Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Vượt qua khó khăn chung của ngành hàng không về sự thiếu hụt tàu bay, Công ty CP Hàng không Vietjet (mã: VJC) đã ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội trong quý I/2024, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm.

Trong quý I/2024, Vietjet mở mới 15 đường bay, nâng tổng số đường bay của hãng lên 140 (ảnh: Quang Nguyễn)
Trong quý I/2024, Vietjet mở mới 15 đường bay, nâng tổng số đường bay của hãng lên 140 (ảnh: Quang Nguyễn)

Theo báo cáo, quý I/2024, doanh thu vận chuyển hàng không của Vietjet đạt 17.765 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 520 tỷ đồng, tăng lần lượt 38% và 209% so với cùng kỳ 2023.

Vietjet ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 17.792 tỷ đồng và 539 tỷ đồng, tăng 38% và 212% so với cùng kỳ 2023.

Trong ba tháng đầu năm, Vietjet đã khai thác an toàn gần 34.500 chuyến bay, vận chuyển được hơn 6,3 triệu lượt hành khách. Các chuyến bay của hãng đạt hệ số sử dụng ghế bình quân cao 87%, độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,6%.

Tiếp tục chiến lược tập trung mở rộng mạng bay quốc tế, vận tải hành khách quốc tế trong quý I/2024 tăng trưởng hơn 53% và 61% về số lượng chuyến bay và lượt khách so với cùng kỳ 2023.

Quảng cáo

Trong quý I/2024, Vietjet mở mới 15 đường bay quốc tế và quốc nội, nâng tổng số đường bay lên 140. Hãng liên tiếp công bố và khai trương các đường bay quốc tế mới gồm Phú Quốc – Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), TP. Hồ Chí Minh – Thành Đô, Tây An (Trung Quốc), TP.Hồ Chí Minh – Viêng Chăn (Lào), và các đường bay từ Hà Nội đến Hiroshima (Nhật Bản), Sydney, Melbourne (Australia).

Những kết quả trên khẳng định Vietjet đã vượt qua khó khăn chung của ngành hàng không trong việc thiếu hụt tàu bay, duy trì đà phát triển của năm 2023, tiếp tục tiên phong mở mới nhiều đường bay quốc tế, tạo sức bật mạnh mẽ cho hoạt động khai thác trong cả năm 2024.

Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 85.828 nghìn tỷ đồng, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu 1,9 lần và chỉ số thanh khoản 1,3 lần nằm ở mức an toàn trong ngành hàng không.

Vietjet đã đóng góp các khoản thuế, phí trực tiếp và gián tiếp trong quý I/2024 là 1.770 tỷ đồng.

Không chỉ kết nối Việt Nam với thế giới qua các mạng đường bay, Vietjet tiên phong kết nối với thế giới qua các dự án đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tầm cỡ thế giới.

Vietjet cũng đặc biệt quan tâm tới các mục tiêu ESG, Net Zero – giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Hiện tại, đội tàu bay hiện đại của hãng có khả năng tiết kiệm từ 15% - 20% nhiên liệu, cấu hình được tối ưu giúp chuyên chở được nhiều khách hơn và có thể giảm phát thải trên mỗi hành khách so với các hãng khác tới 25% - 30%. Mỗi vé máy bay bán ra được hãng trích 5.000 đồng vào quỹ Fly Green để triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, nghiên cứu phát triển các công nghệ xanh…

Theo đà tăng trưởng từ đầu năm, Vietjet đã đặt ra nhiều mục tiêu lớn để hướng tới những kết quả cao trong các quý tiếp theo và trong cả năm 2024. Bên cạnh việc giữ vững thị trường nội địa, Vietjet đặt mục tiêu mở rộng hơn nữa mạng bay quốc tế mới, dự kiến khai thác 142.000 chuyến bay, vận chuyển 27,4 triệu lượt hành khách trong năm 2024.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Vì sao giá bất động sản luôn tăng?

“Suốt 20 năm qua, tôi chưa bao giờ thấy thị trường bất động sản giảm giá đồng loạt. Có chăng là giảm theo một số dự án, khu vực ở thị trường thứ cấp…”, một nhà đầu tư Tp.HCM chia sẻ.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?

Lãng phí với hàng trăm dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội

Theo báo cáo của các đơn vị chức năng thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 712 dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất bị chậm tiến độ, chậm triển khai. Trong đó có không ít dự án đã nằm bất động” từ 10 - 20 năm. Hiện Hà Nội đã lên phương án giải quyết vướng mắc cho 680 dự án, 32 dự án còn lại sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Chứng khoán An Bình gọi tên 3 doanh nghiệp hưởng lợi khi các luật về bất động sản thông qua Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Giá đất nhiều tuyến đường tại TP.HCM sắp tăng cao nhất tới 37 lần

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến về dự thảo về ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND Thành phố về bảng giá đất trên địa bàn.

Meta sắp đối mặt với án phạt chống độc quyền đầu tiên từ EU Tp.HCM: Nhà thuê trọ phải có diện tích tối thiểu 5m2 sàn/người

Bà Rịa - Vũng Tàu phạt nặng chủ đầu tư dự án Ecotown Phú Mỹ

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây đã ban hành Quyết định số 1854/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco).

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tiến độ phát triển dự án chậm hơn kỳ vọng, lãi ròng quý II/2024 của Đất Xanh giảm gần 80%

Cung mới ít ỏi đẩy giá biệt thự, liền kề thứ cấp ở Hà Nội tăng mạnh

Trong khi thị trường sơ cấp không ghi nhận nhiều thay đổi về giá và tỉ lệ hấp thụ thì trên thị trường thứ cấp, tại một số khu vực như phía Tây Hồ Tây đang trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội khi ghi nhận giá biệt thự gia tăng mạnh.

Vincom Retail có quý thứ 6 liên tiếp lãi trên 1.000 tỷ đồng Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Các chuyên gia kỳ vọng hiệu ứng của Luật Đất đai 2024 sẽ tạo nên làn sóng các nhà đầu tư đổ vốn vào nhiều lĩnh vực kinh tế tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành và đồng nghĩa với việc họ sẽ mua bất động sản tại Việt Nam.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?