Eximbank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường, thông qua việc chuyển trụ sở ra Hà Nội

Cổ đông của Ngân hàng Eximbank đã chốt việc chuyển trụ sở từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội, miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát và hai thành viên HĐQT tại Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra sáng 28/11.

Quang cảnh Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 của Eximbank sáng 28/11

Sáng ngày 28/11, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã EIB) đã diễn ra tại Khách sạn Melia Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Eximbank tổ chức đại hội cổ đông tại Hà Nội thay vì tại TP. Hồ Chí Minh như các năm trước.

Thông qua tờ trình chuyển trụ sở chính ra Hà Nội

Trước khi bắt đầu buổi họp, đại diện Eximbank đã thông báo quy chế họp ĐHĐCĐ bất thường. Theo đó, EIB ghi nhận tổng số phiếu phát ra là 88 phiếu, tương đương 1,721 tỷ cổ phần (chiếm tỷ lệ 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông tham dự tại đại hội). Tổng số cổ phiếu thu về là 79, đại diện cho 1,719 tỷ cổ phần, chiếm tỷ lệ 99,8% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông tham dự tại đại hội.

Tại đại hội, hai vấn đề cổ đông Eximbank quan tâm đó là việc chuyển trụ sở từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội và miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát cùng hai Thành viên HĐQT.

Trả lời cổ đông về việc chuyển trụ sở chính ra Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng Hải, quyền Tổng Giám đốc Eximbank cho biết: “Eximbank hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh năm thứ 35, và không tăng lượng khách hàng trong 10 năm. Trong khi ngân hàng khác đã tăng trưởng và đi khắp mọi miền Tổ quốc. Chúng tôi mong muốn đưa thương hiệu Eximbank phủ kín toàn quốc, tăng độ nhận diện thương hiệu miền Bắc, phát triển các mảng kinh doanh, logistics, hạ tầng, không riêng tài chính".

Ngoài ra, các công tác phát triển tại miền Nam đã đến đoạn bão hòa, Eximbank cần cố gắng duy trì và mở rộng ra miền Bắc. Eximbank mong muốn mở rộng ngành nghề mới để theo kịp ngân hàng bạn trong ít nhất 3 năm nữa, chứ không chỉ dừng lại ở 2,4 triệu khách hàng.

Liên quan đến chi phí đã đầu tư vào dự án tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, Phó Chủ tịch Trần Tấn Lộc cho biết, chi phí liên quan xây dựng dự án này trước đây thuộc các nhiệm kỳ HĐQT trước. Nếu dời trụ sở và không tiếp tục xây dựng, HĐQT sẽ rà soát hồ sơ với đối tác thời gian qua, nếu phát sinh chi phí sẽ thương lượng mức chi phí hợp lý nhất, tránh tổn thất cho Ngân hàng.

Quảng cáo

Kết quả tại phiên họp ĐHĐCĐ bất thường ngày 28/11, đã thông qua tờ trình thay đổi trụ sở chính của Eximbank từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội với tỷ lệ thông qua 58,73%.

Miễn nhiệm Trưởng ban Kiểm soát và hai thành viên HĐQT

Tại đại hội, đại diện Eximbank cũng trình cổ đông tờ trình về việc miễn nhiệm Trưởng ban Kiểm soát Ngo Tony cũng như hai thành viên HĐQT là ông Nguyễn Hồ Nam và bà Lương Thị Cẩm Tú.

Trước đó, ngày 29/10, một nhóm cổ đông sở hữu trên 5% tổng số cổ phần phổ thông của Eximbank đã kiến nghị HĐQT ngân hàng bổ sung nội dung miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát với ông Ngo Tony vào chương trình và nội dung cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024.

Tờ trình nêu rõ, ông Ngô Tony đã có hành vi lạm dụng/lợi dụngchức vụ quyền hạn, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Điều lệ ngân hàng Eximbank và quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát ngân hàng, gây ảnh hưởng nặng nề đến quyền lợi của cổ đông.

Với tờ trình miễn nhiệm chức danh Thành viên Ban Kiểm soát của ông Ngo Tony, tỷ lệ đồng ý là 53,85% (tương ứng 932 triệu cổ phiếu); phản đối là 40,74% (tương ứng 705 triệu cổ phiếu). Ngoài ra, có 5,36% cổ đông (tương ứng 93 triệu cổ phiếu) không đưa ra ý kiến.

Bên cạnh đó, nhóm cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần tại Eximbank cũng có kiến nghị miễn nhiệm chức danh Thành viên HĐQT đối với bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Nguyễn Hồ Nam. Lý do được đưa ra là hai lãnh đạo này không tham dự đủ các cuộc họp của HĐQT và những lần lấy ý kiến HĐQT bằng văn bản.

Với tờ trình miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT của ông Nguyễn Hồ Nam và bà Lương Thị Cẩm Tú, tỷ lệ đồng ý là 53,85% (tương ứng 932 triệu cổ phiếu); phản đối là 41,23% (tương ứng 713 triệu cổ phiếu).

Như vậy, với kết quả bỏ phiếu trên, tờ trình về việc miễn nhiệm chức danh Thành viên Ban Kiểm soát của ông Ngo Tony và Thành viên HĐQT của ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú đã được ĐHĐCĐ thông qua.

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Liên tiếp xác lập kỷ lục mới, giá vàng sắp tới sẽ ra sao?

Giá vàng đang trên đà tăng mạnh và có thể tiếp tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường tài chính, chính sách điều hành và diễn biến kinh tế toàn cầu sẽ là những yếu tố quyết định xu hướng giá vàng trong thời gian tới.

Giá vàng thế giới đột ngột "lao dốc" Chuyên gia quốc tế: Sau khi tăng mạnh, giá vàng đã đến lúc tạm nghỉ Giá vàng thế giới có giảm tiếp?

Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Phát triển công nghệ là một trong những mũi nhọn của TCBS. Điều này thể hiện qua định hướng “WealthTech” của công ty, trong đó “Tech” có thể hiểu là áp dụng công nghệ vào phục vụ khách hàng và hoạt động kinh doanh.

Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa Techcombank ba năm liên tiếp được vinh danh “Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam” tại giải thưởng The Asset Digital Awards

Techcombank chi hơn 1.000 tỷ lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án góp vốn, mua cổ phần của Techcombank để thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm.

Techcombank báo lãi hơn 27,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới 231 nghìn tỷ Techcombank muốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Tháo gỡ bài toán về vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, tạo ra hơn 60% việc làm và đóng góp đáng kể vào GDP. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng.

Hai con gái của Chủ tịch OCB muốn bán 3,86% vốn ngân hàng Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc sẽ được nới room ngoại lên 49% Đề xuất Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước phối hợp quản lý sàn giao dịch tiền mã hóa

10 cổ đông sở hữu gần 95% vốn Saigonbank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Saigonbank vừa công bố danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ theo Luật các Tổ chức tín dụng và trên cơ sở thông tin do cổ đông cung cấp.

Giảm trích lập dự phòng giúp lợi nhuận Saigonbank tăng 25% trong quý II/2024 Một doanh nghiệp bất động sản sở hữu 9,9% vốn Saigonbank Saigonbank lỗ gần 114 tỷ đồng quý IV/2024

MB có thêm 2 cổ đông nắm trên 1% vốn

Ngân hàng TMCP Quân đội - MB vừa công bố danh sách cập nhật về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, với sự góp mặt của hai cổ đông mới là UBS AG Longdon Branch và Công ty TNHH Manulife (Việt Nam).

Cổ phiếu MBB vượt đỉnh thời đại Cặp đôi cổ phiếu MBB và MBS cùng lập kỷ lục giá mới STB phá đỉnh thời đại, thị trường có thêm MBB, VIB "giữ lửa"