Nike, Adias, Puma rơi vào khó khăn do mức thuế quan cao mới của Mỹ

Mỹ áp dụng mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia Đông Nam Á, dự báo sẽ tác động lớn đến giá sản phẩm của các thương hiệu như Nike, Adias, Puma.

Nike, Adias, Puma rơi vào khó khăn do mức thuế quan cao mới của Mỹ

Ngày 3/4, chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố loạt thuế quan mới áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, Indonesia, Bangladesh và Campuchia. Động thái này được cho là sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản phẩm của các thương hiệu thể thao lớn như Nike, Adidas và Puma tại thị trường Mỹ, vốn phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng tại khu vực Đông Nam Á.

Theo thông tin được công bố, mức thuế áp dụng mới lên tới 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, 49% từ Campuchia, 37% từ Bangladesh và 32% từ Indonesia. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc cũng được tăng thêm 34 điểm phần trăm, bên cạnh mức 20% đã áp dụng trước đó.

Việc tăng thuế này diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp Mỹ thời gian qua đã tích cực dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm tránh rủi ro từ căng thẳng chính trị giữa Washington và Bắc Kinh. Tuy nhiên, việc mở rộng sản xuất sang các quốc gia Đông Nam Á giờ đây cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thương mại mới.

Một số thương hiệu nổi tiếng với người tiêu dùng sẽ đối mặt với khó khăn lớn do các mức thuế quan mà Tổng thống Trump áp đặt. Cụ thể, báo cáo thường niên của Nike cho thấy, trong năm tài chính 2024, hãng này đã sản xuất đến 50% giày dép và 28% hàng may mặc tại Việt Nam. Trong khi đó, Adidas, mặc dù cũng phụ thuộc vào Việt Nam, nhưng mức độ ảnh hưởng có phần nhẹ nhàng hơn với 39% giày dép và 18% hàng may mặc được sản xuất tại đây. Bên cạnh Việt Nam, Adidas còn có các trung tâm sản xuất quan trọng tại Indonesia và Campuchia, nơi lần lượt sản xuất 32% giày dép và 23% trang phục của hãng.

Bên cạnh Nike và Adidas, VF Corporation cũng là doanh nghiệp đứng sau các thương hiệu giày dép, quần áo và phụ kiện như The North Face, Timberland, Vans và Jansport, phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc và Việt Nam. Theo một tài liệu vào tháng 12 năm ngoái, khoảng 38% nhà cung cấp của VF Corporation ở Trung Quốc và 17% ở Việt Nam.

Quảng cáo

Trên thị trường chứng khoán, thông tin về các mức thuế mới đã khiến cổ phiếu của các công ty bị ảnh hưởng rõ rệt. Cổ phiếu của các hãng thời trang thể thao hàng đầu như Nike, Adidas và Puma đều giảm mạnh sau thông báo.

Cổ phiếu của hãng thời trang nhanh H&M – vốn có chuỗi cung ứng chủ yếu từ Trung Quốc và Bangladesh – cũng giảm 5%. Trong khi đó, hai tập đoàn bán lẻ lớn của Mỹ là Amazon và Target lần lượt giảm 8% và 10%.

Các nhà phân tích cho rằng những thương hiệu phục vụ phân khúc cao cấp, chẳng hạn như On Holding có thể dễ dàng điều chỉnh giá bán để bù đắp chi phí thuế quan mà không ảnh hưởng quá nhiều đến doanh số. Tuy nhiên, với các thương hiệu đại trà hơn, giải pháp khả dĩ trước mắt là đàm phán lại với các nhà cung cấp và đối tác để chia sẻ chi phí phát sinh trong chuỗi cung ứng.

Theo tính toán của ông Sheng Lu, giáo sư ngành thời trang và dệt may tại Đại học Delaware, các mức thuế mới sẽ làm tăng mức thuế nhập khẩu trung bình đối với hàng may mặc tại Mỹ từ 14,5% trong năm 2024 lên 30,6%.

Dựa trên kim ngạch nhập khẩu năm 2024, chính sách mới sẽ khiến tổng số tiền thuế áp dụng lên hàng may mặc tăng lên khoảng 26 tỷ USD, cao gấp đôi so với năm trước. Mức chi phí tăng này, theo đánh giá của giới chuyên môn, có thể sẽ được chuyển phần lớn sang người tiêu dùng cuối cùng tại Mỹ, thông qua việc điều chỉnh giá bán lẻ.

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch và các đứt gãy chuỗi cung ứng, việc điều chỉnh thuế quan lần này được dự báo sẽ tạo ra nhiều thách thức mới cho các doanh nghiệp trong ngành thời trang và bán lẻ, đồng thời thúc đẩy làn sóng đánh giá lại chiến lược sản xuất và phân phối hàng hóa trên quy mô quốc tế.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Nhóm ngành nào tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhìn từ kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Theo Chứng khoán Agribank, bức tranh kế hoạch lợi nhuận toàn thị trường năm 2025 của các doanh nghiệp nhìn chung tích cực nhưng phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Trong đó, lợi nhuận của nhóm bất động sản, bán lẻ, dịch vụ,… dự kiến phục hồi mạnh, trong

Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Bay cùng Vietjet, hết mình với đại nhạc hội Kpop hoành tráng nhất mùa hè 2025

Tháng 6 này, đại nhạc hội Kpop K-Star Spark in Vietnam được mong chờ nhất mùa hè 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội với sự đồng hành của Vietjet trong vai trò nhà bảo trợ vận chuyển hàng không của chương trình.

Bay khắp thế giới, làm mới chất hè với ưu đãi vé hấp dẫn cùng Vietjet Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Bách hóa Xanh lãi 22 tỷ đồng trong quý I/2025

Bách hóa Xanh đang đẩy mạnh việc mở rộng ra khu vực miền Trung và có khả năng sớm hoàn thành kế hoạch mở mới 400 cửa hàng trong năm nay, tuy nhiên mục tiêu có lãi 500 tỷ đồng vẫn là một thách thức lớn.

Bách Hóa Xanh kỳ vọng lãi hơn 500 tỷ đồng năm 2025, hướng tới doanh thu 10 tỷ USD trước năm 2030 Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Chủ Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng huy động thêm 1.900 tỷ đồng trái phiếu

Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương - chủ đầu tư dự án Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) vừa hoàn tất phát hành lô trái phiếu trị giá hơn 1.914 tỷ đồng với lãi suất 11%/năm.

“Của để dành” của Geleximco ở loạt dự án bất động sản nghìn tỷ Geleximco tiến vào mảng ô tô: Mảnh ghép nhiều tham vọng của hệ sinh thái

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh

EVNGENCO3 đảm bảo sản xuất điện ổn định trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm 2025, EVNGENCO3 ghi nhận sản lượng điện lũy kế 9,571 tỷ kWh và doanh thu 14.533 tỷ đồng, hoàn thành gần 30% kế hoạch năm. Tổng Công ty tiếp tục duy trì vận hành liên tục và an toàn tại các nhà máy. Đồng thời, chuẩn bị cho Đại hội

Công ty EPS thuộc EVNGENCO3 ký gia hạn hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành với Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 Doanh thu sản xuất điện của EVNGENCO3 đạt hơn 5.800 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2025

Bay thẳng từ Hà Nội đến Tây An, Thành Đô cùng Vietjet, tận hưởng Trung Quốc đắm say

Đón mùa du lịch hè sôi động, Vietjet chính thức mở bán đường bay mới từ thủ đô Hà Nội đến Thành Đô và Tây An của Trung Quốc, với chuyến bay đầu tiên cất cánh ngày 1/7/2025, giá vé hấp dẫn chỉ từ 0 đồng (*) tại www.vietjetair.com và ứng dụng Vietjet Air.

Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Bay khắp thế giới, làm mới chất hè với ưu đãi vé hấp dẫn cùng Vietjet