Quốc gia láng giềng Việt Nam khai thác nhiều vàng nhất thế giới: Sản lượng hơn gấp đôi so với Mỹ

Trung Quốc chiếm 12% tổng sản lượng vàng khai thác trên toàn cầu trong năm 2023.

Quốc gia láng giềng Việt Nam khai thác nhiều vàng nhất thế giới: Sản lượng hơn gấp đôi so với Mỹ

Trung Quốc đứng đầu về khai thác vàng trong năm 2023 khi chiếm hơn 12% tổng sản lượng toàn cầu, theo thống kê của Visual Capitalist.

Cụ thể, Trung Quốc khai thác 370 tấn vàng vào năm ngoái, theo sau là Australia và Nga, mỗi nước cùng sản xuất 310 tấn.

Trong khi đó, Mỹ – nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí thứ 5, với lượng sản xuất đạt 170 tấn, xếp sau Canada (200 tấn).

Quảng cáo
gold-4205.jpg
Top 10 quốc gia sản xuất vàng trong năm 2023. Nguồn: Visual Capitalist

Các mỏ vàng ở Trung Quốc chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía đông như Sơn Đông, Hà Nam, Phúc Kiến và Liêu Ninh. Tính đến tháng 1/2024, trữ lượng tại các mỏ vàng của Trung Quốc ước đạt 3.000 tấn, chiếm khoảng 5% trong tổng số 59.000 tấn toàn cầu.

Ngoài việc là quốc gia khai thác vàng lớn nhất thế giới, Trung Quốc còn nổi lên là nước mua kim loại quý này lớn nhất trong năm 2023. Riêng ngân hàng trung ương nước này đã mua 225 tấn vàng vào năm ngoái, theo Hội đồng Vàng Thế giới.

Hầu hết số vàng khai thác trong năm 2023 được sử dụng trong chế tạo đồ trang sức (46%) và dự trữ bởi các ngân hàng trung ương và tổ chức (23%). Số còn lại được dùng để sản xuất các thanh vàng (16%), tiền xu/huy chương (9%), và một số mục đích khác.

Theo Fitch Solutions, trong trung hạn 2023-2032, sản lượng khai thác vàng toàn cầu dự kiến sẽ tăng 15% do giá vàng cao thúc đẩy đầu tư và sản xuất vàng.

Hôm thứ Sáu, giá vàng thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng, đạt 2.302,09 USD/ounce, sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ không tăng như kỳ vọng.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Chứng khoán Nhật Bản ghi nhận mức giảm sâu nhất kể từ đại dịch

Chứng khoán Nhật Bản dẫn đầu đà giảm tại châu Á trong phiên 2/8, do đồng yen mạnh hơn và kỳ vọng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong giai đoạn tới

Thị trường dầu “thờ ơ” với những lo ngại về xung đột ở Trung Đông Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Lần đầu tiên xuất khẩu nông, thủy sản của Nhật Bản giảm sau 4 năm

Ngày 2/8, Nhật Bản công bố giá trị xuất khẩu sản phẩm thực phẩm, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của nước này nửa đầu năm 2024 giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 701,3 tỷ yen (4,7 tỷ USD).

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm một nửa trong nửa đầu năm 2024 nhờ xuất khẩu tăng mạnh Nhật Bản 5 năm liên tiếp đứng đầu về nguồn vốn FDI vào Mỹ

Nhật Bản tăng lãi suất tác động hạn chế tới các doanh nghiệp

Các công ty Nhật Bản dự kiến chịu tác động tương đối hạn chế đến chi phí huy động vốn khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) thể hiện lập trường “diều hâu” hơn về chính sách tiền tệ trong tuần này.

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm một nửa trong nửa đầu năm 2024 nhờ xuất khẩu tăng mạnh Nhật Bản 5 năm liên tiếp đứng đầu về nguồn vốn FDI vào Mỹ