Nhu cầu khí đốt châu Âu giảm kỷ lục trong năm 2022

Căng thẳng Nga – Ukraine đẩy giá khí đốt tăng cao kỷ lục đã khiến cho châu Âu buộc phải tìm kiếm nguồn cung khí đốt thay thế và tính cách tìm kiếm nguồn năng lượng bền vững hơn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhu cầu khí đốt của châu Âu sẽ giảm trong năm sau bởi giá khí đốt cao khiến cho nhiều nước buộc phải áp dụng các biện pháp tiết kiệm nhiên liệu trong bối cảnh phía Nga giảm mạnh nguồn cung, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Giá khí đốt cao sẽ khiến cho tiêu thụ khí đốt tại châu Âu giảm ước tính khoảng 4% trong năm 2023 sau khi giảm kỷ lục 10% trong năm nay, theo IEA nhấn mạnh trong báo cáo quý về khí đốt mới công bố. Việc giảm sử dụng khí đốt diễn ra mạnh mẽ nhất trong các ngành công nghiệp, tuy nhiên cũng rõ nét trong ngành sản xuất điện, nhu cầu khí đốt toàn cầu nói chung đã giảm 0,8% trong năm nay.

“Căng thẳng Nga – Ukraine leo thang và việc nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu giảm đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhiều nền kinh tế không chỉ tại châu Âu mà còn nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khác”, giám đốc bộ phận thị trường năng lượng và an ninh tại IEA – ông Keisuke Sadamori phân tích.

EU hiện đang đưa ra nhiều biện pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Khi căng thẳng địa chính trị leo thang, phía Nga đã giảm mạnh nguồn cung khí đốt sang châu Âu trong khi Nga là một trong những bên cung cấp khí đốt lớn nhất sang khu vực này. Người châu Âu đương đầu với một mùa đông lạnh giá bởi giá khí đốt tăng cao khiến cho chi phí năng lượng tăng vọt. EU đã vận động người dân tự nguyện giảm nhu cầu khí đốt ước tính khoảng 15% so với mức trung bình trong 5 năm gần nhất.

Nếu nhu cầu không giảm đi, dự trữ trong các khu vực trữ của EU sẽ xuống mức thấp chưa từng có 5% nếu đường ống cung cấp khí đốt từ Nga ngừng hoạt động hoàn toàn từ ngày 1/11/2022, theo tính toán của IEA. Dự trữ khí đốt thấp như vậy sẽ có thể tạo ra nhiều yếu tố gián đoạn.

“Các biện pháp tiết kiệm khí đốt sẽ vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu sự gián đoạn và duy trì dự trữ ở mức phù hợp cho đến cuối mùa sưởi ấm”, IEA phân tích.

Tiêu thụ khí đốt toàn cầu được dự báo sẽ tăng chỉ 0,4% trong năm tới, tuy nhiên triển vọng này còn đương đầu với nhiều bất ổn, đặc biệt xét đến khả năng Nga có thể hành động bất ngờ trong năm sau và tác động kinh tế từ việc giá năng lượng cao, IEA phân tích.

Dù rằng nhu cầu yếu đi, việc châu Âu đang phải cố gắng tìm nguồn cung khí đốt thay thế khiến cho cuộc chiến giành khí đốt toàn cầu ngày một căng thẳng hơn. IEA dự báo nhập khẩu khí đốt của châu Âu sẽ tăng thêm khoảng 60 tỷ mét khối trong năm nay, hoặc cao hơn gấp đôi năng lực tăng lượng khí đốt xuất khẩu của toàn cầu.

“Triển vọng thị trường khí đốt hiện vẫn đương đầu với quá nhiều thách thức, không phải chỉ bởi những động thái khó lường từ phía Nga. Tuy nhiên tất cả dấu hiệu cho thấy nguồn cung trên thị trường vẫn còn hạn chế cho đến năm 2023”, ông Sadmori nhận định.

Theo báo Tin tức, khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ đã trở thành một “phao cứu sinh” cho châu Âu đang gặp khó khăn khi Nga cắt nguồn cung thông qua một trong những đường ống dẫn khí đốt lớn nhất vào lục địa này. LNG của Mỹ sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong nguồn cung khí đốt của châu Âu, nhưng sẽ không đủ để tránh một đợt thiếu hụt lớn trong 3 năm tới.

Một nghiên cứu gần đây của công ty Rystad Energy, được tài trợ bởi Viện Dầu khí Mỹ và Hiệp hội Sản xuất Dầu khí Quốc tế cho thấy các nhà sản xuất Mỹ sẽ vẫn là nhà cung cấp LNG lớn nhất cho các nước châu Âu trong dài hạn. Nhưng trước khi thị trường tái cân bằng, sẽ có sự chênh lệch về nguồn cung kéo dài trong khoảng giữa năm 2023 và năm 2025.

Trong 10 năm tới, LNG được coi là chiếm tới 75% nhu cầu ở châu Âu. Mặc dù có nhiều lựa chọn khác ngoài Nga để có thêm nguồn cung khí đốt, chẳng hạn như từ Na Uy, Azerbaijan và Algeria, nghiên cứu của Rystad vẫn cho rằng LNG của Mỹ sẽ trở thành nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên chính cho châu Âu, sẽ đáp ứng một nửa nhu cầu vào năm 2030.

Hiện tại, hóa đơn nhập khẩu khí đốt của EU đã tăng gấp 10 lần so với bình thường để lấp đầy các kho chứa mùa Đông do việc chuyển sang sử dụng LNG từ khí đốt đường ống. Điều đáng chú ý là tất cả LNG được mua trên thị trường giao ngay và Brussels đang trở thành một khách hàng chính của thị trường giao ngay.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE