Chứng khoán An Bình gọi tên 3 doanh nghiệp hưởng lợi khi các luật về bất động sản thông qua

Theo Chứng khoán An Bình, 3 bộ luật liên quan đến ngành bất động sản chính thức có hiệu lực sẽ tác động đến thị trường, chủ đầu tư và người tiêu dùng.

Ảnh minh hoạ 

Trong giai đoạn từ cuối năm 2023 sang đầu năm 2024, Quốc hội đã liên tiếp phê duyệt các bộ luật quan trọng liên quan đến ngành bất động sản bao gồm: Luật Kinh doanh Bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật Đất đai 2024 trong bối cảnh thị trường bất động sản có dấu hiệu chậm lại và "đóng băng" từ cuối năm 2022 khi nguồn cung bị đình trệ, lượng tiêu thụ sụt giảm, các dự án gặp nhiều vướng mắc liên quan đến pháp lý dự án.

Một số nội dung đáng chú ý tại các bộ luật như tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023, bổ sung quy định siết chặt hoạt động phân lô bán nền, quy định công khai minh bạch về thông tin dự án, quản lý chặt chẽ về việc đặt cọc dự án; Luật Nhà ở 2023 với nhiều chính sách việc hỗ trợ về nhà ở xã hội, Luật Đất đai 2024 quy định cụ thể về giá đất, cơ chế đấu thầu….

Quốc hội cũng vừa thông qua quyết định các bộ luật liên quan đến ngành bất động sản (BĐS) nêu trên có hiệu lực từ 01/08/2024, sớm hơn 5 tháng so với nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp tháng 1/2024. Việc đẩy sớm thời hạn có hiệu lực các luật này thể hiện quyết tâm của Quốc hội và Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn với thị trường bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán An Bình (ABS) cho biết, 3 bộ luật liên quan đến ngành bất động sản chính thức có hiệu lực, có thể tác động tới 3 yếu tố.

Thứ nhất, thị trường bất động sản có thể hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn khi các bộ luật có tính thống nhất, tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo như trước đây. Nguồn cung các dự án bất động sản được cải thiện khi vấn đề pháp lý – điểm nóng tắc nghẽn trong những năm gần đây của ngành có thể được "cởi trói" với một số vấn đề đáng chú ý liên quan đến xác định giá đất hay chấp thuận chủ trương đầu tư. Ngoài ra, nguồn cung nhà ở xã hội cũng kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ một loạt các chính sách hỗ trợ liên quan. Giá bất động sản dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi các chính sách mới có thể làm tăng chi phí thực hiện dự án, đặc biệt là giá đất.

Thứ hai, với chủ đầu tư, quy định mới về giá đất giúp giá đất sẽ được cập nhật thường xuyên hơn, sát với giá thị trường theo đó làm tăng giá đất và chi phí thực hiện dự án. Bên cạnh đó, cơ chế đấu giá/đấu thầu cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh và làm tăng giá đất. Năng lực của các chủ đầu tư cũng sẽ được yêu cầu nâng lên, với lợi thế dành cho các chủ đầu tư có quỹ đất sạch lớn và tiềm lực tài chính mạnh.

Quảng cáo

Thứ ba, với người tiêu dùng, hàng loạt các chính sách hỗ trợ, quyền lợi của người mua bất động sản tới sẽ được bảo vệ hơn nhờ nguồn dự án đa dạng và có pháp lý rõ ràng, siết chặt hoạt động phân lô bán nền và thu tiền đặt cọc.

Với những tác động của nhóm 3 bộ luật liên quan đến ngành bất động sản sắp có hiệu lực tới thị trường bất động sản cũng như chủ đầu tư đề cập ở trên, ABS đánh giá các doanh nghiệp sở hữu quỹ đất sạch lớn cùng với năng lực tài chính tốt, có kinh nghiệm trong việc phát triển dự án bất động sản như VHM, NLG, KDH sẽ được hưởng lợi mạnh mẽ.

Chứng khoán An Bình gọi tên 3 doanh nghiệp hưởng lợi khi các luật về bất động sản thông qua
 

Kết quả kinh doanh năm 2023 cũng như quý I/2024 của các doanh nghiệp bất động sản chưa mấy phục hồi khi thị trường BĐS vẫn kém khởi sắc. Tuy nhiên, đây là các doanh nghiệp có quy mô lớn với tình hình tài chính ổn định, nợ vay thấp (tỷ lệ D/E nhỏ hơn 0,5 lần). Trong nhóm các doanh nghiệp BĐS niêm yết, VHM, NLG và KDH nằm trong số ít các chủ đầu tư mở bán dự án mới và duy trì được doanh số bán hàng.

Với VHM, ABS nhận định dự án Vinhomes Ocean Park 2&3 sẽ tiếp tục là nguồn đóng góp quan trọng vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khi được tập trung bàn giao trong năm 2024. Trong các năm tiếp theo, dự án Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) sẽ tiếp nối đóng góp vào KQKD của doanh nghiệp với những yếu tố tích cực khi được mở bán từ tháng 3/2024 đã mang lại doanh số ấn tượng khoảng 26.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các dự án Vinhomes Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Vinhomes Wonder Park (Đan Phượng, Hà Nội) cũng là các dự án trọng điểm gối đầu, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

NLG cũng được nhóm phân tích đánh giá cao khi sở hữu quỹ đất sạch rộng lớn, pháp lý rõ ràng, các sản phẩm đón đầu hồi phục của thị trường nhờ tập trung vào phân khúc hợp lý "vừa túi tiền" với nhu cầu ở thực sẽ được hưởng lợi mạnh mẽ từ sự khởi sắc chung của thị trường BĐS. ABS dự báo NLG sẽ tiếp tục duy trì được doanh số bán hàng và góp phần ghi nhận tích cực vào kết quả kinh doanh thời gian tới.

Với quỹ đất lớn với 600ha bất động sản nhà ở và 100ha khu công nghiệp ở khu vực TP. Hồ Chí Minh, KDH cũng được hưởng lợi từ sự khởi sắc chung của thị trường BĐS. KDH và tập đoàn Keppel đã thỏa thuận hợp tác xây dựng 2 dự án Emeria và Clarita tại TP. Thủ Đức với tổng chi phí phát triển là hơn 10.000 tỷ đồng. Các dự án trên đã có quyền sử dụng đất và phê duyệt quy hoạch.

Trong dài hạn, với quỹ đất tiềm năng của KDH, sự đồng hành của tập đoàn Keppel có thể giúp doanh nghiệp có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ để triển khai dự án. Các dự án The Classia và The Privia sẽ là nguồn đóng góp doanh thu chính cho KDH trong năm 2024, đặc biệt là Privia khi toàn bộ sản phẩm đã bán hết trong quý IV/2023 và sẽ bàn giao ghi nhận doanh thu trong năm nay.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Ba triệu trái phiếu của DNSE chính thức giao dịch trên sàn HNX

Trái phiếu DSEH2426001 của Công ty CP Chứng khoán DNSE chính thức niêm yết và được giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ ngày 8/4/2025 với mã chứng khoán DSE125004, theo thông báo số 1346/TB-SGDHN ngày 01/04/2025 của Sở Giao dịch Chứng k

ĐHĐCĐ Chứng khoán DNSE: Điểm sáng nổi bật đến từ chứng khoán phái sinh DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025

Công ty bia lớn nhất Việt Nam muốn nâng cổ tức tiền mặt lên 50%, cổ phiếu bất ngờ "lùi" về đáy lịch sử

Sabeco đặt mục tiêu doanh thu thuần 31.641 tỷ đồng, gần như đi ngang so với thực hiện năm trước. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 4.835 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ.

Tỷ phú Thái Lan quyết tâm theo đuổi Vinamilk sau thương vụ chi 5 tỷ USD thâu tóm Sabeco Sabeco báo lãi sau thuế 4.495 tỷ đồng năm 2024

Dự án Hanoi Melody Residences nhận sổ đỏ toàn khu

Dự án Hanoi Melody Residences đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất – thường gọi là sổ đỏ, đánh dấu một cột mốc pháp lý quan trọng, bảo chứng vững chắc cho quyền lợi của cư dân và nhà đầu tư.

Hơn 2,39 tỷ USD vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản 3 tháng đầu năm “Bộ tứ đắc lợi” khi sở hữu bất động sản thấp tầng ở Ocean City

Mỹ công bố mức thuế sơ bộ chống bán phá giá thép mạ ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp HSG, HPG, NKG?

Theo một doanh nghiệp tôn mạ, dù mức thuế sơ bộ vừa công bố khá cao, nhưng trên thực tế không gây thêm ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tình hình sản xuất – kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp thép Việt Nam do việc tạm ngừng xuất khẩu thép mạ sang Mỹ đã kéo dài suốt từ thời điểm khởi xướng điều tra cho đến nay.

Mỹ kết luận sơ bộ tỷ lệ bán phá giá tôn mạ Việt Nam: Hòa Phát, Pomina, Nam Kim cùng 49,42%, Hoa Sen 59% Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chính phủ đã đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Novaland lý giải việc trình 2 phương án kinh doanh cho năm 2025

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, dự kiến diễn ra vào ngày 24/4 tại NovaWorld Phan Thiet Golf Club, Bình Thuận.

Novaland có cơ hội được hoàn nhập hàng nghìn tỷ đồng tiền trích lập dự phòng trong năm 2025 Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo