cả. Mặc dù chất lượng dịch vụ tương đương với mô hình hiện đại, mức giá của EraBlue chỉ tương đương với mô hình truyền thống.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Bách Hóa Xanh kỳ vọng lãi hơn 500 tỷ đồng năm 2025, hướng tới doanh thu 10 tỷ USD trước năm 2030

Lãnh đạo MWG khẳng định quyết tâm đưa Bách Hóa Xanh đạt mục tiêu doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2030 và cho rằng đây là mục tiêu khả thi trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển từ kênh truyền thống sang hiện đại đang là xu thế tất yếu.

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: MWG đã trễ chuyến tàu 10 tỷ USD 3-4 năm MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM

Dự án Lakeview City của Novaland được tháo gỡ pháp lý từ ngày 1/4/2025

Dự án Lakeview City của Novaland chính thức được tháo gỡ khó khăn trong việc xác định thời điểm tính tiền thuê đất, tiền sử dụng đất. Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng liên quan đến dự án này ngay trong năm 2025.

Vừa báo lỗ kỷ lục, Novaland tiếp tục chi hơn 5.100 tỷ đồng mua lại trước hạn 15 lô trái phiếu Hàng trăm nghìn lượt khách đến du xuân tại các đô thị nghỉ dưỡng của Novaland

Công ty thành viên của TTC Group muốn gom thêm 3 triệu cổ phiếu SCR

Với việc đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu SCR, Công ty CP Khu công nghiệp Thành Thành Công dự kiến nâng sở hữu tại TTC Land từ 5,4 triệu cổ phiếu lên thành 8,4 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 2% vốn.

TTC Land hoàn tất phát hành gần 35 triệu cổ phiếu để hoán đổi nợ Hậu tăng vốn, TTC Land tiến gần hơn đến tham vọng mở rộng sang bất động sản công nghiệp

Bất động sản An Gia dừng triển khai việc chào bán gần 41 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

HĐQT Bất động sản An Gia (mã AGG) thông qua việc dừng triển khai phương án chào bán hơn 40,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với lý do tình hình thị trường chưa phù hợp, cần đảm bảo lợi ích của cổ đông.

Bộ Xây dựng sẽ thanh, kiểm tra các dự án bất động sản tăng giá bất thường Dòng tiền hoạt động vẫn âm đối với nhiều chủ đầu tư bất động sản trong năm 2024

“Ông trùm” Cảng hàng không ACV có thể chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2025, tiến thêm một bước đến niêm yết HoSE

Nếu chuyển sàn thành công, ACV “hứa hẹn” sẽ là bom tấn thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Tuy nhiên, chặng đường niêm yết HoSE vẫn còn khá dài và còn nhiều vấn đề tồn đọng cần giải quyết.

ACV kinh doanh ra sao dưới thời Chủ tịch Hội đồng quản trị Lại Xuân Thanh? Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm trong cổ phần hóa và quản lý đất đai tại ACV

Sếp Thế Giới Di Động nói về kế hoạch 2025: Tháng 10 về đích, cuối năm vượt trội

Năm 2025, Thế Giới Di Động dự kiến mục tiêu doanh thu thuần đạt 150.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 4.850 tỷ đồng trong năm 2025, lần lượt tăng 12% và 30% so với thực hiện 2024.

Lỗ luỹ kế hơn 1.000 tỷ đồng, MWG đặt mục tiêu sớm đạt điểm hoà vốn chuỗi nhà thuốc An Khang Bách Hóa Xanh đã mở thêm 79 cửa hàng trong hơn 1 tháng đầu năm

Shark Hưng nói về bí quyết sống còn giữ chân nhân sự giỏi: Chủ doanh nghiệp sẽ có tất cả nếu biết làm "phép chia"

“Rất ít doanh nhân chịu học phép chia. Các bạn cứ chia đi thì tự nhiên các bạn sẽ có tất cả”, Shark Hưng chia sẻ một trong những bí quyết để giữ chân nhân sự giỏi.

Phó Tổng giám đốc VIB mua thành công gần 1,3 triệu cổ phiếu Vietjet và Satair hợp tác chiến lược tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ Airbus