Vietjet đặt kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

Doanh thu vận tải hàng không lần đầu vượt 53.700 tỷ đồng, Vietjet phát triển mạnh mẽ mạng bay quốc tế, đặt kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu.

Đoàn chủ tịch Đại hội cổ đông Vietjet (ảnh: N.Q)
Đoàn chủ tịch Đại hội cổ đông Vietjet (ảnh: N.Q)

Ngày 26/4, Công ty CP Hàng không Vietjet (mã VJC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Tiên phong mở rộng mạng đường bay quốc tế

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023 tại đại hội cho thấy dù kinh tế Việt Nam và thế giới tiếp tục gặp nhiều thách thức, tỷ giá biến động, giá xăng dầu ở mức cao, Vietjet đã ghi nhận hoạt động kinh doanh tích cực, ổn định, mở rộng mạnh mẽ mạng bay quốc tế, thúc đẩy doanh thu, đảm bảo cân đối tài chính với nhiều chỉ số tài chính tăng bằng lần.

Hãng đã khai thác an toàn 133 nghìn chuyến bay, vận chuyển 25,3 triệu lượt hành khách, trong đó hơn 7,6 triệu khách quốc tế, tăng tới 183% so với năm 2022.

Năm 2023, Vietjet đã mở mới 33 đường bay quốc tế và quốc nội, đặc biệt là hãng hàng không có nhiều đường bay nhất giữa Việt Nam và 5 thành phố lớn nhất của Australia, mở nhiều đường bay đến thị trường Ấn Độ rộng lớn và đường bay kết nối trực tiếp giữa thủ đô Hà Nội với Thủ đô Jakarta (Indonesia) - là đường bay nhiều thập kỷ qua chưa hãng hàng không nào khai thác. Hãng tăng tần suất khai thác đến các nước Đông Bắc Á, trở thành hãng hàng không Việt Nam có tần suất bay nhiều nhất đến các thành phố của Nhật Bản, Hàn Quốc.

Các đường bay quốc tế của Vietjet đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại giao, phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa các nước.

Vietjet liên tục đầu tư vào đội tàu bay những thế hệ tàu bay mới hiện đại, an toàn, thân thiện môi trường. Tính đến ngày 31/12/2023, đội tàu bay của Vietjet gồm 105 tàu bay, bao gồm tàu bay thân rộng A330s, góp phần tối ưu nguồn lực, tiết kiệm nhiên liệu, giúp hãng thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (ESG) trong dài hạn.

Bắt đầu hành trình giảm thải CO2 từ hơn 10 năm trước, đến năm 2023, đội tàu bay của Vietjet đã lớn mạnh, góp phần quan trọng vào thành công của hãng khi tối ưu nguồn lực, tiết kiệm từ 15 – 20% nhiên liệu và đặc biệt là bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển các công nghệ xanh…

ESG sẽ tiếp tục là mục tiêu chiến lược của hãng trong dài hạn, đây cũng là nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của Vietjet khi giúp tối ưu nguồn lực, tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải CO2 với đội tàu bay mới và hiện đại.

Chú trọng công tác đào tạo nhân lực, năm 2023, Học viện Hàng không Vietjet (VJAA) đã đào tạo hơn 97.000 lượt học viên với 6.300 khoá học, đưa vào khai thác buồng lái mô phỏng số 3, tiếp tục là Trung tâm đào tạo phi công quốc tế hàng đầu trong khu vực.

Kết quả kinh doanh, tài chính vượt trội

Quảng cáo

Việc khai thác hiệu quả các đường bay hiện có và mở mới các đường bay quốc tế đã đem lại cho Vietjet kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2023 với doanh thu vận tải hàng không đạt tới 53.700 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 58.300 tỷ đồng.

tau-bay-1-262-189.jpg
Vietjet phát triển mạnh mẽ mạng bay quốc tế, đặt kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt hành khách trong năm 2024 (ảnh: N.Q)

Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 86.900 tỷ đồng. Số dư tiền và tương đương tiền đạt 5.051 tỷ đồng, gấp hơn 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo năng lực tài chính cho hãng.

Vietjet đi đầu trong xếp hạng tín nhiệm theo định hướng của Bộ Tài chính. Hãng đạt xếp hạng tín nhiệm VnBBB-, thuộc nhóm cao nhất trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong năm 2023, Vietjet đã đóng góp các khoản thuế, phí trực tiếp và gián tiếp cho ngân sách khoảng 5.200 tỉ đồng.

Kết thúc quý I/2024, Vietjet khai thác an toàn gần 34.500 chuyến bay, vận chuyển được hơn 6,3 triệu lượt hành khách. Vietjet ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 17.792 tỷ đồng và 539 tỷ đồng. Vietjet đã nộp ngân sách trong quý I/2024 là 1.770 tỷ đồng.

Kế hoạch tăng trưởng cao trong năm 2024

Nối tiếp những thành quả đã đạt được trong năm 2023, Vietjet tiên phong kết nối Việt Nam với thế giới, mang thế giới tới Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, với khẩu hiệu “Bay khắp thế giới, làm mới chính mình”, Vietjet tiếp tục công bố và khai trương các đường bay quốc tế mới gồm Phú Quốc – Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), TP HCM – Thành Đô, Tây An (Trung Quốc), TP HCM – Viêng Chăn (Lào), và các đường bay từ Hà Nội đến Hiroshima (Nhật Bản), Sydney, Melbourne (Australia).

Bên cạnh đó, Vietjet tiếp tục là nhân tố kết nối các địa phương, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế khắp các vùng miền.

Tận dụng nền tảng công nghệ số hiện đại và hệ sinh thái dịch vụ hàng không toàn diện, Vietjet liên tục đem đến nhiều sản phẩm, dịch vụ mới và sáng tạo, không ngừng nỗ lực nâng cao trải nghiệm khách hàng nhằm mang tới niềm vui, sự hài lòng cho tất cả khách hàng.

Về kế hoạch năm 2024, Đại hội đã thông qua kế hoạch doanh thu vận tải hàng không đạt hơn 59.000 tỉ đồng, doanh thu hợp nhất đạt hơn 65.500 tỉ đồng, lần lượt tăng 10,0% và 12,4% so với năm 2023; khai thác an toàn 142.000 chuyến bay, vận chuyển 27,4 triệu lượt hành khách.

Đại hội đã thông qua kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 với việc chia cổ tức và tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu với tỷ lệ tối đa 25%.

Đại hội cũng thông qua nhiều nội dung quan trọng nhằm mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, linh hoạt thích ứng với diễn biến thị trường, dẫn đầu trong các xu hướng và tạo lập những cơ hội mới. Vietjet sẽ giữ vững ổn định thị trường nội địa với quy mô dẫn dắt; mở rộng mạng bay khắp thế giới với những điểm đến mới tại khu vực Nam Á, Trung Á, Úc và hướng đến châu Âu.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Ai được hưởng lợi nhiều nhất từ bảng giá đất mới của Tp.HCM?

Theo Sở TN&MT Tp.HCM, bảng giá đất điều chỉnh có lợi cho người dân có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng hơn, với số tiền được bồi thường cao hơn trước đây. Nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất sẽ tăng thêm trong thời gian tới.

VARS: Diễn biến các cuộc đấu giá đất vừa bất thường, vừa bình thường Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất để tránh trục lợi khi đấu giá

Những điểm mới quan trọng về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định 88

Tại Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giới thiệu về những điểm mới quan trọng của Nghị định số 88/2024/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Người dân có cần làm lại sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8? Hà Nội thúc cấp “sổ đỏ” cho người dân sau khi Luật Đất đai có hiệu lực

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 2 kiến nghị gỡ vướng hồ sơ đất đai bị ách tắc

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi UBND Thuế TP. Hồ Chí Minh về việc giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1/8/2024. Đây là văn bản kiến nghị lần thứ 2 của Cục Thuế Thuế TP. Hồ Chí Minh trong vòng 1 tháng qua về vấn đề này.

Lệ phí trước bạ tăng thế nào khi sang tên sổ đỏ theo Luật mới? Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt trong trường hợp nào?

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính trong xây dựng và mua bán nhà ở xã hội

Đây là một trong những nội dung được nêu ra tại Quyết định số 927/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.

Một công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận Hoà Phát có thể tăng 80% năm 2024 Đất nền phía Nam phản ứng thế nào với Luật mới?

Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất giảm lãi suất cho vay gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần hạ lãi suất nguồn vốn 120.000 tỷ đồng, tuy nhiên với lãi suất áp dụng trong nửa đầu năm 2024 là 8%/năm với chủ đầu tư và 7,5% với người mua nhà và thời gian ưu đãi ngắn với 3 năm chủ đầu tư và 5 năm với người mua nhà là chưa thực sự thu hút người vay.

SK Group sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần WinCommerce cho Masan Group Đất nền phía Nam phản ứng thế nào với Luật mới?

Tình trạng khan cung tại Tp.HCM lên đến “đỉnh điểm”, căn hộ 3 tỉ đồng xem là phân khúc nhà bình dân

Mặt bằng giá căn hộ Tp.HCM liên tục bị “xô đổ”, tiêu chí xếp hạng phân khúc vì thế cũng thay đổi theo. Nếu trước đây căn hộ 3 tỉ đồng/căn xếp ngưỡng trung – cao cấp thì hiện nay được gọi là nhà bình dân.

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc Ngân hàng vẫn đổ mạnh tiền cho vay bất động sản