Tham lãi khủng, nhà đầu tư bất động sản chật vật trên đống nợ

Thị trường bất động sản không thiếu những trường hợp vì tham lãi lớn nên không bán lúc sôi động. Đến khi chững lại, dù nhà đầu tư chấp nhận giảm giá, bán lỗ để thoát hàng nhưng không tìm được người mua.

Nhà đầu tư ôm hận vì ham lãi nhiều

Thời điểm đầu năm 2022, thị trường bất động sản diễn biến sôi động, các đợt sốt đất liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương trên khắp cả nước như Bắc Giang, Bắc Ninh, vùng ven Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hoá đến Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Trị, Khánh Hòa…

Theo đó, không ít người dù mới chỉ đầu tư một thời gian ngắn đã có lãi. Một số người đã nhanh tay chốt lời thu tiền về. Nhưng nhiều nhà đầu tư vì ham lãi tiếp tục nắm giữ. Đến nay, thị trường gãy sóng, những nhà đầu tư này lâm cảnh chật vật bán lỗ và ôm cả đống nợ.

Anh Quang Huy (Hà Nội) cho biết, cuối năm 2021, thấy thị trường bất động sản diễn biến sôi động nên đã xuống tiền mua một lô đất tại Hưng Yên có diện tích 200m2 với giá 4,5 tỷ đồng, tương đương 22,5 triệu đồng/m2. Trong đó, có gần 2 tỷ đồng là anh Huy vay ngân hàng.

Đến đầu năm 2022, thị trường bất động sản càng thêm nóng. Theo đó, mảnh đất của anh Huy đã được một nhà đầu tư khác ngỏ ý mua lại với giá 5 tỷ đồng, tương đương lãi 20%.

“Mặc dù có lãi tới 1 tỷ đồng trong vòng khoảng 2 tháng nhưng thị trường lúc đó vẫn nóng nên tôi tính chưa bán vội. Tôi dự tính, nếu để tới cuối năm có thể sẽ lãi trên 50%. Tuy nhiên, chỉ sau đó khoảng hơn 1 tháng, thị trường đột ngột trầm lắng do chính sách kiểm soát tín dụng, trái phiếu…Tôi nhanh chóng liên hệ môi giới nhờ bán lại mảnh đất nhưng không được”, anh Huy nói.

Đến nay, lô đất của anh Huy đang được rao bán với mức giá 3 tỷ đồng nhưng vẫn chưa tìm được chủ mới. Trong khi đó, lãi suất ngân hàng neo cao, mỗi tháng anh phải trả hơn 20 triệu đồng cả gốc và lãi. “Công việc gặp khó khăn nên thu nhập bị giảm, coi như hàng tháng tiền lương của tôi chỉ đủ trả lãi. Bây giờ mong bán được sớm để tôi trả ngân hàng và thu tiền về. Nếu khi đó tôi không tham thêm tiền lãi thì cũng không khó khăn như này”, nhà đầu tư này nói.

Quảng cáo

Kể về thương vụ đầu tư cùng bạn bè vẫn chưa có hồi kết, anh Nguyễn Tuy (Hà Đông, Hà Nội) cho biết chia sẻ, đầu năm 2022, anh cùng nhóm bạn góp tiền đầu tư đất nền ở nhiều tỉnh thành quanh Hà Nội. Chỉ sau một thời gian ngắn, các lô đất nhóm anh nắm giữ đều có lãi từ 10 - 20%, cá biệt có lô tới 30%.

“Có lãi nhưng chúng tôi đều thống nhất chưa bán đi và kỳ vọng mức lợi nhuận lớn hơn. Tuy nhiên, thị trường gặp khó, thanh khoản và giá đất liên tục sụt giảm. Tháng 10/2022, chúng tôi đã chốt bán lỗ 3 lô đất, còn giữ lại 6 lô chờ thị trường khởi sắc”, anh Tuy nói.

z4063753024484-61b1670d4b9935aee961f49129ca694b-3603.jpg

Nhưng, sau khi cầm cự nhiều tháng, thấy giá đất nền khắp nơi đều giảm giảm mạnh nên các thành viên trong nhóm của anh Tuy cũng cảm thấy lo lắng. “Chúng tôi đã đi khảo sát những mảnh đất tương tự của nhóm nắm giữ, mức giá đã giảm sâu. Cùng đó, khoản tiền vay đang khiến cả nhóm đều chung áp lực tài chính. Tôi và các cộng sự đã tìm mọi cách để tìm người mua trong thời gian sớm nhất nhưng tới nay đã nhiều tháng vẫn chưa thể bán. Có những lô đất được rao bán thấp hơn so với thời điểm mua vào đến 30%”, nhà đầu tư này kể.

Giao dịch bị trì hoãn

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, từ cuối quý 2/2022, thị trường bất động sản bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu trầm lắng. Hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp..., đã khiến tâm lý chung trên thị trường e ngại, mọi giao dịch bị trì hoãn.Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động. Các công ty còn hoạt động trong lĩnh vực này phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, cắt giảm bộ máy nhân sự.

Ngoài ra, do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên nhiều doanh nghiệp bất động sản "đói vốn", phải tạm dừng triển khai dự án, thanh toán hoa hồng cho các sàn giao dịch bằng sản phẩm bán hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu, lên đến hơn 30% giá hợp đồng nếu thanh toán ngay.

Tuy nhiên, ông Hà nhận định, thị trường ngưng trệ, trầm lắng, yếu giao dịch không phải do thực chất thị trường xấu mà do có quá nhiều điểm đã tạo ra sự cưỡng bức, buộc thị trường phải rơi vào trạng thái khó khăn. "Nhìn chung, thị trường bất động sản đang trong trạng thái bình thường, nhưng bị bắt phải "giảm ăn, giảm oxy để thở và giảm bơm máu" nên rất dễ bị rơi vào tình trạng "đột quỵ". Thời gian tới, Nhà nước sẽ tiếp tục có những giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, thị trường sẽ dần ấm lên và hoạt động ổn định", ông Hà đánh giá.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Giá nhà dễ tăng khó giảm, VARS đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai

Giá nhà ngày càng tăng cao, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) tiếp tục đề xuất đánh thuế với bất động sản thứ hai hoặc bỏ hoang, không đưa vào khai thác, sử dụng.

Đánh thuế bất động sản cần xác định theo giá thị trường GS. TSKH Đặng Hùng Võ: Thuế bất động sản của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu

T&T Golf hiện thực hóa khát vọng đưa sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club đạt chuẩn quốc tế

Ngày 11/9, tại Hà Nội, Công ty T&T Golf – đơn vị thành viên của Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn 54 đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác tư vấn quản lý vận hành dự án Văn Lang Empire T&T Golf Club - sân golf đẳng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế “World Class".

Đất nền phía Nam “bất động” chờ hồ sơ thuế Hà Nội: Nhà đất trong ngõ nhỏ vượt mốc 150 triệu đồng/m2, tương đương với giá biệt thự ven đô

Từ 20/9, những trường hợp nào sẽ được “thưởng” khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội?

Từ 20/9/2024, thành phố Hà Nội sẽ áp dụng quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn. Trong đó xuất hiện những điểm mới là cơ chế thưởng bằng tiền đối với trường hợp bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Đánh thuế bất động sản bỏ hoang luỹ tiến theo năm? Bộ Xây dựng yêu cầu tăng cường quản lý, kiểm soát việc tăng giá bất động sản

Hà Nội: Nhà đất trong ngõ nhỏ vượt mốc 150 triệu đồng/m2, tương đương với giá biệt thự ven đô

“Nhà trong ngõ có tầm giá 3-4 tỷ đồng đang dần biến mất khi mức giá đất trung bình đã trên 100 triệu đồng/m2 khu vực ven vành đai 3 và 150 triệu đồng/m2 ở các quận nội thành”, ông Trần Đức Khang - Giám đốc kinh doanh Vùng 2 OneHousing chi biết.

Nguồn thu từ nhà đất tăng mạnh, đem về cho ngân sách 90.600 tỷ đồng Nhà đất “không sổ” được phép giao dịch như thế nào từ 1/8?

Đất nền phía Nam “bất động” chờ hồ sơ thuế

Các hồ sơ giao dịch, chuyển nhượng đất đai từ 1/8/2024 đến nay tại Tp.HCM vẫn đang bị “treo” để chờ Thông tư, hướng dẫn bảng giá đất mới, chưa thể giải quyết ở khâu tính thuế.

Bất ngờ với giao dịch bất động sản trong quý 2/2024: Đất nền tăng, chung cư giảm Cả nước tồn kho khoảng 17.105 BĐS chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền

Đề xuất hướng giải quyết 8.800 hồ sơ nhà đất bị tắc: Nhận hồ sơ thời điểm nào thì áp dụng quy định pháp luật tại thời điểm đó

Thông tin được đưa ra sau cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Hồ Chí Minh, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan, Sở Tài nguyên Môi trường và Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí (HoREA) về dự thảo bảng giá đất mới diễn ra ngày hôm qua.

Doanh nghiệp ở Hà Nội đăng ký xây khu nhà ở xã hội gần 400 tỷ ở Thái Nguyên Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam