Thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng cao kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 19/1, Bộ Tài chính Nhật Bản thông báo năm 2022, Nhật Bản bị thâm hụt thương mại cao nhất từ trước tới nay, chủ yếu do sự mất giá của đồng yen cùng với việc giá năng lượng và nguyên vật liệu thô tăng cao.

Báo cáo của Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tăng 18,2% lên 98.190 tỷ yen, cao nhất từ trước tới nay, nhưng kim ngạch nhập khẩu cũng tăng tới 39,2% lên mức cao kỷ lục 118.160 yen. Điều này khiến cho cán cân thương mại của Nhật Bản bị thâm hụt 19.970 tỷ yen (tương đương 155,27 tỷ USD), cao nhất kể từ khi nước này bắt đầu tiến hành thống kê các số liệu này vào năm 1979. Trước đó, thâm hụt thương mại cao nhất của Nhật Bản là 12.820 tỷ yen, được ghi nhận vào năm 2014.

Chỉ riêng trong tháng 12/2022, cán cân thương mại của Nhật Bản bị thâm hụt tới 1.450 tỷ yen. Nguyên nhân là do mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng tới 11,5% lên 8.790 tỷ yen, nhưng kim ngạch nhập khẩu lại tăng 20,6% lên 10.240 tỷ yen.

Theo các chuyên gia, thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng cao kỷ lục trong năm ngoái là do đồng yen mất giá so với phần lớn ngoại tệ mạnh khác khiến giá cả hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Ngoài ra, việc giá dầu mỏ và khí đốt cùng với nhiều loại nguyên vật liệu thô khác tăng do tác động của xung đột quân sự Nga-Ukraine và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung cùng với sự đứt gãy của một số chuỗi cung ứng cũng khiến cho kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tăng mạnh, từ đó dẫn tới thâm hụt thương mại tăng.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần