R&H Group nợ gần 11.000 tỷ đồng, phần lớn là trái phiếu và lỗ 381 tỷ đồng năm 2022

Tổng nợ vay của R&H Group đến cuối năm 2022 là 10.898 tỷ đồng, gấp 7,24 lần vốn chủ sở hữu, bao gồm 434 tỷ đồng nợ vay ngân hàng và 7.500 tỷ đồng nợ vay từ phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Theo báo cáo công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong năm 2022, Công ty CP Tập đoàn R&H (R&H Group) ghi nhận lỗ trước thuế 355,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 15,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2022 âm 380,9 tỷ đồng, trong khi năm 2021 vẫn có lãi, dù mức lãi chỉ vỏn vẹn 848 triệu đồng.

Tại thời điểm ngày 31/12/2022, tổng tài sản của công ty “phình to” lên mức 12.404 tỷ đồng, tăng thêm 5.865 tỷ đồng, tương đương 89,7% so với cuối năm 2021. Tuy nhiên, chủ yếu là do tăng vay nợ.

Cụ thể, tổng nợ phải trả vào cuối năm 2022 tăng 2,4 lần so với đầu năm, lên 10.898 tỷ đồng, gấp 7,24 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay ngân hàng tăng gần 10,7 lần, lên 434 tỷ đồng; nợ vay từ phát hành trái phiếu tăng 75% lên 7.500 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản nợ vay khác cũng tăng mạnh 21,1 lần lên 2.964 tỷ đồng.

Trong khi đó, vốn chủ sở hữu lại giảm 27,2% so với cuối năm 2021, xuống 1.506 tỷ đồng.

rh-6204.png screenshot-2023-08-05-223247-2070.png

Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính năm 2022 của R&H Group

Với nợ vay tăng mạnh, hệ số nợ phải trả/tổng tài sản của công ty đã tăng từ mức 0,68 lần năm 2021 lên 0,88 lần vào cuối năm 2022. Hệ số thanh toán ngắn hạn (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) cũng giảm rõ rệt, từ mức 4,975 lần vào cuối năm 2021 xuống 0,618 lần vào cuối năm 2022. Tương tự, hệ số thanh toán nhanh (tài sản ngắn hạn-hàng tồn kho/nợ ngắn hạn) cũng giảm từ mức 4,97 lần xuống 0,565 lần.

Hệ số dư nợ trái phiếu doanh nghiệp (toàn bộ là trái phiếu phát hành riêng lẻ)/vốn chủ sở hữu tăng từ mức 2,07 lần vào cuối năm 2021 lên 4,98 lần vào cuối năm 2022.

Dồn dập huy động hơn 8.000 tỷ đồng trái phiếu và bóng dáng TPS phía sau

Theo HNX, từ tháng 9/2021 đến tháng 3/2022 R&H Group đã phát hành thành công tới 7 lô trái phiếu mã từ RHGCH2123001 đến RHGCH2123007 với tổng giá trị gần 8.151 tỷ đồng, có lãi suất cố định hoặc kết hợp là 11%/năm.

Trong đó, 4 lô trái phiếu mã RHGCH2123001, RHGCH2123002, RHGCH2123003, RHGCH2123004 đều là trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo.

trai-phieu-6458.png

Danh sách trái phiếu phát hành của R&H Group - Nguồn: HNX

Cụ thể, lô trái phiếu mã RHGCH2123001 được phát hành và hoàn tất phát hành trong ngày 20/9/2021, đáo hạn vào ngày 20/9/2022 với giá trị phát hành 650 tỷ đồng, có tài sản đảm bảo là 100% cổ phần tại Công ty CP Đầu tư và phát triển Sơn Long; quyền tài sản, quyền sử dụng đất của khu đất theo quy hoạch xây dựng dự án Bãi Cháy.

3 lô trái phiếu RHGCH2123002, RHGCH2123003, RHGCH2123004 được phát hành vào tháng 10 và tháng 11/2021 với tổng giá trị huy động là 2.500 tỷ đồng, cùng có kỳ hạn 18 tháng, đáo hạn vào tháng 4/2023.

Cả 3 lô trái phiếu trên đều có tài đảm bảo là 51% cổ phần tại Công ty CP Đầu tư và xây dựng Xuân Phú Hải, 100 vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Friends, quyền sử dụng đất và quyền tài sản tại khu đất thực hiện dự án Grand Mercure Hội An.

Đến tháng 12/2021, R&H Group phát hành thêm 3 lô trái phiếu mã RHGCH2123005, RHGCH2123006 và RHGCH2123007 với giá trị lần lượt là 3.000 tỷ đồng, 2.000 tỷ đồng và 944 triệu đồng. Song đến tháng 2 và tháng 3/2022, các lô trái phiếu này mới hoàn tất phát hành. Cả 3 lô trái phiếu đều có kỳ hạn 36 tháng, thời gian đáo hạn vào tháng 12/2024.

Theo cập nhật trên HNX, đến tháng 5/2022, R&H Group đã mua lại 3.150 tỷ đồng trái phiếu đến hạn và còn 3 lô trái phiếu với số tiền hơn 5.000 tỷ đồng đang lưu hành.

Đáng chú ý, đứng sau 4 lô trái phiếu phát hành thành công trong năm 2021 của R&H Group không thể không kể đến sự “hậu thuẫn” của Công ty CP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) với nhiều vai trò từ tổ chức tư vấn, đại lý phát hành, cho đến đại lý đăng ký, đại lý thanh toán và quản lý chuyển nhượng/đại diện người sở hữu trái phiếu.

Quảng cáo

Mặc dù 3 lô trái phiếu phát hành thành công của R&H Group đầu năm 2022 không nêu chi tiết thông tin về tổ chức tư vấn, đại lý phát hành, đại lý đăng ký, đại lý thanh toán. Tuy nhiên, theo dữ liệu trên HNX, TPS chính là tổ chức lưu ký cho các lô trái phiếu này.

Bên cạnh đó, bản thân TPS cũng đầu tư mua bán trái phiếu của R&H Group. Theo báo cáo tài chính (BCTC) đã kiểm toán năm 2022 của TPS, thời điểm ngày 31/12/2022 TPS nắm giữ 851 tỷ đồng trái phiếu các doanh nghiệp chưa niêm yết. Trong đó, trái phiếu R&H Group chiếm tỷ lệ lớn nhất với 263 tỷ đồng. Ngoài ra, TPS còn có khoản phải thu dịch vụ 290 tỷ đồng với R&H Group và khoản doanh thu chưa thực hiện 174 tỷ đồng với R&H Group, lớn nhất trong số các khách hàng của TPS.

trai-phieu-tps-1335.png

Danh sách trái phiếu chưa niêm yết TPS sở hữu tại thời điểm 31/12/2022 - Nguồn: BCTC kiểm toán 2022 TPS

Cũng theo BCTC đã kiểm toán năm 2022 của TPS, tại ngày 31/12/2022, TPS ghi nhận lỗ từ việc bán trái phiếu chưa niêm yết gần 539 tỷ đồng (cùng kì lỗ 97 tỷ đồng). TPS không thuyết minh cụ thể danh mục các lô trái phiếu đã thua lỗ.

Nhưng không loại trừ khả năng phần lớn khoản lỗ đến từ trái phiếu của R&H Group, khi BCTC bán niên năm 2022 của TPS cho thấy, thời điểm ngày 30/6/2022, TPS đã lỗ hơn 111 tỷ đồng từ trái phiếu của R&H trong tổng số lỗ 135 tỷ đồng từ hoạt động mua bán trái phiếu chưa niêm yết. Khoản lỗ này cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khoản lỗ sau thuế kỷ lục gần 130 tỷ đồng trong quý II/2022 của TPS.

Tại thời điểm ngày 30/6/2023, trái phiếu các doanh nghiệp chưa niêm yết của TPS giảm còn 637 tỷ đồng, giảm 214 tỷ đồng so với cuối năm 2022. Tuy TPS không thuyết minh đã bán những trái phiếu nào nhưng có khả năng một phần các trái phiếu đã bán này thuộc “họ” R&H khi vào tháng 4 và 5 năm nay, R&H Group có 3 lô trái phiếu (RHGCH2123002, RHGCH2123003, RHGCH2123004) đáo hạn và đã được mua lại. Trong đó, TPS có nắm giữ trái phiếu của hai lô RHGCH2123003, RHGCH2123004 với giá trị hơn 85 tỷ đồng.

Doanh nghiệp 4 năm tuổi và tham vọng thành nhà phát triển BĐS top đầu

R&H Group được biết đến là một doanh nghiệp bất động sản (BĐS) khá mới trên thị trường. Tập đoàn này được thành lập vào ngày 7/8/2019 với vốn điều lệ ban đầu ở mức 999 tỷ đồng và đến tháng 10/2021 nâng lên 1.450 tỷ đồng.

Trụ sở ban đầu của công ty tại tầng 5, tòa nhà Charmvit Tower (đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy), tới tháng 8/2020 thì dời về số 107 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hiện thông tin trên website của R&H Group ghi địa chỉ là 107 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội nhưng theo thông tin trên HNX, trụ sở chính của công ty là tại tầng 7, số 105 Nguyễn Bá Khoản, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội - cùng tòa nhà với Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà và đô thị Vinahud (tên gọi mới của Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Vinaconex).

Theo dữ liệu trên HNX, người đại diện pháp luật của R&H Group là ông Nguyễn Minh Tuấn, đồng thời là Tổng giám đốc. Còn Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) tập đoàn là ông Trương Quang Minh.

Ngoài vai trò là người đồng sáng lập và Chủ tịch HĐQT R&H Group, ông Trương Quang Minh từng được bầu là Chủ tịch HĐQT Vinahud nhiệm kỳ 2021-2026. Tuy nhiên, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 hồi tháng 3, HĐQT Vinahud vừa chấp nhận đơn từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Trương Quang Minh và bầu ông Nguyễn Đình Ngôn thay thế. Ông Trương Quang Minh vẫn là Phó Chủ tịch HĐQT của Vinahud.

Vinahud hiện cũng là chủ đầu tư vào dự án Grand Mercure Hội An, trong khi R&H Group là đơn vị đồng hành phát triển dự án.

Trên website của doanh nghiệp, R&H Group cho biết, tập đoàn hoạt động trong 6 lĩnh vực gồm M&A (mua bán – sáp nhập), đầu tư và phát triển bất động sản cao cấp, xây dựng dân dụng công nghiệp, nội thất, đầu tư năng lượng sạch, đầu tư phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ và quản lý vận hành các khu nhà ở hạng sang/khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp.

bds-5157.png

Danh mục bất động sản nghỉ dưỡng của R&H Group

Ngoài dự án Grand Mercure Hội An, R&H Group còn là nhà đầu tư hai dự án BĐS nghỉ dưỡng khác là Viên Nam Ecolodge tại Hòa Bình (51,9 ha) và dự án Khu công cộng, cây xanh, dịch vụ nông nghiệp, du lịch, thể thao tại thôn Thung Cả, xã Sủ Ngòi, Thành phố Hòa Bình (100 ha).

Theo cập nhật trên website của R&H Group, hiện “hệ sinh thái” của công ty này có 5 đơn vị thành viên, bao gồm: Công ty CP R&H Invest, Công ty CP R&H Construction, Công ty CP R&H Power, Công ty CP Nghỉ dưỡng Viên Nam, Công ty TNHH Tư vấn và Thiết kế nội ngoại thất Lines Design. Trong đó, 3 công ty R&H Invest, R&H Power và R&H Construction đều chung trụ sở với công ty mẹ và đều do ông Trương Quang Minh làm Chủ tịch HĐQT.

Với việc thành lập cùng lúc các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, R&H Group không giấu tham vọng trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam và đến năm 2025 sẽ trở thành thương hiệu mới biểu tượng cho sự hợp tác thành công trong lĩnh vực đầu tư BĐS, đến năm 2030 thì trở thành thương hiệu Top 10 trong lĩnh vực đầu tư, phát triển các dự án BĐS tại Việt Nam.

Để hiện thực hóa những mục tiêu đề ra, không khó hiểu khi R&H Group cần huy động nguồn lực lớn. Đó cũng là điều có thể lý giải vì sao doanh nghiệp này lại dồn dập huy động hàng nghìn tỷ đồng từ kênh trái phiếu vào những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Và như đã đề cập ở trên, nợ phải trả đến cuối năm 2022 của tập đoàn này đã lên tới 10.898 tỷ đồng, gấp 7,24 lần vốn chủ sở hữu, trong khi kết quả kinh doanh lại thua lỗ nặng nề khiến cho sự mất cân đối tài chính càng bị đẩy lên cao và rủi ro tiềm ẩn ngày càng lớn.

Ngoài ra, còn một vấn đề đáng lưu ý trong bức tranh tài chính của R&H Group là khả năng sinh lời (hệ số lợi nhuận/tổng tài sản và hệ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) đều bằng 0. Lũy kế đến ngày 31/12/2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của tập đoàn đã âm 369 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ tuy ít nhưng vẫn có gần 15 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Tồn kho bất động sản gần 26.000 sản phẩm, tăng mạnh sau một quý và giá nhà vẫn tiếp tục tăng

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết hết quý III, lượng hàng tồn kho bất động sản tăng mạnh so với quý trước. Dẫu vậy, giá bán vẫn tiếp tục neo cao ở phần lớn địa phương.

Cả nước tồn kho khoảng 17.105 BĐS chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền Tồn kho đã cạn, nguồn cung vụ Thu Đông thấp, giá gạo thơm vụ Đông Xuân 2025 có giảm?

Dự án nhà ở gần 500 tỷ đồng ở Hải Dương về tay 2 doanh nghiệp “họ nhà” Licogi

Liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 18 (Licogi 18) - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 18.1 (Licogi 18.1) vừa được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị mới Bắc cầu Hàn (giai đoạn 1).

Thu thuế từ nhà, đất ở TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh Vốn ngoại đổ vào bất động sản tăng gần 2,4 lần so với năm 2023

TP.Hồ Chí Minh lập tổ công tác gỡ vướng cho các dự án chậm được cấp “sổ hồng”

Sau khi được thành lập, tổ công tác sẽ rà soát tổng thể và thống kê số liệu các khu nhà, các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn TP đã được cấp phép đầu tư xây dựng và được đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận.

Thu thuế từ nhà, đất ở TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh Vốn ngoại đổ vào bất động sản tăng gần 2,4 lần so với năm 2023

Hà Nội điều chỉnh diện tích loạt khu đô thị lớn ở Đông Anh

Ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định 5697/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Đông Anh.

Huy động 30.575 tỷ đồng trái phiếu chính phủ qua đấu thầu trong tháng 10/2024 Vinaconex “bắt tay” Lapinta xây khu nhà ở hơn 500 tỷ đồng ở Nghệ An

TP. Hồ Chí Minh chỉ cho phép xây chung cư mini ở những tuyến đường có chiều rộng tối thiểu 3,5m

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 101 quy định về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại nơi có nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ (chung cư mini) của cá nhân trên địa bàn.

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2 Sau thương vụ mua cổ phiếu “khủng” của Vinhomes, thêm một doanh nghiệp mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2

Phiên đấu giá 20 thửa đất (LK01 và LK02) tại khu xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) chỉ thu hút hơn 100 nhà đầu tư tham gia nhưng giá chốt những lô đầu tiên vẫn cán mốc trên 100 triệu đồng/m2.

Đại biểu Quốc hội hiến kế loại bỏ người tham gia đấu giá đất để bán lại Giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh trước áp lực chốt lời

Sở Xây dựng Hải Phòng làm rõ việc mua nhà ở xã hội phải trả tiền chênh

Phản ánh đến cơ quan chức năng, bà Nguyễn Huyền (TP. Hải Phòng) cho biết, hiện nay, người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội tại thành phố đều không thể mua được với giá trị thật như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải chi trả thêm một số tiền "chênh" 100-300 triệu đồng tùy vị trí.

Dự án nhà ở hơn 520 tỷ đồng ở Hải Dương “về tay” liên danh Tập đoàn Quang Giáp - Đức Dương Nhà biệt thự và liền kề tại Hà Nội tiếp tục tăng "nóng"

Huyện ven Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng gần 6.500m2 đất ở

UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định giao đất tại xã Phú Túc cho UBND huyện Phú Xuyên để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất.

Kỳ vọng đất đai tiếp tục tăng giá, nhiều người sẵn sàng trả giá cao trong các cuộc đấu giá đất Vì sao đất đấu giá ở Hà Nội tiếp tục lập đỉnh mới?